Hoàn cảnh gia đình đáng thương của em học sinh xấu số bị cây phượng đè chết
Được biết em học sinh tử vong do cây phượng đè chết có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt.
Sáng nay vụ việc các em học sinh cấp 2 trường THCS Bạch Đằng – Quận 3, TP.HCM bị cây phượng đè trúng khiến 1 em tử vong, 12 em khác bị thương đang được đưa đi cấp cứu gây xôn xao trong dư luận. Được biết em học sinh tử vong do cây phượng đổ chết có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt.
Em N.T.K, sinh năm 2008, học sinh lớp 6.8, được cấp cứu tại Bệnh viện An Sinh (ngay gần trường THCS Bạch Đằng) nhưng đã bị tử vong. Mặc dù em K đã được các bác sĩ Bệnh viện An Sinh tích cực hồi sức tim phổi trong 65 phút nhưng không thành công. Hiện tại, em K. đã được đưa về nhà để lo hậu sự.
Theo như chia sẻ từ hàng xóm, ba của em K. có thời gian bán vật liệu xây dựng nhưng mấy năm gần đây không còn làm nữa, mẹ của cậu bé chỉ ở nhà. Mẹ của K. là chị S., mới sinh em bé được 2 ngày, vẫn đang nằm ở bệnh viện.
“Mẹ nó sinh em bé mới 2 ngày nay thôi. Lúc sáng, mọi người bảo nhau khoan hãy nói cho mẹ nó biết. Thương quá”, bà Thâu (70 tuổi, hàng xóm) kể.
Ngay sau khi biết tin em K bị tai nạn, mẹ của em đã nhanh chóng đến bệnh viện và khi hay tin con mình không qua được, chị đã bị ngất xỉu. Ngay sau đó chị được chuyển vào khoa Cấp cứu của bệnh viện.
Đại diện Trường THCS Bạch Đằng cùng UBND phường 14, UBND quận 3 đã đến nhà K. sáng nay để chia sẻ nỗi đau cùng gia đình.
Hàng xóm và những người hay tin kéo đến ngày một đông, tập trung quanh căn nhà nhỏ của anh T. Mỗi người một việc, giúp người đàn ông vừa mất con.
Khoảng 11h20, băng ca bệnh viện cùng y tá và một vài người thân che dù, đẩy chị S. (mẹ của K.) ôm đứa trẻ từ bệnh viện về lo hậu sự cho con trai.
Chiếc khăn che kín người mẹ và em bé sơ sinh đi giữa trời nắng. Không nhìn thấy mặt của người mẹ, nhưng vẫn cảm nhận được nỗi xót xa.
Đối với gia đình có học sinh thiệt mạng, các cơ quan chức năng của quận đã hỗ trợ 30 triệu. Chiều nay TP cũng đến thăm và hỗ trợ 20 triệu. Ngoài ra, một số nguồn khác cũng sẽ hỗ trợ. “Thật sự hỗ trợ cũng không thể bù đắp được những nỗi đau mất mát của gia đình”, ông Đức chia sẻ.
Nói về nguyên nhân dẫn đến việc cây phượng đỗ, Phó chủ tịch TP.HCM cho biết vụ việc đang được công an điều tra, sẽ công bố vào buổi họp báo vào lúc 14h30 chiều nay.
Dân mạng tỏ lòng đau xót và chia buồn với gia đình nạn nhân:
“Đau lòng quá!!! Trường con mình năm kia cũng ngã cây phượng to, may lúc đó không có ai, cây đè sập rào sắt. Nguy hiểm quá!!! Nên rà soát lại các trường có cây to”.
“Tội cho cháu bé,thương gđ và mong mẹ cháu cố gắn vững tâm vượt qua để cong lo cho e bé nhỏ mới sinh nữa”
“Nỗi đau nào có thể bằng nỗi đau này, có thêm một đứa chưa kịp vui thì được tin một đứa vừa mất đi! Mong cho người mẹ vượt qua nỗi thương đau này, mong mẹ có sức khỏe để tiếp tục nuôi con vừa chào đời!”.
