Hoài nghi khả năng Mỹ đặt hạm đội mới ở Singapore

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Braithwaite đề xuất lập hạm đội mới đóng quân ở Singapore, song giới chuyên gia nói điều này khó xảy ra.

Tại hội nghị chuyên đề của Liên đoàn Tàu ngầm Hải quân Mỹ ngày 16/11, Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite cho biết nước này dự định thành lập thêm một hạm đội ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để hỗ trợ Hạm đội 7 đang đóng quân tại Yokosuka, Nhật Bản.

Braithwaite nói hạm đội mới, có thể được đặt tên là Hạm đội 1, sẽ đóng quân tại khu vực của ngõ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương “để chứng tỏ sự hiện diện của Mỹ trong khu vực”. Braithwaite giải thích rằng Mỹ “cần tìm đến các đồng minh và đối tác như Singapore, Ấn Độ và đặt một hạm đội tại khu vực có giá trị nếu có biến cố xảy ra”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia hàng hải châu Á mô tả đề xuất này của Washington là “quá đột ngột” và là một “phép thử” đơn phương của chính quyền sắp mãn nhiệm Donald Trump, nhưng nhiều khả năng sẽ không nhận được sự ủng hộ vồn vã của các nước trong khu vực.

Nhiều nước châu Á đã bày tỏ lập trường hoan nghênh sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những động thái quyết liệt nhằm gia tăng ảnh hưởng tại đây. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng việc cho phép một căn cứ quân sự thường trực Mỹ mới của Mỹ trong khu vực sẽ vấp phải phản ứng mạnh từ Trung Quốc, điều các nước ở châu Á không muốn chứng kiến vào thời điểm này.

Bộ Quốc phòng Singapore cho hay họ chưa thảo luận với phía Mỹ về việc triển khai thêm tàu chiến ở nước này.

Collin Koh Swee Lean, chuyên gia thuộc trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), nhận định dù là một trong những đối tác chiến lược chủ chốt của Mỹ ở Đông Nam Á, Singapore sẽ coi việc Mỹ triển khai một hạm đội ở đây là “không thể chấp nhận được”. Singapore đang tìm mọi cách để “xóa bỏ ấn tượng” rằng nước này đang lập liên minh quân sự chính thức với Mỹ.

Ý tưởng lập hạm đội mới ở châu Á cũng khó được Tổng thống đắc cử Joe Biden thông qua nhanh chóng mà không cần xem xét kỹ lưỡng.

“Tôi cho rằng chính quyền Biden sẽ thận trọng hơn với các vấn đề chính trị nhạy cảm trong khu vực và sẽ thảo luận kỹ lưỡng đề xuất này với các đồng minh, đối tác của Mỹ, nếu kế hoạch này chưa bị loại bỏ vào tháng 1/2021″, Koh nói.

Hoài nghi khả năng Mỹ đặt hạm đội mới ở Singapore - Hình 1

Tiêm kích F/A-18E bay trên tàu sân bay Ronald Reagan tại Biển Đông, ngày 8/11. Ảnh: US Navy .

Chuyên gia Olli Pekka Suorsa thuộc RSIS tin rằng đề xuất lập hạm đội mới ở châu Á của Bộ trưởng Hải quân Mỹ chỉ là “đòn tâm lý” nhằm truyền đi thông điệp về “ý định và quyết tâm cạnh tranh về lâu dài” của Mỹ tới Trung Quốc.

Trong khi đó, chuyên gia John Bradford của RSIS nói từ quan điểm của hải quân Mỹ, ý tưởng lập hạm đội mới là phù hợp do Hạm đội 7, đóng quân tại Nhật Bản, đang phải “căng mình” do phụ trách khu vực quá lớn nhằm đối phó với “các thách thức hàng hải lớn nhất của Mỹ”.

Bộ trưởng Braithwaite cũng cho rằng Mỹ không thể chỉ dựa vào Hạm đội 7 để ứng phó với mọi thách thức ở châu Á và tin rằng hạm đội mới có khả năng răn đe mạnh mẽ hơn.

Ông cho rằng Hạm đội 1 có thể trở thành “lực lượng viễn chinh” di chuyển khắp Thái Bình Dương để hỗ trợ các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, Braithwaite không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô dự kiến của Hạm đội 1 hay khả năng điều động chiến hạm từ các hạm đội khác tới.

