Hoàn Cầu đe cho Nhật Bản “biết tay” nếu tuần tra Biển Đông
Thời báo Hoàn Cầu xúi giục Bắc Kinh quân sự hóa, lập ADIZ, cho máy bay dọa tàu chiến Nhật, gây sức ép với Nhật ở đảo Senkaku… để cho Nhật Bản “biết tay”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada. Ảnh: Japantimes
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 18/9 đăng bài xã luận có tiêu đề là “Trung Quốc có nhiều chiêu đáp trả Nhật Bản tuần tra Biển Đông”, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada ngày 15/9 tuyên bố Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tuần tra liên hợp với Quân đội Mỹ ở Biển Đông.
Bà Tomomi Inada cho hay Nhật Bản sẽ thông qua tuần tra liên hợp với Hải quân Mỹ và tổ chức tập trận song phương và đa phương với hải quân các nước trong khu vực, cung cấp viện trợ cho một số nước, tăng cường sự can dự của Nhật Bản ở Biển Đông. Đây là động thái mới của Nhật Bản.
Mỹ luôn mời các nước ngoài khu vực Biển Đông như Nhật Bản, Australia cùng với các nước trong khu vực như Philippines tiến hành tuần tra liên hợp ở Biển Đông.
Các nước như Australia, Philippines bày tỏ thái độ thận trọng, mơ hồ. Tokyo trước đây cũng cho biết không có kế hoạch tham gia tuần tra liên hợp ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada vừa đến thăm Mỹ. Ảnh: Vidalatinasd
Tháng 6/2016, tại Đối thoại Shangri-La, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Tôn Kiến Quốc cho biết nếu Nhật Bản và Mỹ tiến hành tuần tra liên hợp hoặc các hành động quân sự khác ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không bàng quan đứng nhìn.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đưa ra tại Mỹ có thể được cho là đã đụng tới cái gọi là “giới hạn” của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo tổ chức với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 15/9, nhiều phóng viên liên tục hỏi về quyết định này của Nhật Bản, bà Tomomi Inada đã không giải thích nhiều, điều này cho thấy bản thân bà và dư luận thế giới đều biết, hành động này có tính “kích động” đối với tình hình Biển Đông – báo Đảng của Trung Quốc bình luận.
Thời báo Hoàn Cầu còn nhấn mạnh, sau khi Tokyo hạ quyết tâm điều tàu chiến đến Biển Đông tham gia tuần tra chung, những nỗ lực làm dịu quan hệ song phương của Trung Quốc và Nhật Bản xem ra hầu như đều bị triệt tiêu.
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Ngoài ra, tình hình Biển Đông có thể sẽ nổi sóng lớn hơn do Mỹ và Nhật Bản tiến hành tuần tra chung. Trung Quốc không có cách nào khác là áp dụng các biện pháp đáp trả mạnh mẽ – báo Trung Quốc đe dọa.
Video đang HOT
Một khi tuần tra chung giữa Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông chính thức bắt đầu, điều này có nghĩa là thực hiện họ “chính sách pháo hạm mới” đối với Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Trong tình hình này, báo Trung Quốc xúi giục nước này rằng cần tiến hành triển khai quân sự hóa (phi pháp) đối với các đảo đá ở Biển Đông (thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước khác), tăng cường khả năng đối đầu với tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản một cách không do dự.
Trung Quốc cũng cần thông báo trước phản ứng như vậy với các nước ASEAN, để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn ngọn nguồn của leo thang tình hình Biển Đông – báo Trung Quốc muốn đánh tráo khái niệm, đánh lừa thiên hạ về chủ quyền ở Biển Đông và ngọn nguồn của căng thẳng Biển Đông.
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật trong một cuộc tập trận chung (ảnh tư liệu)
Nếu như Mỹ và Nhật Bản liên tiếp tuần tra chung hoặc có nhiều nước hơn tham gia, “quấy rối nghiêm trọng” trật tự bình thường của khu vực Biển Đông, Trung Quốc cần tuyên bố thiết lập cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông – Thời báo Hoàn Cầu xúi giục Bắc Kinh.
Bài viết còn cho rằng một khi tạo ra được cục diện như vậy, Trung Quốc sử dụng hệ thống tổng thể với nhiều đảo đá bị quân sự hóa và vùng nhận dạng phòng không để đáp trả tàu chiến Mỹ, Nhật Bản. Nhìn về lâu dài, Trung Quốc hoàn toàn sẽ không “mất phần” về chiến lược.
