“Hoài niệm Hà Nội phố” qua ảnh tư liệu hiếm
Hình ảnh Hà Nội đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 được giới thiệu qua hơn 130 tài liệu tại triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” đang diễn ra tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp (1973 – 2018), tại triển lãm “Hoài niệm Hà Nội” phố tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, nhiều hình ảnh hiếm về Hà Nội xưa, trong đó điểm nhấn chính là những hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của người Hà Nội được giới thiệu. Trong ảnh là cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Triển lãm nhằm giúp công chúng tìm hiểu toàn diện hơn về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long – Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Trong ảnh là một xưởng làm mũ ở phố Cầu Gỗ xưa kia.
Hình ảnh miêu tả lại đoàn hộ tống của một vị quan trong khu phố cổ Hà Nội.
Một góc Nhà thờ lớn Hà Nội. Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên một phần đất của chùa Báo Thiên xưa – ngôi chùa có niên đại xây dựng nhất sớm, thời Vua Lý Thánh Tông năm 1057. Nhà thờ lớn Hà Nội cũng là công trình nổi tiếng được xây dựng rất nhanh, 4 năm đã hoàn thành (1884-1887). Người có công xây dựng nhà thờ là Giám mục Puginier (1835-1892). Nhà thờ được xây dựng bằng các nguyên liệu sẵn có trong nước như gạch nung và trát bằng giấy bổi, một số nguyên liệu quan trọng được đưa từ bên Pháp sang như hệ thống kính màu, các quả chuông, tượng thánh. Nhà thờ lớn là công trình được xây dựng phỏng theo kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris ở nước Pháp.
Ô Quan Chưởng ngày xưa có tên Ô Đông Hà, được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông (1749), nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long. Ô Quan Chưởng ngày nay là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long.
Hình ảnh một góc tường thành Hà Nội ngày xưa.
Video đang HOT
Phu kéo xe ở Hà Nội.
Ga Hà Nội hay còn được biết đến với cái tên ga Hàng Cỏ. Công trình này do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902.
Hình ảnh nhà hàng Thuỷ Tạ ven hồ Hoàn Kiếm rất đông thực khách.
Hình ảnh phố Hàng Tre ngày xưa, tấp nập người mua kẻ bán. Hàng Tre xưa kia thuộc đất thôn Trừng Thanh, tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương cũ.
Văn Miếu xưa kia. Đây là di tích quốc gia đặc biệt, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Biển hiệu "phủ bóng thời gian" ở phố cổ Hà Nội
Cùng với những ngôi nhà cũ kỹ, nhiều tấm biển hiệu ở khu phố cổ Hà Nội mang nét đặc trưng của hàng chục năm về trước, vẫn tồn tại cho đến ngày nay bất chấp sự thay đổi của cuộc sống.
Tại một ngôi nhà mặt phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm), biển nhỏ xíu làm bằng gỗ ép với chữ được cắt dán từ đề can màu gợi nhớ những một thời bao cấp đã qua.
Chi tiết tấm biển hiệu cũ kỹ.
Những tấm biển ở Hiệu thuốc Cam ở phố Hàng Bạc, rất nổi tiếng đối với người Hà Nội.
Biển hiệu vô cùng đơn giản, được treo mắc để tiện cất vào nhà lúc đóng cửa hàng.
Trên các con phố nằm trong khu vực khu phố cổ, các biển hiệu đều chung hình dáng nhỏ và được thiết kế đơn giản đến xoàng xĩnh.
Một biển hiệu tí hon trên phố Hàng Cân.
Tấm biển thích ứng với mặt tiền siêu nhỏ.
Trên phố Hàng Vải.
Những biển hiệu xộc xệch được in lên chất liệu mềm có thể cuộn gấp được.
Trên Phố Hàng Bồ, những biển hiệu đơn giản được bắt gặp rất nhiều.
Biển hiệu chằng chịt phố Hàng Chiếu.
Một biển hiệu quảng cáo điều trị bệnh bằng thuốc bắc và châm cứu trên phố Hàng bè.
Tấm biển cho thuê xe máy.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Người 20 năm "gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội Đều đặn mỗi ngày suốt gần 20 năm nay, ông Nhân trông coi Ô Quan Chưởng và quét dọn để giữ cảnh quan, môi trường xung quanh di tích. Đây là cửa ô duy nhất còn sót lại trong 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa. Ông Tạ Văn Nhân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm nay 70 tuổi và đã có...