Video đang HOT

Một phát ngôn viên hải quân Mỹ sau đó cho biết “chưa có quyết định về thời gian hoặc địa điểm thành lập một hạm đội mới ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Hai hạm đội của Mỹ đang phụ trách khu vực này, gồm Hạm đội 7 hoạt động ở vùng biển rộng 48 triệu km 2 từ đường đổi ngày giữa Thái Bình Dương tới khu vực ngoài khơi tiểu lục địa Ấn Độ, và Hạm đội 5 phụ trách phần còn lại của Ấn Độ Dương cùng khu vực Trung Đông.

Hoài nghi khả năng Mỹ đặt hạm đội mới ở Singapore - Hình 2

Hoài nghi khả năng Mỹ đặt hạm đội mới ở Singapore - Hình 3

Vùng hoạt động của các hạm đội thuộc Hải quân Mỹ. Đồ họa: Wikimedia.

Chuyên gia Koh nói kế hoạch của Braithwaite dường như “chưa được cân nhắc kỹ lưỡng” so sánh nó với đề xuất triển khai tên lửa tầm trung tại châu Á được cựu bộ trưởng quốc phòng Mark Esper công bố tháng 8/2019, song nhiều đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc khi đó không mặn mà với phương án này.

Việc Bộ trưởng Braithwaite nêu đích danh Singapore là nơi đóng quân của hạm đội mới cũng khiến nhiều chuyên gia chú ý. Giới chức Singapore từ năm 1990 cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự trên quốc đảo. Các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân Mỹ thường xuyên ghé qua căn cứ hải quân Changi của Singapore, nơi đóng vai trò là điểm tiếp liệu và tiếp tế cho lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương.

Singapore từ năm 2013 bắt đầu cho tàu tác chiến ven biển Mỹ triển khai luân phiên tại nước này, sau đó là các trinh sát cơ P-8 Poseidon. Tuy nhiên, những thỏa thuận này không tạo thành liên minh quân sự giữa Singapore và Mỹ. Thủ tướng Lý Hiển Long gần đây nhấn mạnh rằng quan hệ chiến lược với Mỹ không đồng nghĩa Singapore chọn phe trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Singapore cho biết thỏa thuận năm 2012 về luân phiên triển khai 4 tàu tác chiến ven bờ của Mỹ vẫn “còn hiệu lực”. “Chưa có thêm yêu cầu hay cuộc thảo luận nào với Bộ Quốc phòng Mỹ về triển khai thêm tàu chiến của nước này tại Singapore”, phát ngôn viên này cho biết.

“Singapore nguy cơ phải trả cái giá lớn hơn lợi ích nhận được nếu cho phép Hạm đội 1 đóng quân, do đây được coi là đơn vị hậu thuẫn cho chiến lược tái cân bằng cứng rắn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc”, Thomas Daniel, chuyên gia Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia, cho biết.

Các quốc gia láng giềng của Singapore cũng khó lòng đồng ý thỏa thuận cho phép Mỹ đặt căn cứ thường trực, do động thái như vậy có thể làm gia tăng đáng kể căng thẳng trong khu vực.

Hoài nghi khả năng Mỹ đặt hạm đội mới ở Singapore - Hình 4

Tàu tác chiến ven biển USS Montgomery neo đậu tại căn cứ quân sự Changi, Singapore, tháng 6/2019. Ảnh: US Navy .

Chuyên gia Koh nói Singapore tìm cách tạo điều kiện cho Mỹ hiện diện lâu dài và bền vững trong khu vực, song tránh để điều này bị hiểu thành “liên minh chính thức với Mỹ hoặc mối quan hệ quốc phòng tương đương”. “Singapore được cho từ chối đề nghị trở thành đồng minh ngoài NATO của Mỹ năm 2003 và tôi thấy họ đang tìm cách duy trì điều đó”, Koh nói.

Các chuyên gia khác cho rằng quy mô lớn của một căn cứ thường trực cấp hạm đội khiến Singapore khó trở thành nơi Mỹ đặt trụ sở Hạm đội 1 nếu nước này thành lập. “Có khác biệt giữa việc Mỹ triển khai số lượng hạn chế chiến hạm với việc đặt trụ sở một hạm đội tại Singapore”, chuyên gia Suorsa cho biết.

