Hoài ức màu xanh
Sáng tháng chín ở Đà Nẵng, bầu trời xanh màu xanh của biển. Sau những ngày bị “ mắc kẹt” ở một thành phố khác vì lệnh giãn cách xã hội, tôi trở về nhà. Xe dừng lại ở một nơi rất quen của nỗi nhớ, cảm giác như mọi cánh cửa của ký ức được mở ra. Đứng một hồi lâu trước ngôi nhà im vắng có hàng cau trước ngõ, nghe mênh mang chuyện cũ ùa về, mới nhận ra mùa hạ đã qua lâu rồi mà lòng tôi chưa xếp lại. Nắng trên hàng cau rơi xuống chân loang lổ, bầy chim từ tán cây sầu đâu sà xuống mổ lên thềm nhà những hạt bắp vương vãi. Đưa mắt tìm quanh mà không thấy mẹ ở đâu, chỉ nghe trong gió mùi thơm của hoa dạ lý hương quyện với nắng nhạt. Trong sân vắng lá vàng rơi xào xạc. Tôi mỉm cười mà nước mắt cứ thế rơi.
Trước biển.
Ngồi xuống bậc thềm nhà, bỗng dưng thấy như mình ngồi trong một không gian nửa quen nửa lạ, thấy nắng chạy từ bên này đường sang bên kia đường rồi trôi tuột ra sông. Lặng yên nghe những chuyển động của âm thanh, để nghe trong xa vắng như có tiếng mẹ thì thầm hỏi han chuyện trò. Rồi tự giận mình đã không yêu thương mẹ nhiều hơn để không phải tiếc nuối như bây giờ. Chợt nhớ đến những sự việc đã qua. Thương mẹ quá vì nhiều năm dài mẹ như nín thở mặc kệ người đời đánh đu với những hồ nghi, những định kiến về mẹ; sự chì chiết, chống đối dữ dội của chính đứa con gái của mẹ khi không đồng ý cho mẹ quen ai khác hay để mẹ được đi bước nữa. Mẹ đã phải thắt lòng giấu cho riêng mình những nỗi cay đắng, cả nhu cầu được hạnh phúc từ sau lần ba bỏ đi khi mẹ còn tuổi đang xuân. Mẹ đã ở mãi vậy vì tôi. Khi còn có mẹ là tôi còn thời gian, còn có mẹ là tôi còn tuổi trẻ. Còn mẹ tôi còn thấy mình bé nhỏ để được mẹ chở che. Hồi mới lớn, tôi thấy mình thật hạnh phúc vì không chia sẻ mẹ cho bất kỳ ai. Rồi khi lớn hơn một chút, vào đại học tôi như con chim mẹ nuôi đã đến ngày đủ lông đủ cánh tung bay vào bầu trời rộng lớn. Tôi như mang cả trái tim của mẹ đi xa, cứ thế mãi miết khám phá những điều mới lạ. Chẳng bao giờ tôi nghĩ đến những lần thấy tóc mẹ điểm thêm nhiều sợi bạc, những dấu chân chim rõ dần trên khuôn mặt và mẹ cứ lủi thủi một mình, cả khi ốm đau, lúc trái gió trở trời trong lúc tôi chẳng về kịp để chăm sóc mẹ.
Hôm nay, tôi trở về ngồi xuống bậc thềm nhà, cái cảm giác biết rằng mãi mãi không bao giờ còn được gặp mẹ nữa khiến tôi đau buồn quá; thấy thảng thốt và mình như bị mắc kẹt ở đâu đó, để rồi sau đó là cả một sự quẫy đạp trong tâm hồn vì thấy mất mát trong đời mình như một thứ ám ảnh. Nỗi nhớ thương da diết như vạt cỏ bên sông, mẹ vốn dĩ chỉ sống một cuộc đời thầm lặng. Tôi nhớ ngày đó, dường như biết trước sự ra đi của mẹ, bác Bảy gọi cho tôi, dặn rằng không về được thì ở nhà đã có bác thay tôi lo cho mẹ.
Video đang HOT
Tôi kịp trở về nhà, một chuyến đi kịp lúc và tôi như được ban tặng ngộ giác về sự hồi thức thật sự sâu thẳm trong mình. Rồi nghĩ, đời người tuy ngắn ngủi nhưng hành trình thiên thu chắc là dài. Mẹ đã hóa thành một hoài ức xanh trong tôi và bác Bảy. Cuộc sống luôn chuyển động, nhưng cũng giúp tôi nhìn xuyên qua tất cả những náo nhiệt rực rỡ, để hiểu hết về cái vô giá tuyệt đối của sự thinh lặng cô độc. Sẽ còn nhiều lần, tự dưng lòng mình nghe dậy lên những nỗi buồn không can cớ. Như buổi trưa nào đó, đi về ngang nhà, cũng sẽ nhớ chỗ hai mẹ con từng ngồi, nhìn ra phía bờ sông đang ôm nắng yên trôi.
'Chiếc thang cao màu xanh' - hoài niệm tuổi trẻ buồn bã và mất mát
Thời gian có thật hàn gắn vết thương hay nó chỉ càng làm thêm nhức nhối ở nơi sâu thẳm của tâm hồn?
Chiếc thang cao màu xanh là dòng hồi ức về tuổi trẻ với tình yêu và mất mát của nhân vật Yo-Han. Anh lựa chọn trở thành tu sĩ sống trong tu viện tại thành phố W xa xôi, khi đang ở độ tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ.
Bước chân vào tu viện, anh chỉ mong ước mình có cuộc sống bình dị, nghiên cứu về thần học với lòng kính yêu.
Bìa sách Chiếc thang cao màu xanh.
Nhưng những cuộc gặp gỡ trong tuổi trẻ, với sự xuất hiện của cô gái Soo-Hee duyên dáng, cuộc đời anh bước vào những cung bậc đầy xúc cảm của tình yêu.
Đã có khi trái tim yêu nồng nhiệt của anh nghĩ rằng anh có thể cùng Soo-Hee bỏ lại tất cả cuộc sống định sẵn để có thể đi cùng bên nhau. Nhưng tạo hóa thường hay thích đùa cợt, sau cùng chỉ còn lại những trái tim tan nát vì yêu.
Ở tuổi trẻ ấy, tình yêu và sự khát vọng thường song hành, cũng với những vấp ngã, mất mát. Sau mười năm, ngẫm lại cuộc đời mình, Yo-Han vẫn không thể tưởng tượng được vì sao anh có thể trải qua nỗi đau tột cùng ấy. Trong cùng một năm, anh mất đến 3 người thân yêu nhất. Soo-Hee rời bỏ anh. Hai bạn thân là Micheal và Angelo chết vì tai nạn giao thông trong một cuộc tìm kiếm những chính kiến và niềm tin của riêng mình.
Trải dài suốt cuốn sách là những dòng hồi ức đau buồn, trong cuộc truy vấn triền miên của những người trẻ tuổi: Con người vì sao tồn tại? Nỗi thống khổ vì đâu mà có? Tình yêu là gì?
Đi qua bao nhiêu năm trong cuộc đời, trái tim có nhiều khi tỉnh táo, đều tự suy tư: "Ai sống trên đời cũng có những khoảng thời gian không thể nào quên. Đau khổ... Tươi đẹp... Cả những vết sẹo đã mờ nhưng vẫn còn nhức nhối. Mỗi khi nghĩ về quãng thời gian ấy, trái tim đang đập của tôi dường như đã nguội lạnh và phủ đầy rêu phong".
Thời gian có thật hàn gắn vết thương hay nó chỉ càng làm thêm nhức nhối ở nơi sâu thẳm của tâm hồn?
Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Chiếc thang cao màu xanh đều mang trong mình nhiều hoài bão, nhiệt huyết, nhưng trưởng thành với họ đều quá khắc nghiệt với nhiều mất mát.
Sự ra đi của Micheal thông minh và Angelo đẹp tựa thiên thần, khi đang đi tìm lý tưởng sống của mình, là cú sốc đối với mỗi độc giả, để nỗi buồn tràn ngập những trang sách.
Bằng khả năng miêu tả tâm lý sắc sảo, tác giả Gong Ji Young xây dựng thành công hình ảnh những người trẻ tuổi trong hành trình trưởng thành. Dẫu vậy, nhen nhóm giữa những trang văn triền miên nỗi buồn bã ấy vẫn nhói lên những khoảnh khắc đẹp đẽ, giúp mỗi trái tim trong Chiếc thang cao màu xanh, có thể dịu đi nỗi mất mát.
Bên cạnh đó, xuyên suốt cuốn sách giữa câu chuyện của những người trẻ tuổi như Soo-Han, còn đan xen câu chuyện về thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II của một cha xứ người Đức, về loạn lạc trong nội chiến. Hơn cả, đó là câu chuyện thấm đẫm tình yêu và sự hy sinh của những con người bình thường sống dưới làn đạn chiến tranh.
Được viết bằng kỹ thuật dòng ký ức với ngồn ngộn những câu chuyện hồi tưởng của các nhân vật, tác giả không chỉ làm bật lên số phận của mỗi người, mà còn dựng nên được cả một dòng chảy lịch sử của dân tộc Hàn Quốc qua những thăng trầm thời gian. Đây cũng là điều khiến cuốn tiểu thuyết thêm phần sâu sắc.
Mẹ dựng nhà carton siêu dễ thương cho con gái chơi ngày nghỉ dịch Trong những ngày cách ly xã hội, chị Hương Thảo (quận Lê Chân, Hải Phòng) đã tranh thủ làm ngôi nhà nhỏ bằng bìa carton siêu xinh tặng con gái yêu. Căn nhà siêu xinh bằng bìa carton là món quà người mẹ trẻ làm tặng cô gái Thu An (bé Na, 2 tuổi). Chị Thảo hiện là nhân viên văn phòng của...