Hoàn cảnh đáng thương của cháu bé ung thư mắt
“Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, cháu nhà em đã mất một con mắt rồi. Bây giờ mà vợ chồng em không lo nổi tiền chạy chữa để giữ con mắt còn lại nữa thì đau lòng lắm. Thiếu một mắt cũng đã là thiệt thòi lớn chứ nếu mất cả hai con mắt thì còn gì nữa”, chị Nguyễn Thị Hải buồn rầu chia sẻ.
Cô bé 2 tuổi thi thoảng lại lấy tay dụi vào con mắt giả, con mắt còn lại nhìn trân trân về phía trước. Có lẽ bé chưa cảm nhận được nhiều về sự thiếu mất một con mắt này. Nhưng những người thân, cha mẹ em lại đang rất lo lắng, nếu như không có tiền chữa bệnh thì một ngày không xa bé có thể bị mù vĩnh viễn.
Đó là bé Nguyễn Bích Trâm (2 tuổi thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) bị bệnh ung thư mắt.
Dù đã phát hiện thấy mắt bé Trâm có biểu hiện một con mắt híp lại từ rất lâu nhưng gia đình lại nghĩ bé bị mắt lé. Không thấy bé Trâm có biểu hiện đau hay đổ ghèn nên mãi 4 tháng sau gia đình mới đưa tới bệnh viện huyện để khám. Dù không chẩn đoán là bệnh gì nhưng bác sĩ khuyên gia đình đưa bé vào TP.HCM để khám.
Không có tiền trong tay, nên cả tháng sau khi gom được tiền cha mẹ bé mới đưa vào TP.HCM để khám bệnh. Lúc đó, con mắt của bé đã gần như không thấy gì. Bé được nhập viện ít hôm thì phải phẫu thuật bỏ con mắt để hy vọng cứu con mắt còn lại.
Bé Dương Bích Trâm chỉ còn một con mắt.
Video đang HOT
Một căn bệnh nhưng lại phải chạy tới chạy lui qua Viện Mắt và BV Ung Bướu tốn kém rất nhiều. Chỉ sau ít ngày cha mẹ em phải mượn sổ đỏ của nhà chồng vay 20 triệu đồng mỗi tháng trả 240 ngàn tiền lãi. Không còn tiền chữa bệnh cho con anh chị lại vay nóng của chủ vựa lúa 10 triệu đồng mỗi tháng trả 1,5 triệu tiền lãi.
Giờ đây, gia đình anh Dương Văn Lai và chị Nguyễn Thị Hải vừa phải lo chữa bệnh cho con vừa phải lo trả lãi. Đây là hai khoản tiền đều đặn hằng tháng phải tìm cách để thanh toán . Tuy nhiên, với hoàn cảnh và thu nhập như hiện tại thì không thể nào có đủ.
Nhà anh Lai chỉ có vẻn vẹn hai sào đất cấy lúa, số lúa cấy được cũng chỉ đủ làm lương thực cho gia đình. Trước đây thì hai vợ chồng cùng đi làm thuê cũng chỉ đủ nuôi hai đứa con. Giờ một mình anh Lai làm thuê nên lúc nào cũng thiếu.
Chia sẻ với chúng tôi chị Hải cho biết: “Công nợ trả dần rồi cũng hết, vợ chồng em chỉ mong sao có thể giữ được con mắt còn lại cho cháu để cháu không phải sống trong tăm tối. Để làm được việc đó thì bây giờ em phải có một khoản tiền lớn để trả cái nợ gốc để hằng tháng mình không phải trả lãi. Số tiền đó mình để chữa bệnh cho con thì may ra cháu mới có cơ hội.
Ở vào tình cảnh này thì vợ chồng em chẳng biết kiếm đâu ra khoản tiền lớn đó. Nên thật sự lúc này vợ chồng em rất bối rối chẳng biết tính sao, giờ thì được tới đâu hay tới đó”.