“Việc xây dựng lực lượng hải quân đồn trú tại nước ngoài lớn hơn đòi hỏi nguồn lực và cơ sở hạ tầng đáng kể ở nước sở tại. Singapore sẽ phải mở rộng đáng kể bất cứ cơ sở nào đang có nếu cho một hạm đội của Mỹ đồn trú. Tôi thấy Singapore không có động lực chính trị để làm điều này”, Suorsa nói.

Bradford, cựu sĩ quan hải quân thuộc Hạm đội 7, nhận định dù dự kiến hoạt động ở cửa ngõ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, hạm đội mới “không nhất thiết phải đóng quân ở châu Á”. “Mỹ có nhiều kinh nghiệm chỉ huy từ xa các chiến dịch tại một khu vực. Hạm đội 1 có thể hữu ích nếu lên kế hoạch phát triển cẩn thận, tỉ mỉ và huy động được nguồn lực”, Bradford nói.

Châu Á từng bước khôi phục đường bay quốc tế thế nào?

Châu Á chịu tác động của Covid-19 sớm hơn những khu vực khác và cũng đạt đỉnh dịch trước, tạo điều kiện nối lại đường bay quốc tế nhanh hơn.

Tốc độ lây lan nhanh chóng và dễ dàng của Covid-19 khiến gần như tất cả quốc gia trên thế giới đều phải áp dụng loạt biện pháp hạn chế để phòng chống dịch, bao gồm siết chặt biên giới, gây gián đoạn việc di chuyển quốc tế. Trong bối cảnh đại dịch dần hạ nhiệt ở nhiều nơi, một số quốc gia đã nối lại các chuyến bay ra nước ngoài.

Tuy nhiên, trên toàn châu Á, trạng thái tái mở cửa đường bay quốc tế rất khác biệt giữa các nước. Trong khi Ấn Độ vẫn vật lộn với số ca nhiễm mới tăng nhanh hơn bất kỳ nước nào khác, Maldives bắt đầu chào đón hành khách nước ngoài từ ngày 15/7. Các biên giới ở Đông Á phần lớn vẫn đóng cửa, còn những quy định hạn chế tại các nước Đông Nam Á khá khác nhau.

Châu Á từng bước khôi phục đường bay quốc tế thế nào? - Hình 1

Các hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, hôm 11/9. Ảnh: AFP.

Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát hồi tháng 12/2019, thận trọng nối lại hoạt động kinh doanh từ tháng 5 sau khi nhanh chóng kiềm chế thành công đại dịch. Hôm 12/8, chính phủ nước này cho phép người dân từ 36 quốc gia châu Âu sở hữu giấy phép cư trú nộp đơn xin lại visa. Hồi đầu tháng, lệnh cấm khách nước ngoài đến thủ đô Bắc Kinh cũng được nới lỏng. Lượng khách trên các chuyến bay thẳng quốc tế đến Bắc Kinh được giới hạn ở mức 500 mỗi ngày trong thời gian thử nghiệm.

Giới chức hàng không Trung Quốc cho phép nhập cảnh đối với hành khách từ những quốc gia được cho là nguy cơ lây nhiễm nCoV qua biên giới thấp, như Thái Lan, Campuchia, Pakistan, Hy Lạp, Đan Mạch, Áo, Thụy Điển. Hành khách đến Trung Quốc cần xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi lên máy bay, cách ly tập trung 14 ngày khi đến nơi và trải qua hai lần xét nghiệm khác.

Hong Kong, nơi ban đầu kiểm soát tốt Covid-19 nhưng sau đó đối mặt đợt bùng phát mới, đang bắt đầu tái mở cửa dần dần. Tất cả người nhập cảnh phải xuất trình kết quả âm tính nCoV được xét nghiệm trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Hành khách từ một số nước như Mỹ phải cách ly 14 ngày sau khi đến nơi.

Đài Loan được cho là một hình mẫu ứng phó Covid-19 thành công. Từ ngày 29/6, những hành khách nước ngoài có lý do đến Đài Loan ngoài mục đích du lịch thông thường có thể nộp đơn xin nhập cảnh. Hành khách cần xuất trình kết quả âm tính nCoV, được xét nghiệm trong vòng ba ngày trước khởi hành, và tự cách ly 14 ngày sau khi đến.

