Hoại tử, áp xe vành tai do sở thích xâu nhiều khuyên tai ở giới trẻ
Có sở thích bấm nhiều lỗ để đeo khuyên, nữ bệnh nhân Phan Thị Khánh L (18 tuổi, ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã đi bấm cả hai bên vành tai, mỗi bên 4 – 5 lỗ.
Hậu quả, cô gái trẻ này đã phải nhập viện trong tình trạng cả hai tai sưng vù, chảy mủ vàng.
Ngày 4-10, theo tin từ Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, tại đây thường xuyên tiếp nhận những ca cấp cứu nhiễm trùng, áp xe, thậm chí hoại tử vành tai do xỏ khuyên, bấm lỗ tai. Điển hình là trường hợp nữ bệnh nhân Phan Thị Khánh L nêu trên.
Tại bệnh viện, L được chẩn đoán viêm sụn vành tai cả hai bên, áp xe sụn vành tai phải. Các bác sĩ đã tiến hành chích rạch dẫn lưu mủ, nạo sạch tổ chức viêm cho nữ bệnh nhân.
Tương tự như L, nam bệnh nhân Phí Đình Mạnh T (23 tuổi, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng phải nhập viện với tình trạng đau nhức, sưng nóng đỏ ở vành tai phải, có lỗ rò mủ.
Tình trạng tai của bệnh nhân bị biến dạng do sở thích xâu nhiều khuyên tai
Video đang HOT
Trước khi nhập viện 2 tuần, T có đi xỏ khuyên tai bên phải. Sau khoảng 4 ngày, T có biểu hiện sốt nhẹ, sưng đau vành tai phải. Bệnh nhân đã đi khám và điều trị tại cơ sở y tế nhưng không đỡ.
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, nam bệnh nhân này được chẩn đoán là áp xe sụn vành tai phải do xỏ khuyên tai. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật chích rạch dẫn lưu áp xe, nạo vét sụn hoại tử rồi khâu cố định băng ép bằng gạc tẩm mỡ kháng sinh cho bệnh nhân.
Bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết, biến chứng thường gặp nhất sau khi bấm lỗ, xỏ khuyên tai là viêm sụn vành tai. Đây là một biến chứng nguy hiểm với những bạn trẻ thích xỏ lỗ trên vành tai do khuyên khi xỏ vào lớp sụn tai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng ở sụn vành tai, theo bác sĩ, khó điều trị hơn nhiễm trùng ở các mô mềm như dái tai. Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường máu (viêm gan siêu vi B, HIV…) cũng có thể xảy ra khi dụng cụ bấm lỗ tai không được xử lý theo đúng quy định.
Điều trị viêm sụn, áp xe vành tai rất phức tạp do vi khuẩn gây viêm sụn phải dùng kháng sinh dài ngày, nạo vét sụn hoại tử dễ để lại di chứng. Một số trường hợp không tới bệnh viện kịp thời, sụn vành tai đã bị tiêu một phần. Sau điều trị, tình trạng viêm cải thiện hoàn toàn nhưng để lại di chứng nặng nề là vành tai bị biến dạng, nhăn nhúm, co rút phải phẫu thuật tạo hình lại vành tai.
Bác sĩ Phạm Anh Tuấn khuyến cáo, khi có nhu cầu bấm lỗ tai, cần lựa chọn cơ sở hành nghề uy tín được cơ sở y tế cấp phép. Đặc biệt, cần cân nhắc khi xỏ lỗ tai ở nhiều vị trí, nhất là vị trí khuyên đi qua sụn vành tai do dễ gây nguy cơ viêm sụn và các biến chứng do viêm sụn.
Hoại tử bụng sau tiêm tan mỡ: Bác sĩ cơ sở thẩm mỹ nói do 'còn trinh'
Chị P.T.H (46 tuổi, Đồng Tháp) nhập viện Bệnh viện JW Hàn Quốc trong tình trạng bụng sưng to, xuất hiện nhiều ổ áp xe hoại tử thâm tím chi chít khắp nơi.
Ngày 9.8, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung - Tổng giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc - cho biết vừa tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân bị áp xe hoại tử ăn toàn ổ bụng do tiêm chất tan mỡ làm đẹp.
