Hoài nghi về những trùm ma túy Philippines chết trong tù
Nhiều phạm nhân ma túy cộm cán được báo cáo chết trong nhà tù Philippines và lập tức được đưa đi hỏa táng, gây hoài nghi về điều mờ ám.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Vicente Sotto đang kêu gọi điều tra về thông tin ít nhất 9 phạm nhân, trong đó có một số ông trùm ma túy, chết trong tù trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán rằng họ thực tế không chết mà đã thoát khỏi nhà tù.
Nhà tù New Bilibid. Ảnh: SCMP.
Theo báo cáo, tất cả những phạm nhân này đều tử vong vì Covid-19. Họ hầu hết là trùm ma túy đang bị giam tại nhà tù New Bilibid an ninh nghiêm ngặt bậc nhất Philippines, trong đó có một nhân chứng quan trọng chống lại thượng nghị sĩ phe đối lập Leila De Lima.
Các tù nhân được báo cáo tử vong này đều được hỏa táng mà không trải qua khám nghiệm tử thi, làm dấy lên hoài nghi rằng có điều mờ ám sau sự việc. Nhà tù New Bilibid từng đối mặt hàng loạt bê bối, trong đó có việc những phạm nhân quyền lực, với sự giúp đỡ từ các quan chức biến chất, vẫn có thể tiếp tục điều hành băng nhóm tội phạm của mình dù bị tống giam.
Theo nội dung giấy chứng tử mà CNN Philippines có được, Jaybee Sebastian, 40 tuổi, nhân chứng chống lại thượng nghị sĩ De Lima, chết hôm 18/7 vì “nhồi máu cơ tim cấp tính” và thi thể đã được hỏa táng ngay lập tức. Truyền thông địa phương đưa tin biến chứng tim của Sebastian có liên quan đến Covid-19. Nhiều tờ báo còn đăng ảnh một chiếc hộp bên trong chứa túi nhựa đựng tro của Sebastian.
“Có những lý do thuyết phục để chúng ta phải tiến hành điều tra”, ông Sotto ngày 20/7 tuyên bố. “Vì sao lại không khám nghiệm tử thi? Thân nhân của họ có được báo tin hay không? Giấy chứng tử nói gì? Cùng hàng loạt câu hỏi chưa có lời đáp khác”.
Kiến nghị điều tra của Sotto dẫn lời một “quan chức cảnh sát cấp cao” nói rằng giới chức nhà tù “có thể đã tráo thi thể đem đi hỏa táng bằng thi thể phạm nhân khác”, bởi hồ sơ không lưu dấu vân tay của người được hỏa táng.
Một phát ngôn viên Cục Cải huấn cho biết tính đến 20/7, 19 phạm nhân tại nhà tù New Bilibid đã chết trong tổng số 343 phạm nhân nhiễm nCoV. Tổng giám đốc Gerald Bantag từ chối cung cấp thông tin về những cái chết đang bị nghi vấn. “Chúng tôi rất muốn công bố trước công chúng tên của những tù nhân tử vong vì Covid-19 nhưng không thể vì Đạo luật về Quyền riêng tư”.
Video đang HOT
Báo Philippine Star dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Menardo Guevarra cho biết ông đã triệu tập Bantag để giải thích về các quy trình của nhà tù.
Là một trùm ma túy từng tiến hành các vụ bắt cóc và trộm xe hơi, Sebastian hồi năm 2016 khai rằng y từng được yêu cầu cung cấp cho De Lima, lúc bấy giờ còn giữ chức bộ trưởng tư pháp, ít nhất 70 triệu peso (hơn 3,1 triệu USD), nhằm giúp bà tiến hành chiến dịch tranh cử vào Thượng viện.
De Lima giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2016 nhưng ngay lập tức bị Tổng thống Rodrigo Duterte coi là kẻ thù vì bà liên tục chỉ trích cuộc chiến chống ma túy do ông phát động.
Bà bị bắt năm 2017 với cáo buộc nhận tiền từ các tay buôn ma túy trong nhà tù. De Lima bị giam từ đó đến nay, trong khi quá trình xét xử bà đang tiếp diễn.
Philip Sawali, chánh văn phòng của De Lima, cho biết Sebastian chưa làm chứng trước tòa và lời khai chưa được đối chất.
Bộ trưởng Tư pháp Guevarra khẳng định cái chết của Sebastian không ảnh hưởng quá lớn tới cuộc điều tra nhằm vào De Lima bởi còn “hàng loạt nhân chứng khác” và rất nhiều người đã ra làm chứng trước tòa.