Biên giới Nhật Bản hiện vẫn đóng cửa với hành khách từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong bối cảnh chính phủ nước này đang cân nhắc nhiều biện pháp khác nhau nhằm nới lỏng lệnh cấm đi lại để ngăn nCoV lây lan. Quy định cách ly 14 ngày sau khi tới nơi đã được gỡ bỏ đối với hành khách từ một số quốc gia.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết những điều kiện tiên quyết đối với hành khách nước ngoài vẫn được áp dụng, như xét nghiệm nCoV trước và sau chuyến bay, xuất trình kế hoạch di chuyển tại Nhật. Hành khách cũng phải thông báo cho chính quyền về nơi ở và nơi làm việc, tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Tại Đông Á, Hàn Quốc là đất nước duy nhất đã mở cửa biên giới hoàn toàn nhờ nỗ lực chống dịch nhanh chóng và hiệu quả. Những hành khách nước ngoài cư trú trong thời gian ngắn sau khi tới nơi sẽ phải cách ly 14 ngày tại cơ sở do chính phủ chỉ định, chi phí mỗi đêm trung bình 100 - 150 USD. Những hành khách tự cách ly phải tải ứng dụng trên điện thoại để khai báo tình trạng sức khỏe mỗi ngày.

Những người vi phạm quy định có thể bị phạt, bắt hoặc trục xuất. Hành khách trung chuyển qua sân bay Incheon ở Seoul không phải tuân theo các yêu cầu trên, nhưng có thể bị đề nghị hoàn thành bảng câu hỏi về sức khỏe và kiểm tra thân nhiệt.

Tại Đông Nam Á, Singapore đang tái mở cửa biên giới với tốc độ chậm, thông qua thỏa thuận đôi bên với những quốc gia lân cận. Mới có một số ít quốc gia đạt thỏa thuận với Singapore, bao gồm Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Hàn Quốc và New Zealand. Sân bay Changi còn cho phép công dân Australia và New Zealand trung chuyển, đồng thời có kế hoạch mở rộng đối tượng.

Malaysia đang cấm nhập cảnh với người nước ngoài và có rất ít ngoại lệ. Bất kỳ hành khách nào được phép nhập cảnh đều phải xét nghiệm nhanh nCoV và cách ly bắt buộc trong 14 ngày. Tuy nhiên, công dân nước ngoài vẫn được phép quá cảnh tại các nhà ga sân bay quốc tế, miễn là không làm thủ tục nhập cảnh.

Thái Lan, quốc gia cấm tất cả chuyến bay quốc tế từ tháng 5 tới cuối tháng 6, đang trong quá trình tái mở cửa. Hôm 1/7, một số lượng hạn chế chuyến bay quốc tế đã được nối lại, nhưng phần lớn phục vụ công dân Thái Lan và hầu hết hành khách nước ngoài vẫn bị cấm nhập cảnh.

Vài trường hợp ngoại lệ cho phép hành khách nước ngoài nhập cảnh Thái Lan bao gồm làm công việc nhân đạo hay viện trợ y tế, nhưng ai cũng phải cách ly trong 14 ngày sau khi tới nơi.

Campuchia đã đình chỉ các chương trình cấp visa điện tử và visa nhập cảnh sân bay, nhưng vẫn cấp visa cho hành khách quốc tế đến vì mục đích ngoại giao, công vụ hoặc lý do công việc khác. Tuy nhiên, các quy định đối với người nước ngoài nhập cảnh vô cùng nghiêm ngặt.

Tất cả hành khách quốc tế phải đặt cọc 3.000 USD khi nhập cảnh. Số tiền này được sử dụng để chi trả cho việc xét nghiệm nCoV bắt buộc, được tiến hành trong vòng ba ngày kể từ khi đến cơ sở do chính phủ chỉ định, cùng việc điều trị và cách ly nếu hành khách dương tính. Những người âm tính vẫn phải tự cách ly trong 14 ngày.

