Hoài niệm Paris với BST thu – đông từ nhà mốt Sandro
Lấy cảm hứng từ phục trang cổ điển, Sandro đã khéo léo cách tân nhiều món đồ của thập niên 60-70, đưa chúng trở lại với diện mạo hiện đại trong BST mới.
Trở lại với BST thu – đông 2021, nhà mốt Sandro đã thổi vào các thiết kế một làn gió cổ điển nhưng không kém phần hiện đại. Đó là những trang phục đơn giản và chiết trung, đưa phong cách của người mặc lên một tầm cao mới.
Hoài cổ với nàng thơ Sandro
Sang trọng và kiểu cách, nét đẹp trung lưu đô thị trong các thiết kế mới của Sandro được tái hiện qua kiểu may truyền thống Anh Quốc. Những chiếc áo vải nhung, vải tuýt, len cashmere và viền ren, nhún bèo trên nền sơ mi trắng thanh lịch là điểm nhấn cho các cô nàng quý phái, trang nhã.
Quý cô duyên dáng, trưởng thành và cá tính trong trang phục Sandro.
Tuy nhiên, nét thanh lịch cổ điển không chỉ dừng lại ở các tiểu tiết trang trí. Quý cô Sandro có thể biến tấu phong cách cá tính với một đôi bốt da hiện đại. Tinh thần tự do của nàng sẽ phảng phất mong muốn phiêu lưu, phong trần. Đôi khi, nàng cũng có thể tinh nghịch thử nghiệm chút nam tính khi khoác lên chiếc áo cỡ lớn hoặc quần jean rách. Bởi không có giới hạn nào dành cho cá tính thời trang của một quý cô Sandro.
Tủ đồ thu – đông ấm áp của Sandro phảng phất nét hoài cổ lãng mạn và những biến tấu hợp thời.
Video đang HOT
Tinh thần cổ điển pha lẫn hiện đại của chàng trai Sandro
Nếu BST mới mang lại nét cổ điển, tinh tế cho các nàng thì cũng tạo ra nét lịch lãm như những chàng lãng tử Pháp cho cánh mày râu. Điều này đến từ những tiểu tiết trang trí trên sản phẩm.
Viền tay áo, viền cổ, cúc bấm hay đường diềm trang trí đều phảng phất nét hoài cổ thanh lịch. Những món đồ mang tính biểu tượng trong tủ quần áo như áo khoác phi công, áo khoác da, áo len cashmere… sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các chàng trai trong mùa thu – đông này.
Áo khoác phi công, quần Âu kết hợp áo crewneck đơn giản cho ngày gió lạnh. Bạn cũng có thể lên đồ phá cách với quần jeans và áo len màu.
Đối với các chàng trai, Sandro tinh tế tùy chỉnh và sáng tạo trên các món đồ tối giản, như thay đổi như kích cỡ túi, cầu vai và cổ áo…, từ đó mang lại hơi thở hiện đại hơn cho trang phục. Những bộ suit bằng vải Nhật và Italy được thiết kế theo nhiều phong cách, đan xen áo blazer là trang phục được nhiều chàng lựa chọn.
Với những sáng tạo trong tủ đồ thu – đông năm nay từ nhà Sandro, các chàng trai sẽ có cơ hội khoác lên người những trang phục hơi hướm hoài cổ mà họ từng nhìn thấy ở cha hoặc anh, đồng thời nhen nhóm sự hiện đại, trẻ trung nhờ những thay đổi trong tiểu tiết.
Sự tinh tế, lịch thiệp được đẩy mạnh trong các thiết kế nam thuộc BST của Sandro.
Những 'lễ hội thời trang' trên màn ảnh
Không chỉ thành công nhờ nội dung hấp dẫn cùng dàn diễn viên thực lực, nhiều bộ phim đã gây ấn tượng mạnh với công chúng bởi phong cách thời trang hoàn mỹ của các nhân vật.
Crazy Rich Asians (2018).
1. Crazy Rich Asians (2018)
Là câu chuyện về những gia đình giàu có nhất châu Á và lối sống xa hoa, "Crazy Rich Asians" được mệnh danh là "bom tấn" của năm 2018. Với hướng khai thác đề tài mới mẻ, mang đến một góc nhìn khác về người châu Á, kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Kevin Kwan đã trở thành cơn sốt về cuộc sống xa hoa, "sang chảnh".
"Crazy Rich Asians" đã đem đến cái nhìn tổng quát về hình ảnh của giới siêu giàu tại Singapore. Song, bộ phim đã nhấn mạnh sự khác biệt trong phong cách thời trang của giới nhà giàu lâu đời và những người giàu "mới nổi". Giới nhà giàu mới nổi đôi khi ăn mặc thái quá và hợm hĩnh. Trong khi đó, những người giàu lâu năm thường chọn mẫu thiết kế cổ điển, trang nhã.
Mary Vogt - người chịu trách nhiệm về phục trang cho "Crazy Rich Asians" chia sẻ, cách chọn trang phục trong phim chắc chắn sẽ giúp khán giả dễ nhận ra đâu là đẳng cấp của giới thượng lưu.