Qua khai thác bệnh sử, chị H. cho biết cách đây 2 tháng đã thực hiện dịch vụ tiêm chất tan bụng tại một cơ sở thẩm mỹ viện ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chị được quảng cáo sẽ do một bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa kiêm thẩm mỹ trực tiếp thực hiện cho mình. Do tin tưởng vì nghĩ rằng sẽ được làm bởi bác sĩ có kinh nghiệm, chị đã quyết định thực hiện tiêm những hợp chất không rõ nguồn gốc vào cơ thể với lời hứa "tiêm tới đâu, giảm mỡ tới đó".
Chỉ sau 1 tháng, vùng bụng của chị liên tục nổi nhiều cục u đau nhức. Cơ sở thẩm mỹ viện liên tục đưa cho chị nhiều đơn thuốc giảm đau nhưng tình trạng lại không hề thuyên giảm, mà ngày càng chuyển biến xấu hơn. Các ổ mủ xuất hiện dày đặc, có dấu hiệu sưng to, thâm tím, căng cứng. Suốt 1 tháng trời, chị liên tục tới lui thẩm mỹ viện để người thực hiện rạch da nặn mủ. Nhưng cứ nặn, khối u lại tiếp tục trương cứng, hành sốt liên miên.
Chị H. kể lại khi chị hỏi cơ sở thẩm mỹ về nguyên nhân tại sao bụng mình bị hoại tử thì hai bác sĩ của cơ sở kết luận bụng bị hoại tử là vì chị còn trinh. Rồi họ quay sang trách tại sao không nói trước. Nếu biết chị còn con gái thì họ đã không tiêm tan mỡ cho chị.
"Tôi như chết đứng vì mình đã sinh hai con rồi thì làm sao còn trinh được nữa. Hai bác sĩ của cơ sở lại nói tôi có hai ngã âm đạo, một ngã đã sinh con, ngã còn lại vẫn còn trinh", bệnh nhân chia sẻ.
Vùng hoại tử trên bụng bệnh nhân. Ảnh BVCC
Qua thăm khám lâm sàng và chẩn đoán bằng hình ảnh, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung cho biết đây là trường hợp biến chứng tiêm tan mỡ cực kỳ nghiêm trọng đã xuất hiện tình trạng hoại tử lan tỏa. Tức là các mô hoại tử ăn sâu và di căn ra các vị trí khác trên cơ thể. Khiến cơ thể nữ bệnh nhân hình thành hàng chục ổ áp xe lớn.
Bác sĩ Tú Dung cho bệnh nhân thực hiện siêu âm để kiểm tra sâu hơn. Kết quả cho thấy lớp mỡ dưới da xuất hiện nhiều ổ áp xe, vài ổ hoại tử hóa dịch có đường kính 4-18 mm, ổ nằm sâu nhất cách bề mặt da tận 15 mm.
Bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật để có thể nạo hút toàn bộ ổ áp xe hoại tử trong lớp mỡ dưới thành bụng, đồng thời đặt máy hút áp lực cao VAC để có thể hút triệt để dịch mủ, ngăn nguy cơ nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng kháng sinh và điều trị kéo dài để theo dõi cặn kẽ.
Bác sĩ Tú Dung khuyến cáo mọi người tuyệt đối không tiêm chất tan mỡ để làm đẹp vì đây là phương pháp làm chưa có cơ sở khoa học. Thành phần chính của chất tan mỡ là Phosphatydylcholine (PPC), Deoxycholate (DC), Deoxycholic axit, khi tiêm vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào mỡ, nhũ tương hóa tạo ra các chất phá hủy mô cơ và mạch máu. Đồng thời, tìm đúng cơ sở được cấp phép để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra!
Bé trai bị đũa đâm vào mũi, thủng sàn sọ mà không biết Bé trai 3 tuổi ở Đồng Nai cầm đũa chơi, bị té và bị đũa đâm vào mũi, thủng sàn sọ mà không biết. Ngày 2.10, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM thông tin về ca bệnh bị thủng sàn sọ ở trẻ em sau chấn thương. Bác sĩ CK.2 Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng,...