Philippines, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, vẫn đóng cửa với bên ngoài. Chỉ công dân Philippines, người có vợ chồng hoặc cha mẹ mang quốc tịch Philippines, mới được phép nhập cảnh. Ngay cả việc đi lại trong nước cũng vẫn bị hạn chế, với nhiều đô thị tiếp tục thi hành lệnh giới nghiêm.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ban đầu dự định nối lại du lịch quốc tế trong tháng 9 tại đảo Bali, giữa lúc nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề vì Covid-19. Tuy nhiên, tình trạng số ca nhiễm đột ngột tăng vọt tại Bali sau khi hòn đảo tái mở cửa phục vụ du lịch nội địa khiến chính quyền phải hoãn kế hoạch vô thời hạn. Một số quan chức cho biết họ sẽ mở cửa cho du khách khi có vaccine.

Việt Nam từ ngày 15/9 mở lại các đường bay Việt Nam - Đài Loan, Quảng Châu (Trung Quốc); Việt Nam - Nhật Bản; Việt Nam - Hàn Quốc. Từ 22/9 mở thêm hai đường bay Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Lào. Mỗi đường bay tần suất không quá hai chuyến một tuần cho mỗi bên và đối tác. Số lượng chuyến bay được xem xét tăng thêm phù hợp với thực tế.

Tại khu vực Nam Á, mức độ nghiêm trọng của đại dịch rất khác nhau giữa các quốc gia. Bhutan, nơi chỉ ghi nhận chưa đến 250 ca nhiễm nCoV và không có ai tử vong, đã bắt đầu dỡ bỏ hạn chế với các chuyến bay từ Ấn Độ và Nepal, nhưng vẫn hạn chế chuyến bay từ hầu hết quốc gia khác. Trong khi đó, Nepal đã bắt đầu nối lại đường bay thương mại từ ngày 2/9, dù người nước ngoài vẫn chưa được phép nhập cảnh.

Maldives thậm chí đã sẵn sàng chào đón du khách trở lại từ ngày 15/7. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nối lại hoạt động theo từng giai đoạn. Du khách cần điền vào phiếu khai báo sức khỏe khi đến nơi và chỉ được lưu trú tại một khách sạn trong suốt chuyến đi.

Bất cứ du khách nào có triệu chứng nhiễm nCoV đều phải xét nghiệm và chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp nào dương tính phải cách ly tại khu nghỉ dưỡng, hoặc đến cơ sở do chính phủ chỉ định. Sri Lanka cũng từng dự định tái mở cửa biên giới cho du khách vào ngày 1/8, nhưng kế hoạch này bị hoãn.

Trong khi đó, Ấn Độ lại trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, với hơn 5 triệu ca nhiễm và hơn 82.000 người chết. Tất cả công dân nước ngoài vẫn bị hạn chế đi lại, duy trì tuyên bố từ hồi tháng 3 rằng toàn bộ visa đến Ấn Độ đều không còn hiệu lực.

Tại khu vực Trung Đông, hầu hết quốc gia vẫn đóng cửa biên giới. Israel liên tục lùi ngày tái mở cửa, chỉ tạo ngoại lệ cho một số đối tượng, trong khi Georgia mới nối lại chuyến bay đến Munich ở Đức, Paris ở Pháp và Riga ở Latvia hồi tháng 8. Bất chấp tình hình phức tạp, Iran, vùng dịch lớn nhất khu vực với hơn 407.000 ca nhiễm và hơn 23.000 người chết, vẫn quyết định nối lại một số chuyến bay quốc tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào UkraineTên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
19:21:34 24/11/2024
NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?
08:27:21 24/11/2024
Giới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoàGiới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoà
08:58:27 24/11/2024
Cựu Thủ tướng Đức Merkel lo ngại về ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với ông TrumpCựu Thủ tướng Đức Merkel lo ngại về ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với ông Trump
21:07:17 23/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công tên lửa của NgaBộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Nga
12:27:08 23/11/2024
Iran tính di dời thủ đô: Bước ngoặt hay thử thách lớn?Iran tính di dời thủ đô: Bước ngoặt hay thử thách lớn?
08:25:33 24/11/2024
Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ NgaTrung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga
20:20:20 23/11/2024
Cảnh báo mưa, tuyết chuẩn bị bao trùm toàn bộ Bắc KinhCảnh báo mưa, tuyết chuẩn bị bao trùm toàn bộ Bắc Kinh
18:08:22 24/11/2024

