Hoàn cảnh nhà bạn trai như thế liệu tôi có nên yên tâm mà về làm dâu?
Tôi sợ sau này về làm dâu ở căn nhà đó, chính tôi lại trở thành trụ cột trong nhà.
Sau khi về thăm gia đình anh, tôi lại thấy sợ, không biết có nên tổ chức đám cưới này hay không? (Ảnh minh họa)
Tôi và anh quen nhau đã 2 năm theo sự gán ghép mai mối từ những người bạn học cùng thời đại học. Tính của anh và tôi hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi người yêu chải chuốt điệu đà, ra đường là xịt nước hoa thơm ngát, quần áo đầu tóc đâu ra đấy, thì tôi lại khá xuề xòa. Đi tiệc tùng tôi mới trang điểm và ăn mặc có phần chăm chút, còn bình thường đi chơi hoặc đi làm, tôi chỉ quần tây áo sơ mi trắng, quanh năm suốt tháng chẳng phải lo nghĩ nay mặc gì.
Anh cũng nói rất nhiều, trong khi tôi thì ít nói nên khi chúng tôi ngồi với nhau, hầu như chỉ anh nói còn tôi lắng nghe. Như vậy khá tốt, bởi cả hai mà đều thích nói không ai chịu nghe thì chắc chắn sẽ cãi nhau. Anh thích ca nhạc, lãng mạn, thích những gì dịu dàng đẹp đẽ, còn tôi lại khô khan cứng nhắc, tôi chỉ thích kiếm tiền và đôi khi rất thực tế.
Tôi cứ nghĩ chúng tôi là hai miếng ghép bù trừ cho nhau. Sống với nhau chắc sẽ hợp vì không ai đụng chạm vào lĩnh vực, sở thích của ai. Nhưng sau khi về thăm gia đình anh, tôi lại thấy sợ, không biết có nên tổ chức đám cưới này hay không?
Video đang HOT
Chẳng là ngày hôm qua, sau một thời gian lên kế hoạch và sắp xếp công việc, cuối cùng tôi cũng đặt chân được về quê anh để ra mắt gia đình. Trước kia bận rộn, quê anh lại xa thành phố nên tôi chưa về được, chỉ nghe anh kể về nhà anh có bố mẹ và mỗi đứa em trai thôi, nên tôi cũng yên tâm. Lần này về, tôi mua rất nhiều quà cáp, thuốc bổ tặng bố mẹ anh, mua hai cái áo hàng hiệu tặng em trai anh.
Vừa vào đến nhà anh, tôi đã nhận ra trong nhà anh mẹ anh là người nắm quyền. Bà sai bảo chồng bắt gà nấu cơm, còn bản thân bà ngồi nói chuyện hỏi han tôi từ nghề nghiệp của ông bà nội cho tới gia cảnh nhà tôi. Nói chung, bà hỏi rất kỹ càng.
Lúc đầu tôi thấy rất mừng, vì nhà mà người đàn ông chịu khó làm việc, phụ nữ có tiếng nói như thế này thì sau này tôi về làm dâu cũng sẽ được chồng chiều. Nhưng đến bữa ăn tôi mới nhận ra vấn đề.
Bố chồng tương lai của tôi ngồi khép nép, ăn nói rất nhỏ nhẹ, thỉnh thoảng đang ăn mà có hứng thú là ông sẽ hát một câu cải lương nào đó. Ông cũng rất điệu đà, tay cầm đũa cứ xòe ra khiến tôi rất buồn cười nhưng không dám cười, sợ bị đánh giá là vô duyên.
Tôi cảm thấy không yên tâm khi về làm dâu một gia đình như vậy. (Ảnh minh họa)
Còn em trai người yêu thì ngay từ khi nhìn em chồng tương lai, tôi đã ngờ ngợ. Đến khi em ấy cất tiếng nói dịu dàng, lại chỉ trỏ nói tôi về chuyện trang điểm, nước hoa với váy vóc thì tôi hiểu em thuộc cộng đồng LGBT. Em rất thoải mái chia sẻ về anh bạn trai chuẩn bị tới chở em đi chơi.
