Hoại tử da do chạm vào sứa lửa khi tắm biển
Nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vùng dưới cẳng tay ngứa rát, sưng, đỏ, một số vùng da bị hoại tử.
Bệnh nhân cho biết khi tắm biển đã va phải sứa, sau đó ngứa, rát tay phải nhưng không đi khám. Một tuần sau, tình trạng ngứa rát, sưng, mẩn đỏ tăng lên, một số vị trí da ở cánh tay bị loét nên anh mới đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám vào đầu tháng 7.
Bác sĩ Lê Thị Hường nhận định tình trạng của bệnh nhân khá nặng do vết thương để lâu ngày không được xử trí gây loét và hoại tử một phần.
Sứa có hai loại là sứa thường (còn được dùng làm thực phẩm) và sứa lửa. Sứa thường khi chạm vào cảm giác như bị chích nhẹ vào da thịt, không đau lắm nhưng khó chịu, gây ngứa, dị ứng, sau khi bôi, uống thuốc sẽ nhanh khỏi. Sứa lửa có nọc độc nên khi chạm vào da thịt sẽ cảm nhận ngay được sự bỏng rát, nếu không kịp thời xử lý sẽ để lại những tổn thương nặng nề do nọc độc gây loét, bỏng sâu.
Tiếp xúc với sứa biển khi tắm là nguy cơ khá phổ biến trong ngày hè. Do sứa có màu trong suốt, khó nhìn thấy dưới nước biển nên người tắm va phải mà không biết. Trường hợp bị hoại tử da của bệnh nhân là do chạm phải dịch tiết của sứa lửa.
Với trẻ nhỏ, nếu vị trí tiếp xúc là vùng da nhạy cảm thì tình trạng dị ứng sẽ nặng nề hơn bình thường. Nếu không được sơ cứu đúng cách kịp thời, độc tố trong sứa lửa có thể gây biến chứng như đau bụng, buồn nôn, nhức đầu, đau cơ, co thắt, ngất xỉu, khó thở…
Sứa biển có màu trong suốt nên khi tắm biển rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh: Pixels
Cách xử trí khi chạm vào sứa
Khi đang bơi bỗng dưng thấy đau nhói, bỏng rát do sứa, cần bình tĩnh lên bờ để rửa vết thương bằng nước hoặc nước vôi trong độc tố trong vết thương giảm nồng độ và trôi bớt đi. Sau khi rửa, nên đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, đặc biệt khi có các vết thương nặng.
Vùng biển khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) hay Cát Bà (Hải Phòng), Vũng Tàu, Đà Nẵng… thường xuất hiện sứa. Khi quan sát nếu thấy biển nhiều sứa thì tốt nhất không xuống tắm, phòng nguy cơ chạm với sứa lửa.
Video đang HOT
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Chạy đua với thần chết để cứu cô bé bị nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
Một bé gái 12 tuổi than phiền đau cơ bắp chân sau một ngày ở bãi biển, được chẩn đoán là bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công, một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, với tỷ lệ sống sót chỉ 10%.
Shutterstock
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Kylei Brown, ở Indiana, đang đi nghỉ ở Florida (Mỹ), cùng gia đình thì bắt đầu cảm thấy đau ở bắp chân.
Cơn đau tăng dần, và trên đường về nhà, chân bé bị sưng và lên cơn sốt. Mẹ của bé, bà Michelle, đã đưa con đi cấp cứu.
Khi vào phòng cấp cứu, nhịp tim của bé rất cao và mọi thứ khác đều thất thường. Các bác sĩ đã báo một tin khủng khiếp. Đó là vi khuẩn ăn thịt người, thường gây tử vong.
Kylei đã bị viêm mô hoại tử, một loại vi khuẩn ăn thịt người và cơ bắp với tốc độ chỉ có 10% người mắc bệnh sống sót và cần phải cắt chi nhiều lần.
Tình trạng nhiễm trùng của Kyle lúc đầu - không khác gì nốt phát ban đỏ, sau đó nhanh chóng lan rộng thành một đường đỏ, chạy từ chân lên trên.
Phải mất nhiều giờ để trấn an cô bé khi kết quả chụp phim cho thấy vi khuẩn đang lây lan lên đùi bé.
Chạy đua với thần chết
Bé phải nằm viện một tuần và các bác sĩ bắt đầu cuộc chạy đua với thần chết để tìm, loại bỏ và ngăn chặn sự lây nhiễm, để cứu mạng cô bé.
Các bác sĩ đã buộc phải cắt lớp lót cơ bắp ra khỏi bắp chân của Kyle để loại bỏ vi khuẩn.
Đầu tiên, họ dùng kim chích vào sau đầu gối cô bé để rút mô hoại tử ra.
Sau đó, tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên để cắt càng nhiều càng tốt từ lớp lót cơ bắp.
Sau cuộc phẫu thuật đó, Kylei đã bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng và phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng nhằm cố gắng cứu chân của bé, nhưng quan trọng nhất là tính mạng của cô bé.
Các bác sĩ bất ngờ tuyên bố Kylei đã bị sốc nhiễm trùng máu.
Cuộc chiến căng thẳng đã diễn ra trong một tuần - trong và ngoài cuộc phẫu thuật và xử lý kháng sinh tối đa.
Những người bị bệnh phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tử vong, và thường được cho dùng kháng sinh mạnh và phẫu thuật để loại bỏ mô chết. Nếu bệnh lây lan qua một cánh tay hoặc chân, cần phải cắt cụt chi.
Cô bé may mắn
Kylei đã may mắn: bé đã chịu đựng nhiều cuộc phẫu thuật, và bây giờ có một vết thương hở ở chân, nhưng bé vẫn sống và hồi phục mà không phải cắt cụt chi.
Michelle cho biết Kylei đang trên đường hồi phục bằng vật lý trị liệu và xử lý máu.
Kylei bị một vết sẹo lớn ở chân, nhưng mẹ cô ấy rất vui khi cô ấy còn sống
Viêm mô hoại tử, thường được gọi là "bệnh vi khuẩn ăn thịt người", là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm và có đến 20 - 25% nạn nhân tử vong.
Viêm mô hoại tử là nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mô mềm của cơ thể, phá hủy da, cơ bắp và mỡ.
Đó là một căn bệnh nghiêm trọng khởi phát đột ngột lan nhanh. Các triệu chứng bao gồm những đốm nhỏ, đỏ trên da, vết bầm lan rộng nhanh chóng, đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Thường gây ra biến chứng là suy nội tạng và sốc.
Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm là vô hại như trường hợp của Kylei. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là chi và chân tay.
Bệnh phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết đứt hoặc vết trầy xước trên da.
Khi vi khuẩn sinh sôi, chúng giải phóng độc tố giết chết mô và cắt đứt lưu lượng máu đến khu vực này. Vì độc tính rất cao, vi khuẩn lây lan nhanh chóng khắp cơ thể.
Mẹ cô bé chia sẻ câu chuyện, hy vọng có thể giúp cứu người khác. Điều quan trọng là phải nhận ra được các dấu hiệu và triệu chứng và được điều trị kịp thời, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Khát nước liên tục dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Thói quen ăn uống thiếu hợp lý, lối sống tĩnh tại khiến độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa, thậm chí có bé mới chỉ 9 tuổi. Dấu hiệu đái tháo đường như thế nào? Chị Nguyễn Thị T. đến khám bệnh vì thời gian gần đây chị T. thấy mệt mỏi, 3 tháng sụt 6kg. Sau khi được...