Để cuộc đời của bé Dương Bích Trâm không phải sống trong tăm tối thì có lẽ sự chia sẻ với bé lúc này là rất quý. Chúng tôi cũng chỉ biết cầu mong sao có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ bé.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Anh Dương Văn Lai thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hà, tỉnh Phú Yên. ĐT: 0168 377 9311
Theo VietNamNet
Chủ đầu tư thủy điện "xin" giảm hàng chục héc-ta rừng phòng hộ
Sau nhiều thông tin báo chí phản ứng xây dựng thủy điện, chủ đầu tư Dự án thủy điện Sơn Trà 1 xin điều chỉnh tổng diện tích đất từ 95,4ha xuống còn 75,5ha, trong đó rừng phòng hộ từ 44,5ha giảm còn 18ha.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 8/12, đại diện Công ty CP 30-4 Quảng Ngãi - chủ đầu tư Dự án thủy điện Sơn Trà 1 báo cáo điều chỉnh dự án, với tổng diện tích sử dụng đất từ 95,4ha xuống còn 75,5ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ bị triệt hạ từ 44,5ha giảm còn 18ha.
Tuy nhiên, công suất lắp máy lại tăng từ 42MW lên 60MW, quy mô hoạt động gồm 2 tổ máy phát điện gồm Sơn Trà 1A và Sơn Trà 1B đặt tại xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà), đập chính dịch chuyển lên phía thượng nguồn khoảng 7km, phạm vi hoạt động kéo dài đến xã Sơn Lập (huyện Sơn Tây). Tổng vốn đầu tư dự kiến 1.900 tỷ đồng.
Vị trí xây dựng thủy điện Sơn Trà 1 được chủ đầu tư xin điều chỉnh giảm diện tích rừng phòng hộ trong dự án.
Lý do điều chỉnh dự án như trên, chủ đầu tư cho rằng mức độ ảnh hưởng đến môi trường giảm hơn và không phải di dần, tái định cư. Nếu việc điều chỉnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất, chủ đầu tư hứa khởi công vào giữa tháng 7/2015 và hoàn thành vào cuối năm 2008.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Phong - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà yêu cầu: "Khi thực hiện xây dựng thủy điện, chủ đầu tư phải cảm kết bảo vệ rừng; đồng thời hoàn thiện tuyến đường Sơn Kỳ - Mô Níc để người dân vùng thủy điện đi lại thuận tiện. Các bãi đất thuê làm bãi chứa chất thải, sau khi hoàn thành thi công, chủ đầu tư phải trả lại nguyên trạng cho người dân để họ tiếp tục phát triển sản xuất". Bên cạnh đó, huyện Sơn Hà lo ngại việc hình thành các tuyến đường công vụ và lòng hồ, tạo điều kiện cho lâm tặc phá rừng phòng hộ.
Trước đó, báo Dân trí phản ánh thông tin bài "Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện" (đăng ngày 2/4/2014) và "Thủy điện chồng thủy điện, lũ chồng lũ..." (đăng ngày 6/11/2014), đề cập đến tác hại khi thực hiện một số thủy điện trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà, trong đó có thủy điện Sơn Trà 1.
Trước đề nghị của chủ đầu tư, ông Lê Viết Chữ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá: "Tỉnh hoan nghênh tinh thần giảm tác hại đến rừng phòng hộ, đời sống dân sinh, công tác di dân và thống nhất với đề xuất giảm diện tích rừng của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ, hạn chế khô kiệt vùng hạ du, đảm bảo đời sống người dân vùng hạ lưu".
Ông Lê Viết Chữ còn yêu cầu chủ đầu tư cần thương thảo với nhân dân về phương án bồi thường diện tích đất bị thu hồi. Phương án đổi đất để người dân có đất rừng sản xuất là tối ưu nhất. Đối với diện tích rừng bị mất do ngập dưới lòng hồ, chủ đầu tư phải trồng lại rừng bằng số diện tích đã mất, hoặc chi trả tiền để ngành nông nghiệp trồng lại. Bên cạnh đó, chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đào tạo, sử dụng lao động tại địa phương trong quá trình triển khai dự án và làm tốt công tác an sinh xã hội như đã hứa.
Bên cạnh lời hứa của chủ đầu tư, khoảng 71.000 người dân huyện Sơn Hà lo lắng khi triển khai dự án, tác hại lâu dài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khó lường như miêu tả trong dự án...
Hồng Long
Theo Dantri
Kỷ luật 113 đảng viên vi phạm pháp luật về tham nhũng Trong 2 năm 2013 và 2014, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã phát hiện, xử lý 113 đảng viên và 3 tổ chức đảng có hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng; trong đó khiển trách 47 đảng viên, cảnh cáo 46 người, cách chức 7 người và khai trừ đảng 13 người. Ngoài ra, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra...