‘Hoại tử xương hàm mặt là bệnh lý ít gặp, không phải bệnh lạ’
Đây là kết luận của hội đồng chuyên môn với hơn 16 chuyên gia hàng đầu về răng hàm mặt của TP.HCM, Hà Nội sau cuộc họp xác định nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.
Hình ảnh bệnh nhân bị hoại tử xương sọ được chụp lại – Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp
Chiều 20-7, xác nhận với Tuổi Trẻ Online, ông Lương Ngọc Khuê – cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) – cho biết đã nhận được báo cáo từ hội đồng chuyên môn kết luận về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 mà một số bệnh viện tiếp nhận.
“Người dân không nên hoang mang, cần theo dõi sức khỏe, các triệu chứng nghi ngờ theo hướng dẫn của các bác sĩ nêu trên. Khi phát hiện bất thường, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị. Hiện tại Việt Nam có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ điều trị căn bệnh này”, ông Khuê nhấn mạnh.
Chiều 18-7, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp thành lập hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.
Video đang HOT
Hội đồng chuyên môn do PGS Lê Văn Sơn – nguyên trưởng bộ môn phẫu thuật hàm mặt, Viện đào tạo răng hàm mặt, Trường ĐH Y Hà Nội – làm chủ tịch, và 16 thành viên là các chuyên gia thuộc chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng, nội nhiễm, huyết học, ngoại thần kinh và y tế công cộng của Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Hà Nội, Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Hội đồng chuyên môn đã nghe các báo cáo về những bệnh nhân hoại tử xương hàm mặt mà Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM tiếp nhận, nghiên cứu các tài liệu khoa học trong y văn thế giới liên quan đến bệnh lý trên, thảo luận để đưa ra các kết luận về nguyên nhân gây bệnh, các khuyến cáo về các dấu hiệu gợi ý chẩn đoán sớm và điều trị.
Đối với 13 trường hợp bệnh nhân đã được điều trị, bệnh viện tiếp tục cho theo dõi định kỳ, tiếp tục thu thập dữ kiện diễn tiến bệnh để bổ sung vào dữ liệu nghiên cứu và can thiệp sớm nếu cần.
Sau quá trình thảo luận, hội đồng chuyên môn nói trên đã đưa ra kết luận hoại tử xương sọ – mặt là một bệnh lý ít gặp, “không phải là một bệnh lạ”, có thể xảy ra trên bệnh nhân xạ trị vùng đầu mặt cổ, lạm dụng thuốc chống loãng xương Bisphosphonate, viêm cốt tủy xương hàm do nguyên nhân từ răng và nhiễm trùng máu, chấn thương sọ – mặt, các tình trạng viêm xoang hàm do nấm, do rối loạn chuyển hóa (bệnh Paget)…
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy có ghi nhận chùm ca bệnh hoại tử xương sọ – mặt (24 trường hợp) trên bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19. Các ca bệnh này liên quan đến thiểu dưỡng cục bộ của xương sọ – mặt và bội nhiễm với nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được nghiên cứu thêm.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19 gồm: sưng, đau sọ – mặt kéo dài; rò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương; cần thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ – mặt, theo hội đồng chuyên môn.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, thông tin từ các bệnh viện tại TP.HCM cho biết những tháng gần đây đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong; các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19.
Cụ thể, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (tại TP.HCM) từ tháng 2 đến nay tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn, điều trị.
Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 2 tháng cũng tiếp nhận 11 ca với tình trạng viêm xoang, viêm hoại tử vùng hàm mặt và xương sọ, trong đó có 2 ca tử vong. Đặc điểm chung của bệnh lý này là xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoid và hậu COVID-19.
Hy hữu nam thanh niên bị chìa khóa xe máy cắm vào xương sọ
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng chiếc chìa khóa xe máy cắm qua hai lớp xương sọ vùng chẩm tới xoang tĩnh mạch.
Tối ngày 14/7 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 20 tuổi, quê Hưng Yên, bị cắm chìa khóa vào đầu. Bệnh nhân đã được cấp cứu tại tuyến trước và chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Người này nhập viện trong tình trạng tỉnh, không liệt chi, chìa khóa còn cắm tại vùng chẩm.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy, chìa khóa cắm qua hai lớp xương sọ vùng chẩm tới xoang tĩnh mạch. Bệnh nhân đã được các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh mổ cấp cứu lấy dị vật.
Chìa khóa cắm vào đầu bệnh nhân
TS.BS Đỗ Khắc Hậu - Phó Chủ nhiệm khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Tổn thương trên cắt lớp vi tính nghi ngờ đầu của chìa khóa đã cắm vào trong màng não, xoang tĩnh mạch nên việc xử lý phải rất cẩn trọng đề phòng trường hợp tổn thương vào xoang gây mất máu cấp tính". Do vậy các bác sĩ đã mở rộng vết thương quanh chìa khóa, sau đó lấy chìa khóa, cầm máu. Đầu chìa khóa mới đè đẩy vào xoang tĩnh mạch và chưa gây thủng xoang. "Nếu dị vật vào sâu hơn thì sẽ tổn thương xoang tĩnh mạch, nhu mô não và nguy hiểm đến tính mạng", BS Hậu cho biết thêm.
Sau mổ, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, không có diễn biến bất thường. TS.BS Đỗ Khắc Hậu chia sẻ thêm, về trường hợp này, dù bị chìa khóa đâm vào đầu nhưng dị vật chưa gây tổn thương não và được cấp cứu kịp thời.
Bệnh nhân được dự kiến ra viện sau 2 ngày phẫu thuật
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với các tình huống tương tự như trên, khi bị vết thương do vật sắc nhọn đâm vào (dao, chìa khóa...), người sơ cứu hoặc bệnh nhân tuyệt đối không được rút dị vật ra ngay vì có thể khiến tổn thương, chảy máu ồ ạt, không kiểm soát được dẫn đến tử vong. Chúng ta cần cố định dị vật đồng thời đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Bộ Y tế: Đề nghị báo cáo ca bệnh hoại tử xương hàm mặt, tránh gây hoang mang dư luận Chiều 14-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị các bệnh viện có thông tin chính xác dựa trên cơ sở khoa học về các ca bệnh bị hoại tử xương hàm mặt liên quan đến hậu COVID-19, tránh làm hoang mang bất ổn trong xã hội. Hình ảnh chụp của bệnh nhân hoại tử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai ho kéo dài vì... đèn led, tẩy bút chì ở phế quản và mũi

Cận cảnh khu điều trị cho bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Hà Nội

Công dụng đáng kinh ngạc của loài rau dại với sức khỏe ít người biết đến

Bệnh sởi, hô hấp tấn công trẻ nhỏ

Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Bị lệch một bên mặt sau khi ngủ dậy

Cảnh giác với bệnh ung thư máu hiếm gặp

Những sai lầm sau khi tắm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Con vắt dài hơn 6 cm sống cả tuần trong mũi bệnh nhân

Loại thực phẩm rẻ tiền ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Phòng bệnh dại khi thời tiết nắng nóng
Có thể bạn quan tâm

Một lon Coca-Cola do du khách để lại có thể xoá sổ cả một bộ lạc
Lạ vui
14 phút trước
EU: Sau đối phó ngoài đến phòng ngừa trong
Thế giới
56 phút trước
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng đẹp như nữ hoàng trên sàn catwalk, "xả vai" để mặt mộc về với chồng con vẫn xinh "miễn chê"
Sao thể thao
1 giờ trước
Bí mật về vai diễn đầy nước mắt của NSƯT Kim Tuyến trong 'Mẹ biển'
Hậu trường phim
1 giờ trước
Cơ quan chức năng chỉ ra thiếu sót của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Sao việt
1 giờ trước
Chế Thanh nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với 'vua nhạc sến' Vinh Sử
Tv show
1 giờ trước
Con gái Tom Hanks tiết lộ tuổi thơ 'bạo lực, thiếu thốn, hỗn loạn' trong hồi ký
Sao âu mỹ
1 giờ trước
'Mật vụ phụ hồ' và công thức 'ăn tiền' của Jason Statham
Phim âu mỹ
1 giờ trước
Nữ tỷ phú Madam Pang cực thần thái, chiếm trọn "spotlight" khi đến Hà Nội sau vụ khóc nức nở vì khoản nợ 300 tỷ
Netizen
1 giờ trước
Mẹ biển Tập 15: Biển còn sống bất ngờ trở về trong đêm
Phim việt
2 giờ trước