Hoài nghi về số tử vong do Covid-19 của Indonesia
Số người được mai táng ở Jakarta tăng đột biến, khiến quan chức thành phố cho rằng các ca chết vì nCoV thực tế cao hơn báo cáo chính thức.
Gần 4.400 người chết được mai táng tại thủ đô Indonesia vào tháng 3, cao hơn 40% so với mọi tháng kể từ đầu năm 2018, Reuters dẫn số liệu thống kê từ Sở Công viên và Nghĩa trang Jakarta. Tháng 3/2019, sở này ghi nhận 3.100 người được mai táng tại Jakarta.
Theo báo cáo chính thức của chính quyền trung ương Indonesia, nước này hiện ghi nhận gần 2.100 ca nhiễm nCoV, trong đó 150 người đã hồi phục và hơn 190 người chết, cao nhất Đông Nam Á. Thủ đô Jakarta là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất với hơn 970 ca nhiễm và 90 người chết, song Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cùng nhiều chuyên gia y tế công cộng cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều, do tỷ lệ xét nghiệm nCoV tại Indonesia thấp nhất thế giới.
“Đây là điều cực kỳ đáng lo ngại. Tôi khó có thể tìm được lý do khác để giải thích cho việc này, ngoại trừ khả năng có nhiều người chết vì nCoV nhưng không được báo cáo”, Baswedan nói về số người được mai táng tăng đột biến tại Jakarta trong tháng 3.
Số liệu của Sở Công viên và Nghĩa trang Jakarta không nêu rõ nguyên nhân tử vong của những người được mai táng, tuy nhiên thành phố này không xuất hiện dịch bệnh mới và không hứng chịu bất cứ thiên tai nào trong thời gian gần đây.
Một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia không trả lời điện thoại và tin nhắn yêu cầu bình luận về thông tin. Phát ngôn viên của Tổng thống Joko Widodo cũng chưa đưa ra bình luận.
Video đang HOT
Nhân viên nhà tang lễ (áo xanh, bên phải) được xịt hóa chất tẩy trùng khi chôn cất người chết vì nCoV tại Jakarta ngày 31/3. Ảnh: AFP.
Indonesia tăng gần gấp đôi tốc độ xét nghiệm nCoV trong tuần qua, song mới chỉ xét nghiệm cho hơn 7.600 người trong tổng số 260 triệu dân. Giám đốc Tổng cục Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Indonesia Achmad Yurianto nói chính phủ nước này thông báo số ca nhiễm dựa trên kết quả xét nghiệm bằng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (PCR) với độ chính xác cao. Yurianto không bình luận về số liệu người được mai táng trong tháng 3.
Nhân viên các bệnh viện và các công ty mai táng tại Jakarta đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt với thi thể 438 người nghi chết vì nCoV từ ngày 6/3 đến 2/4, Văn phòng Thống đốc Jakarta cho biết. Nhân viên các công ty mai táng khử trùng và bọc thi thể bằng nylon thay cho vải theo phong tục Hồi giáo.
Indonesia đang ngăn Covid-19 bùng phát bằng các biện pháp “cách biệt cộng đồng”, nhưng Tổng thống Joko Widodo phản đối việc ban hành lệnh phong tỏa chặt chẽ như nhiều quốc gia khác. Widodo nói muốn bảo vệ dân nghèo khỏi suy thoái kinh tế và cho rằng người Indonesia “không đủ tính kỷ luật” để thực hiện các biện pháp cách ly cứng rắn.
Thống đốc Baswedan, đối thủ chính trị của Tổng thống Widodo, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ban hành các biện pháp cứng rắn hơn ở Jakarta, gồm đóng cửa trường học cùng nhiều cửa hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, lời kêu gọi cấm các chuyến xe từ Jakarta đến các khu vực khác của Indonesia bị chính phủ từ chối.
Để đối phó nguy cơ nCoV lây lan mạnh trong đợt người dân về quê nhân tháng lễ Ramadan của Hồi giáo, Indonesia ngày 2/4 tuyên bố sẽ cấp tiền mặt cho các hộ nghèo để họ nghỉ lễ ở Jakarta. Chính phủ Indonesia từ chối cấm người dân về quê trong dịp lễ này, do không muốn áp dụng các biện pháp hà khắc.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,2 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 64.000 người chết và hơn 246.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Việt Nam bác tin người gốc Việt di dời khỏi biển Hồ mua đất, đe dọa chủ quyền Campuachia
Thông tin người Việt di dời khỏi biển Hồ, mua đất của Campuchia, đe dọa an ninh, chủ quyền quốc gia này là không có cơ sở.
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 5/12, liên quan tới câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết bình luận của Việt Nam trước thông tin người Việt di dời khỏi biển Hồ, mua đất ở Campuchia, đe dọa an ninh, chủ quyền Campuchia, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định đây là thông tin hoàn toàn không có cơ sở
"Việt Nam hiểu chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền vững của Campuchia, trong đó có việc di dời người dân sống ở khu vực biển Hồ.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia luôn theo dõi sát sao việc di dời, tạm thời có những biện pháp hỗ trợ bà con gốc Việt thuộc diện di dời và kêu gọi bà con phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại", người phát ngôn cho hay.
Người Việt sinh sống tại khu vực Biển Hồ, Campuchia.
Với mục đích bảo vệ cảnh quan và môi trường, chính quyền tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia đưa ra lộ trình di dời tất cả các hộ dân sinh sống trên mặt nước, bao gồm cả người Campuchia và người gốc Việt, lên đất liền từ năm 2015 và dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2019.
Chính quyền Việt Nam và chính quyền Campuchia đã có nhiều cuộc gặp để tìm phương án tốt nhất cho vấn đề này.
Tháng 10/2018, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen bày tỏ sự quan tâm và thống nhất với đề nghị của phía Việt Nam về vấn đề di dời nơi ở của các gia đình gốc Việt, đồng thời chỉ đạo chính quyền tỉnh Kampong Chhnang bảo đảm thực hiện việc di dời có lịch trình phù hợp; xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu tại nơi tái định cư; đặc biệt là bảo đảm duy trì nghề nghiệp làm ăn để giúp bà con ổn định cuộc sống.
SONG HY
Theo vtc.vn
Cơ quan chống tham nhũng Indonesia cảnh báo Chính phủ khi 'làm ăn' với công ty Trung Quốc Cơ quan chống tham nhũng Indonesia (KPK) cảnh báo Chính phủ nước này về rủi ro khi làm ăn với các công ty Trung Quốc, lo ngại phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. "Chính phủ nên cẩn trọng hơn với đầu tư từ Trung Quốc. Bắc Kinh đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế thông qua hoạt động đầu tư,...