Thấy tôi bất ngờ, em hồn nhiên nói: “Chị mà xác định lấy anh em thì phải quen với những chuyện lạ trong nhà đi thôi”. Dường như bố mẹ bạn trai tôi cũng đã chấp nhận việc em chồng là một cô gái trong dáng vẻ đàn ông. Mẹ chồng tương lai chỉ bảo: “Đừng trêu chọc chị dâu nữa, ăn nhanh không có bạn trai đợi lâu”.
Chiều hôm đó, tạm biệt nhà bạn trai trở lại thành phố, tôi cứ suy nghĩ mãi. Tôi cảm thấy không yên tâm khi về làm dâu một gia đình như vậy. Tôi có cảm giác mẹ anh đã phải gồng gánh gia đình, trong một ngôi nhà mà đàn ông quá để ý tới hình thức, lại nhỏ nhẹ không có cảm giác trụ cột như thế, thử hỏi liệu sau này có trở thành chỗ dựa cho tôi được không? Có phải tôi quá đa nghi không hả mọi người?
Theo Afamily
Lấy chồng trẻ, cô vợ không ngừng tác oai và cái kết đắng
Chỉ đến khi người chồng kém 4 tuổi ra ngoài ở trọ vì không chịu đựng nổi sự quá quắt của vợ, chị mới nhìn lại cách ứng xử của mình. Quen ở "trên cao", chị cảm thấy rất khó khăn khi "hạ mình" xin lỗi để kéo anh quay về.
Chị vẫn biết mình may mắn khi có người chồng bao dung, yêu thương và chiều chuộng vợ. Dù gia đình ngăn cản, bạn bè chế giễu nhưng anh vẫn ở bên chị, chứng tỏ quyết tâm và tình cảm chân thành dành cho người yêu hơn tuổi.
Chung một mái nhà, anh luôn tỏ rõ bản lĩnh người đàn ông để bảo vệ, chở che cho vợ. Anh để râu, chọn những bộ quần áo tối màu để lúc nào cũng trông chững chạc hơn vợ, để vợ cảm thấy tự tin khi sóng bước cùng chồng. Anh chịu khó làm việc, kiếm tiền để vợ cảm thấy yên tâm, tin tưởng.
Thế nhưng, chị luôn thể hiện "uy quyền" với anh, cũng chỉ vì tâm lý muốn thể hiện với mọi người rằng dù già hơn chồng nhưng chị hoàn toàn không lép vế. Chị dễ dàng càu nhàu với anh mọi chuyện, phức tạp hóa khiến nhiều chuyện bé bị xé ra to. Chị cũng dễ tuôn ra những lời nói khó nghe, đôi khi xúc phạm đến chồng. Những lúc đó, anh chỉ im lặng và cho qua mọi chuyện.
Chị không hiểu sự im lặng của người đàn ông và ngày càng quá quắt với chồng. Chỉ đến khi anh ra ngoài ở trọ, chị mới nhận ra rằng "anh nhịn vợ để giữ gìn hạnh phúc chứ không phải vì anh sai, anh có lỗi".
Muốn kéo anh trở về, nhưng vì cái tôi quá lớn, chị không muốn phải "hạ mình" xin lỗi chồng.
Theo PNVN
Nỗi đau khổ của người vợ 'ăn bám' khi phát hiện chồng ngoại tình Sau ngày cưới, chị nghe lời khuyên của chồng và gia đình anh ở nhà nội trợ. Nhưng sau hơn 3 năm làm vợ, làm dâu chị nhận được không ít lời chửi rủa, cay nghiệt từ chồng. Bi kịch của người đàn bà "ăn bám" Khi kể về câu chuyện đời mình, chị Phương Lan (29 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) không...