Hoài nghi về lý do TikTok rút khỏi Hong Kong
Việc TikTok rút khỏi Hong Kong có thể nhằm thoát khỏi yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc, dù ứng dụng này bị nghi ngờ ủng hộ Bắc Kinh.
Phát ngôn viên của TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, hôm nay cho biết họ sẽ gỡ ứng dụng video nổi tiếng này khỏi Hong Kong trong những ngày tới, trở thành dịch vụ Internet đầu tiên rút khỏi đặc khu sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh mới.
Thông báo của TikTok được đưa ra sau khi những “gã khổng lồ” công nghệ như Facebook, Google và Twitter, lên tiếng phản đối luật an ninh. Đạo luật này xác định 4 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với nước ngoài, đồng thời trao quyền kiểm soát các lĩnh vực trực tuyến và cộng đồng cho chính quyền Hong Kong.
TikTok không giải thích cụ thể lý do, chỉ cho biết quyết định được đưa ra “dựa trên những sự kiện gần đây”. Công ty này từng khẳng định hoạt động của họ độc lập với Bắc Kinh, dù thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc. Do đó, động thái rút khỏi Hong Kong có thể nhằm tránh những yêu cầu kiểm duyệt nội dung, hoặc chia sẻ dữ liệu người dùng.
Logo TikTok trên một chiếc smartphone. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Mặc dù quyết định của TikTok có thể được coi là động thái ủng hộ tự do ngôn luận, ứng dụng này từng nhiều lần bị chỉ trích vì quá trình kiểm duyệt. Nội dung trên TikTok bị cáo buộc nhằm phục vụ những ưu tiên của Trung Quốc, như việc các video biểu tình ở Hong Kong và ngược đãi người Hồi giáo ở Tân Cương bị xóa.
Một số ý kiến cho rằng việc Tiktok rút khỏi khỏi Hong Kong còn có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc, bằng cách loại bỏ nền tảng mà những người biểu tình chống chính quyền sử dụng để đăng video kêu gọi đòi độc lập cho đặc khu.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của ByteDance cho biết TikTok không xóa các video biểu tình Hong Kong vì động cơ chính trị, giải thích rằng chúng có thể bị gỡ xuống bởi vi phạm quy tắc tránh nội dung bạo lực, ghê rợn, gây sốc và nhạy cảm.
ByteDance, công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới, vận hành một số nền tảng mạng xã hội phổ biến. Chỉ trong vài năm qua, TikTok đã thu hút vô số người trẻ tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Ấn Độ. Theo dữ liệu của hãng phân tích ứng dụng Sensor Tower, tính đến tháng 9/2019, TikTok đã đạt khoảng 1,8 triệu lượt tải ở Hong Kong, thành phố gồm 7,4 triệu dân.
Sức lan truyền mạnh mẽ của TikTok làm dấy lên lo ngại trên toàn cầu về việc kiểm soát dữ liệu cá nhân có giá trị, đặc biệt của giới trẻ, và chính sách kiểm duyệt được cho là ủng hộ Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết họ “chắc chắn đang tính tới” việc cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, bao gồm TikTok. Ứng dụng này cũng nằm trong danh sách 59 dịch vụ của Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước leo thang vì vụ đụng độ ở biên giới hôm 15/6, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Mỹ tính cấm mạng xã hội Trung Quốc
Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ đang cân nhắc cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, do lo ngại an ninh quốc gia.
"Tôi không muốn tiết lộ thông tin trước Tổng thống Trump, nhưng đó là điều chúng tôi đang tính tới", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời Fox News hôm 6/7, đề cập việc xem xét cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc.
Nhiều nghị sĩ Mỹ ngày càng lo ngại về an ninh quốc gia với cách xử lý dữ liệu người dùng của TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance, công ty có trụ sở ở Trung Quốc. Họ e ngại luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty trong nước phải "hỗ trợ và hợp tác" với các cơ quan an ninh, tình báo của nước này khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, đại diện TikTok nhiều lần khẳng định chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu quyền truy cập vào bất cứ dữ liệu của người dùng nào và ngay cả khi được yêu cầu, công ty này cũng không chia sẻ dữ liệu.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một sự kiện ở Hà Lan tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố của Pompeo được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng tăng về vấn đề Covid-19, luật an ninh Hong Kong và cuộc chiến thương mại kéo dài gần hai năm.
TikTok, một ứng dụng phổ biến trên thế giới, gần đây cũng bị cấm ở Ấn Độ cùng 58 ứng dụng khác của Trung Quốc sau cuộc đụng độ biên giới khiến hàng chục binh lính hai nước thương vong.
Ngay sau khi kế hoạch kiểm duyệt Internet xuất hiện trong tài liệu dài 116 trang được chính quyền Hong Kong công bố đêm qua, TikTok cho biết họ sẽ dừng hoạt động ở đặc khu.
TikTok là ứng dụng được công ty công nghệ ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh ra mắt năm 2016 và đã được tải xuống hơn một tỷ lượt trên toàn thế giới. Ứng dụng này cho phép người dùng tạo ra các clip ngắn, thường là có hiệu ứng và nhạc nền hấp dẫn, mang tính giải trí cao. Hiện TikTok có khoảng 110 triệu người dùng ở Mỹ.
Sao TikTok khổ vì ẩu đả biên giới Ấn - Trung Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra ứng dụng TikTok 14 Nghị sĩ Mỹ muốn cấm TikTok 24 Quân đội Mỹ cấm TikTok Quân đội Mỹ đánh giá nguy cơ từ TikTok
Kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ đều 'vỡ trận' nếu xảy ra xung đột thương mại Trung Quốc và Ấn Độ đều phải trả giá đắt nếu tranh chấp giữa hai quốc gia leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn diện. Theo CNN, cuộc xung đột biên giới hồi tháng trước giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu ảnh hưởng đến kinh tế và công nghệ hai nước. Nhưng hai quốc gia đông dân nhất...