Tàu chiến Nhật Bản đến Biển Đông sẽ trở thành mục tiêu chủ yếu chống phá của Trung Quốc. Máy bay quân sự Trung Quốc có thể áp dụng các hành động tiếp cận như bay lướt qua tàu chiến Nhật Bản, tăng cường sức ép đối với Nhật Bản.
Ngoài áp dụng các hành động trên ở Biển Đông, Trung Quốc có thể tăng cường gây sức ép với Nhật Bản ở hướng đảo Senkaku, tăng tần suất hoạt động ở đảo Senkaku.
Tokyo hiện là bên nhiệt tình nhất với vấn đề Biển Đông, tính tích cực của họ trên phương diện này không chỉ vượt các nước ở xung quanh Biển Đông, thậm chí còn hơn cả Mỹ.
Một trong những động cơ làm như vậy của Nhật Bản là muốn sử dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, để họ chủ động hơn ở biển Hoa Đông – Thời báo Hoàn Cầu bình luận.
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật trong một cuộc tập trận chung (ảnh tư liệu)
Xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản vốn giới hạn ở vấn đề lịch sử và vấn đề đảo Senkaku, Nhật Bản hiện đã mở ra “chiến tuyến Biển Đông” giữa hai nước, làm cho “mối thù” giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục sâu sắc thêm.
Đối với xã hội Trung Quốc, Nhật Bản không phải là Mỹ, mức độ khoan nhượng của người Trung Quốc đối với sự “khiêu khích” của Nhật Bản “rất thấp”. Thời báo Hoàn Cầu yêu cầu chính phủ nước này áp dụng thái độ đáp trả cứng rắn, mạnh mẽ hơn.
Tàu chiến Nhật Bản đến Biển Đông rất có thể sẽ làm cho quan hệ Trung-Nhật tiếp tục xấu đi. Những ký ức lịch sử của xã hội Trung Quốc đối với Nhật Bản có thể sẽ bị kích hoạt trở lại, làm cho thái độ chống Nhật lên cao.
Trong tình hình này, xã hội Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề cũ là làm tốt việc quản lý, kiểm soát dư luận trong nước. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc vừa phải kiên quyết chống lại Nhật Bản, vừa phải ra tay chắc chắn, không rơi vào trò chơi “kích động” của Nhật Bản.
Xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản không phải là vấn đề riêng biệt, Nhật Bản và Mỹ hỗ trợ lẫn nhau, hình thành bàn cờ chiến lược rất phức tạp.
Đối phó cụ thể thế nào đối với Nhật Bản phải có sự lãnh đạo của đội ngũ ngoại giao và quân sự có tính chuyên nghiệp cao, không thể để dư luận trong dân định đoạt – Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh.
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật trong một cuộc tập trận chung (ảnh tư liệu)
Bài viết cho rằng đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một cuộc chiến lâu dài. Hành động của Trung Quốc càng rõ ràng, rành rọt thì càng có khả năng tác động về sau.
Tổng lượng kinh tế Trung Quốc đã gấp đôi Nhật Bản, Trung Quốc còn là nước lớn về hạt nhân. Nhật Bản hiện nay thực sự là “vai phụ” trong cuộc đối đầu chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, có thể quấy rối nhưng tuyệt đối không làm gì được Trung Quốc. Trung Quốc cần cho Nhật Bản “biết tay” – bài viết đe dọa.
Theo Viettimes
Những vũ khí Trung Quốc có thể triển khai phi pháp ở Trường Sa
Chuyên gia quân sự TQ Lý Kiệt khuyên PLA nên học theo cách đưa tên lửa S-400 đến Syria.
Thông tin liên lạc
Gần đây, trên một số tờ báo chính thông của Trung Quốc đã đăng tải những bình luận, nhận định lộ rõ ý định cho thấy quân đội Trung Quốc (PLA) có thể triển khai phi pháp một số loại trang bị, khí tài ra những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã cố tình cải tạo, xây dựng sau khi chiếm đoạt được ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người nhái đặc nhiệm của TQ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của TQ cho rằng, trên các thực thể này không thể thiếu được các thiết bị trinh sát, cảnh báo sớm nhằm phục vụ cho cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" (phi pháp) cũng như giám sát theo thời gian thực có hiệu quả đối với vùng biển, vùng trời ở xung quanh.