“Nỗi đau này với người mẹ mới sinh là quá lớn. Mong chị vượt qua được nỗi đau này để chăm lo cho em bé. Xin chia buồn cùng gia đình”
“Hoàn cảnh giống mình chia buồn cố lên nha mẹ vì đứa con bé bỏng nên cố gắng vượt qua. Mình cũng như bạn”
“Thật đau lòng, chia buồn cùng gia đình, thương con quá, con mãi mãi ra đi ở tuổi học trò”
“Xin chia buồn cùng gia đình, các trường nên kiểm tra lại cây cối tránh tình trạng xảy ra như hôm nay đau xót cho những gia đình nạn nhân”
Ở nhà lâu ngày bí bách khó chịu, cậu nhóc có một giải pháp "cực ngầu" khiến ai nhìn cũng thương nhưng không thể nhịn cười
Do ở nhà lâu ngày nên bí bách, cậu bé đã khiến mọi người thích thú và bình luận rôm rả khi có hành động rất đáng yêu.
Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp nên học sinh cả nước được nghỉ để bảo đảm sức khỏe bản thân và tránh lây lan trong trường học. Do hơn 2 tháng ở trong nhà nên nhiều học sinh cảm thấy khó chịu, bí bách khi cả ngày quanh quẩn trong 4 bức tường.
Với học sinh lớn tuổi, các em nghĩ ra những trò giết thời gian như nhặt hạt thanh long rồi tính cân nặng, giúp mẹ nấu ăn, làm bánh... Nhưng những học sinh nhỏ tuổi thì ít trò tiêu khiển hơn ngoài chơi đồ chơi, xem phim hoạt hình.
Mới đây, một cậu nhóc hơn 4 tuổi đã khiến mọi người không nhịn được cười sau chuỗi ngày dài không được đi học, đi chơi.
Ở nhà ăn cơm cũng phải ngầu.
Hình ảnh đăng tải cho thấy, dù ở nhà ăn cơm nhưng cậu bé vẫn mặc quần áo chỉnh tề, xịn sò, thậm chí cực ngầu với chiếc kính râm và mũ đội trên đầu. Có lẽ mặc đồ như sắp được bước ra khỏi nhà để đi học, đi chơi thế kia nên cậu bé đã thỏa mãn và ngồi ăn hết bát cơm ngon lành.
Chị Đặng Tân (sống ở Hà Nội) chia sẻ, con trai chị tên ở nhà là Mít, hiện hơn 4 tuổi. Thời gian này nghỉ học ở nhà nên Mít được mẹ cho học chương trình tiếng Anh trên điện thoại. Học xong thì con lấy sách truyện ra xem hoặc chơi đồ chơi. Tuy nhiên, bị nhốt trong nhà nhiều ngày không được đi đâu nên Mít thường bứt rứt tay chân, thỉnh thoảng đấm đá linh tinh.
Đó là lý do suốt ngày Mít đòi mẹ cho lấy mũ ra đội, đồng hồ, kính râm ra đeo. Ngoài ra, cậu bé đòi đeo kính còn vì lý do to tát hơn. "Con thấy trên tivi các bác sĩ đeo kính bảo vệ nên nghĩ đeo kính râm cũng phòng chống được virus corona", chị Tân vui vẻ kể lại.
Clip cậu bé bơi trên sàn nhà.
Không chỉ có bé Mít, nhiều trẻ khác không được đi học, đi chơi cũng bị cuồng chân cuồng tay. Thậm chí có một bé còn cởi trần nằm trên nền nhà để bơi.
Nếu cha mẹ đang "bí" không biết chơi gì cùng con thì hãy tham khảo một số trò chơi vui vẻ, thú vị sau đây:
Thi gắp đồ chơi vào giỏ
Bố mẹ cho con nằm thẳng, đặt một chiếc giỏ đựng trên đầu còn bố mẹ ngồi phía dưới chân đưa gấu bông cho con kẹp bỏ vào giỏ. Với trò này, các con không chỉ vận động mà còn vui thích đếm thành quả mình thực hiện được.
Thả hứng đồ chơi
Dụng cụ là một mặt phẳng, đồ vật được thả từ trên cao xuống. Con đứng ở phía dưới làm nhiệm vụ hứng trúng. Trò chơi giúp con rèn luyện kỹ năng xử lý nhanh và nhiều việc cùng lúc.
Ném bóng
Cho con nằm co chân và bố mẹ thả bóng xuống dưới chân để con bắt ném lên. Đây cũng là trò giúp con được vận động và phản ứng nhanh.
Tào Nga
Thầy dạy online nhưng mạng yếu nên mờ tịt, nữ sinh đánh liều nhắc ai ngờ giật luôn spotlight với câu nói siêu hài hước Nói về độ tinh quái và lắm chiêu thì đố ai dám thắng tụi học sinh. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường, cơ sở giáo dục trên cả nước đã quyết định chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe học sinh cũng như tránh được nguy...