Đặc biệt, hai nhân vật chính là Rachel Wu và Nick Young, cùng các diễn viên khác được khoác lên người những bộ cánh phù hợp với cá tính. "Màu sắc rất quan trọng", bà Mary Vogt nhấn mạnh. Bà đã cùng nhà sản xuất chọn ra những màu sắc thể hiện được nét xa hoa, vừa đủ sự tinh tế nhưng không quá đơn điệu.
2. Atomic Blonde (2017)
Lấy bối cảnh Berlin năm 1989 - giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, "Atomic Blonde" đưa người xem ngược về thời kỳ Bức tường Berlin chia cắt hai nửa nước Đức đang trên bờ vực sụp đổ. Khi các cường quốc tập trung chuyển giao quyền lực khẩn trương, vai trò của những tổ chức an ninh mật như MI6 hay KGB càng trở nên quan trọng. "Atomic Blonde" theo chân nữ điệp viên MI6 Lorraine Broughton (Charlize Theron) đến Berlin để nhận nhiệm vụ đoạt lại bản danh sách chứa dữ liệu quan trọng.
Ngay khi ra mắt, bộ phim đã gây dấu ấn không chỉ bởi diễn xuất "đỉnh cao" và những pha hành động đẹp mắt. Thời trang của nhân vật chính do Chalize Theron thủ vai đã nhận được "cơn mưa lời khen". Người xem không ít lần phải trầm trồ trước gu thời trang "chất ngất" của người đẹp gốc Nam Phi.
Những bộ trang phục Theron khoác lên mình trong "Atomic Blonde" toát ra sự mạnh mẽ, quyến rũ của người phụ nữ thời thượng ở thập niên 80. Đó là chiếc áo khoác cá tính của John Galliano, hay một chiếc măng-tô đậm dấu ấn của Burberry, đôi khi là chiếc măng-tô kiểu vintage của Max Mara, hay bộ váy gợi cảm của Thierry Mugler, chiếc quần cạp cao của Isabel Marant hay bộ jumpsuit của Balmain...
3. Ocean's Eight (2018)
Bộ phim theo chân Debbie Ocean (Sandra Bullock) - cô em ruột của "trùm lừa" Danny Ocean (George Clooney) ở loạt phim gốc. Debbie quyết định tập hợp một nhóm nữ quái kiệt cùng cô bạn thân Lou (Cate Blanchett). Họ lên kế hoạch thực hiện một "phi vụ thế kỷ". Đó là đánh cắp chiếc vòng cổ Toussaint có trị giá 150 triệu USD của hãng Cartier tại bữa tiệc thời trang của năm: MET Gala.
Thành quả đáng tự hào của NTK phục trang Sarah Edward và ê-kíp đắc lực đã mang đến "bữa tiệc" thời trang đỉnh cao ngập tràn suốt phim. Việc lên ý tưởng bắt đầu từ năm 2016. Do đó, quá trình xây dựng tạo hình các nhân vật được đầu tư hết sức nghiêm túc.
Nhờ sự xuất hiện của hàng loạt ngôi sao hàng đầu Hollywood, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bày tỏ mong muốn tham gia tài trợ cho thời trang trong phim. Đó là những thương hiệu mang những nét tinh túy đặc trưng của thập niên 70, 80 như Gucci, Prada, Valentino, Dolce & Gabanna, Zac Posen...
4. The Devil Wears Prada (2006)
Không dừng lại ở Mỹ, sức ảnh hưởng của "The Devil Wears Prada" đã chiếm trọn cảm tình của các tín đồ thời trang và người yêu điện ảnh trên toàn thế giới. Thành công rực rỡ về cả mặt thương mại và chuyên môn đã đem về hai đề cử Oscar cùng hàng chục giải thưởng, đề cử lớn nhỏ khác nhau cho phim.
Phim là sự hội tụ của dàn diễn viên thực lực, diễn xuất thuyết phục, nội dung vừa đủ để ai cũng có thể xem. Phim còn là sàn diễn thời trang khi các diễn viên sở hữu hàng loạt trang phục từ thương hiệu cao cấp. Dù đã hơn một thập kỷ từ khi được phát sóng, nhưng những yếu tố này đã giúp phim duy trì được sức nóng đến ngày nay.
Hành trình thay đổi của nhân vật Andy (Anne Hathaway thủ vai) đã trở thành ước mơ của nhiều cô gái. Nữ chính thường khoác lên mình những "bộ cánh" sang trọng, đẳng cấp. Đôi boot nâu của Christian Louboutin, mũ baker boy Chanel, áo khoác trắng Yigal Azrouel hay chiếc trech coat xanh phối da báo ở cổ và gấu tay thời thượng - lấy cảm hứng từ Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy... Tất cả đã tạo nên những khoảnh khắc khó phai trong lòng khán giả.
Trước khi thành hot item, corset từng là thứ phục trang rùng rợn tàn phá nội tạng con người Vì đua nhau diện corset mà nhiều phụ nữ thế kỷ 18 tử vong thương tâm. Cái đẹp chính là chân lý, là lẽ sống mà hàng triệu phụ nữ đeo đuổi dọc chiều dài lịch sử phát triển văn minh nhân loại. Cũng vì lẽ này mà ngay từ khi con người còn chưa tường tận được mối liên hệ giữa thời...