Hoàn Cầu này khuyến nghị rằng PLA cần một số lượng nhất định radar kiểm soát trên không, radar cảnh giới đối không và radar trinh sát đối hải.
Hoàn Cầu cho rằng PLA "cần triển khai 2 hệ thống radar cảnh giới chủng loại khác nhau trở lên để hỗ trợ cho nhau và tăng cường năng lực chống nhiễu".
Tờ báo này cũng xúi giục PLA rằng cần triển khai (phi pháp) một lượng nhất định hệ thống định vị thủy âm ở đáy biển để ngăn chặn tàu ngầm nước khác đến gần trinh sát bất chấp thực tế là TQ đang vi phạm chủ quyền của nước khác bởi TQ không có chủ quyền chính danh ở khu vực.
Trong khi đó, một nguồn tin quân sự khác tại TQ cho rằng PLA nên triển khai cả các trạm vệ tinh mặt đất, đài vô tuyến sóng ngắn, thiết bị thông tin vô tuyến điện cao tần và hệ thống cáp quang đáy biển quanh các đảo nhân tạo TQ đang thiết lập cơ sở hạ tầng.
Vũ khí
Chuyên gia quân sự TQ Lý Kiệt khuyên PLA nên học theo cách đưa tên lửa S-400 đến Syria.
Thời báo Hoàn Cầu nêu cái gọi là "quan ngại" rằng: "mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc trên Biển Đông đến từ trên không và trên biển. Vì vậy, trong thời bình, PLA nên chủ yếu triển khai vũ khí phòng không, chống hạm".
Một nguồn tin quân sự được Hoà Cầu trích dẫn nói rằng, "trong điều kiện thời bình về mặt phòng không có thể triển khai một số hệ thống phòng không tầm gần như các hệ thống như tên lửa HQ-7, pháo 730 ly hoặc pháo cao xạ tự hành..."
Những hệ thống này phục vụ cho ý đồ phòng ngự, ngăn chặn bị tên lửa hành trình tập kích. Còn lại các tàu chiến hải quân tiến hành phòng không ở phía ngoài.
Trước đó, có những nhận định từ giới quan sát quân sự châu Á và quốc tế cho rằng, Trung Quốc có thể điều các hệ thống phòng không như HQ-9, HQ-12, HQ-16 hoặc S-300, thậm chí cả S-400 mùa được từ Nga trên những hòn đảo ở tuyến đầu mà TQ đã chiếm được.
Ngoài hệ thống phòng không,Trung Quốc có thể triển khai các vũ khí chống hạm YJ-8 và YJ-62, pháo phòng thủ bờ biển với các kích cỡ khác nhau để tập trung đối phó với các hoạt động mà tờ báo của Bắc Kinh cho là "khiêu khích" của các nước xung quanh khi căng thẳng xảy ra.
PLA cũng có có thể triển khai phi pháp các vũ khí săn ngầm và vũ khí chống người nhái, đặc công nước trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây phi pháp ở Biển Đông.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho hay, các bến tàu do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở các đảo đá trên Biển Đông là khá nhỏ, không thể triển khai tàu chiến cỡ lớn, có thể điều tàu chiến cỡ vừa và nhỏ cũng như máy bay trực thăng tiến hành cái gọi là "tuần tra định kỳ" trong tương lai.
Một loại trực thăng săn ngầm của TQ đang diễn tập thả phao định vị thuỷ âm dò tàu ngầm.
Theo Lý Kiệt, Trung Quốc nên học theo cách làm của Nga ở Syria, đặc biệt là động thái triển khai S-400 đến Trung Đông để bảo vệ tài sản và răn đe liên quân Mỹ.
Trong khi đó, một số chuyên gia quân sự TQ khuyên PLA nên triển khai máy bay tiêm kích trên các đảo nhân tạo đã xây dựng đường băng mà TQ đã chiếm và bồi đắp phi pháp.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc không ngồi yên nếu mâu thuẫn Hàn-Triều ảnh hưởng lễ duyệt binh Đó là khẳng định của tờ Hoàn Cầu, Trung Quốc khi bình luận về những căng thẳng của bán đảo Triều Tiên Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, hôm 21/8, Bộ ngoại giao Triều Tiên thông qua hãng thông tấn KCNA của nước này phát đi tuyên bố cứng rắn rằng "quân đội và nhân dân Triều Tiên không e ngại...