Trên mạng xã hội, những đồn đoán đang được lan truyền rằng các ông trùm ma túy thực tế không chết mà đã trốn thoát khỏi nhà tù.
“Có khả năng những tên trùm ma túy ‘đã chết’ này sẽ sống lại ở thế giới bên ngoài như người tự do, với danh tính mới”, Sawali nói. “Một số trùm ma túy cộm cán được báo cáo là đã chết từ tháng ba đến nay nhưng chúng ta không nhìn thấy xác của họ. Họ đều được đưa đi hỏa táng ngay lập tức, dường như là vậy”.
Trong kiến nghị điều tra, Sotto cho hay “do các báo cáo không rõ ràng, thiếu chính xác và chưa được kiểm chứng, nhiều suy đoán đang được đưa ra về việc liệu các tù nhân có thực sự chết vì Covid-19 hay không”.
Biển Đông: Philippines đòi bồi thường vụ đâm chìm tàu cá, TQ "ngậm bồ hòn"
Cách tiếp cận nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông từ Philippines được giới quan sát quốc tế đánh giá là chậm, chắc và hiệu quả.
Mới đây, Philippines tiếp tục đòi bồi thường thiệt hại về vụ một tàu cá Philippines bị đâm chìm bởi tàu Trung Quốc.
Philippines quyết đòi Trung Quốc bồi thường vụ đâm chìm tàu cá (ảnh: Asian Times)
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra đã công bố kế hoạch chính phủ nhằm buộc Bắc Kinh bồi thường thiệt hại cho 22 ngư dân bị chìm tàu khi bị tàu Trung Quốc đâm hồi năm ngoái.
Bộ Tư pháp Philippines cho hay, những ngư dân nước này đã suýt chết đuối khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ông Menardo Guevarra cho biết, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng trả bất kỳ khoản bồi thường nào mà Philippines đề nghị về vụ chìm tàu, miễn là phải hợp lý. Trung Quốc cũng thừa nhận lỗi của tàu nước này trong việc gây ra sự cố.
Các chuyên gia cho rằng, dân quân Trung Quốc đã đóng giả làm ngư dân và quấy rối hoạt động của tàu các nước khác trong khu vực Biển Đông.
Philippines đang có sự thay đổi rõ rệt và cứng rắn về lập trường chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
Cùng với việc tăng cường các hoạt động phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines cũng thể hiện lập trường muốn củng cố quan hệ với Mỹ - đối tác an ninh truyền thống.
Đầu tháng này, Philippines bất ngờ đảo ngược quyết định hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. Philippines cũng khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) với Mỹ.
Động thái của Philippines thể hiện chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte ngày càng quan ngại những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ chưa thể hiện rõ ràng rằng liệu nước này có đứng ra hỗ trợ nếu Philippines bị Trung Quốc gây sức ép trên Biển Đông hay không.
Philippines muốn quay về với đối tác an ninh truyền thống là Mỹ trước những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh: SCMP)
Tháng 8 năm ngoái, trong chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh, Trung Quốc và Philippines một lần nữa nhắc lại cam kết cùng khai thác, chia sẻ tài nguyên Biển Đông.
Tuy nhiên, hành động nói không đi đôi với làm của Bắc Kinh khiến Manila lo ngại. Theo các chuyên gia, không thể hài hòa lợi ích giữa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với hiến pháp Philippines.
Thêm vào đó, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát ở khu vực Đông Nam Á càng làm cho cam kết cùng chia sẻ lợi ích giữa Manila và Bắc Kinh rơi vào bế tắc.
Ông Duterte - người đã bước vào năm thứ 5 trong nhiệm kỳ 6 năm làm Tổng thống Philippines - dự kiến sẽ không để Bắc Kinh "che mắt" và đi ngược lại hiến pháp Philippines về sự toàn vẹn lãnh thổ.
"Ngay cả khi khu vực của chúng ta đang ra sức đối phó với Covid-19, nhiều vụ việc đáng báo động đã xảy ra ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng và tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế", Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam chủ trì.
Tổng thống Philippines âm tính với virus corona Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới và không bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào. Tổng thống Rodrigo Duterte (Ảnh: Bloomberg) Thượng nghị sĩ Christopher Lawrence Go, trợ lý thân cận của Tổng thống Rodrigo Duterte, và nhà lãnh đạo Philippines đã xét nghiệm virus corona chủng mới (Covid-19) hôm 12/3...