Tin đang nóng

Lũ lên nhanh, Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ họcLũ lên nhanh, Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học
07:29:33 25/11/2024
Vừa phát hiện ung thư, việc đầu tiên anh tôi làm là đưa 2 con đi xét nghiệm ADN, kết quả khiến mọi người bàng hoàng một phenVừa phát hiện ung thư, việc đầu tiên anh tôi làm là đưa 2 con đi xét nghiệm ADN, kết quả khiến mọi người bàng hoàng một phen
05:13:22 25/11/2024
Người mẫu sinh con cho Jung Woo Sung là ai?Người mẫu sinh con cho Jung Woo Sung là ai?
06:55:49 25/11/2024
Lâm Tâm Như có phản ứng đầu tiên sau khi cùng Hoắc Kiến Hoa leo hot search vì clip 20 triệu viewLâm Tâm Như có phản ứng đầu tiên sau khi cùng Hoắc Kiến Hoa leo hot search vì clip 20 triệu view
06:39:43 25/11/2024
Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh bị đuổi khỏi nhà vì lý do không ngờ, thái độ của tài tử hạng A gây chú ýBạn gái Huỳnh Hiểu Minh bị đuổi khỏi nhà vì lý do không ngờ, thái độ của tài tử hạng A gây chú ý
06:50:02 25/11/2024
Hà Nội: 200 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn trên nền nghĩa trang ấp Thái HàHà Nội: 200 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn trên nền nghĩa trang ấp Thái Hà
06:31:05 25/11/2024
Mỹ nam ngôn tình hot nhất hiện tại: Tổng tài từ phim đến đời, hẹn hò bí mật với Kim Ji Won suốt 10 năm?Mỹ nam ngôn tình hot nhất hiện tại: Tổng tài từ phim đến đời, hẹn hò bí mật với Kim Ji Won suốt 10 năm?
06:13:13 25/11/2024
Chị hàng xóm hào hứng khoe sợi dây chuyền vàng chồng tặng, tôi xót xa nhớ đến chuyện 2 ngày trước mà không dám hé răng một lờiChị hàng xóm hào hứng khoe sợi dây chuyền vàng chồng tặng, tôi xót xa nhớ đến chuyện 2 ngày trước mà không dám hé răng một lời
05:16:33 25/11/2024

Tin mới nhất

Máy bay Nga chở 87 hành khách bốc cháy dữ dội khi hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay Nga chở 87 hành khách bốc cháy dữ dội khi hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ

08:42:53 25/11/2024
Chiếc Sukhoi Superjet 100 bất ngờ bốc cháy sau khi hạ cánh tại sân bay Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ tối 24/11 (giờ địa phương). Ngọn lửa được cho là bắt đầu từ một động cơ của máy bay.
Hàng trăm con khỉ xổng chuồng, cảnh sát Thái Lan cố thủ trong đồn

Hàng trăm con khỉ xổng chuồng, cảnh sát Thái Lan cố thủ trong đồn

08:36:53 25/11/2024
Cảnh sát ở miền trung Thái Lan thừa nhận cuối tuần qua phải cố thủ trong đồn sau khi khoảng 200 con khỉ xổng chuồng và quậy phá khắp thành phố Lopburi, thủ phủ của tỉnh cùng tên.
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 25/11

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 25/11

06:05:21 25/11/2024
Quan chức Medvedev đưa ra tuyên bố về việc Nga tự sản xuất phần lớn vũ khí của bản thân sau khi ông được hỏi liệu Nga có tiếp nhận vũ khí từ các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran hay không.
Việt Nam - Bulgaria thúc đẩy quan hệ, hợp tác

Việt Nam - Bulgaria thúc đẩy quan hệ, hợp tác

05:37:47 25/11/2024
Đây là nền tảng rất tốt để Việt Nam và Bulgaria tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực Bulgaria có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu và ngược lại.
Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới

05:35:08 25/11/2024
Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga, làm dấy lên lo ngại chỉ hai năm sau cú sốc năng lượng ban đầu của khu vực.
Quan chức Nga bình luận về khả năng Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine

Quan chức Nga bình luận về khả năng Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine

05:20:01 25/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc cũng thông báo văn phòng của ông sẽ theo dõi những diễn biến liên quan đến hoạt động của binh lính của nước thứ ba và nếu ông quyết định cung cấp vũ khí cho Kiev thì đợt cung cấp đầu tiên sẽ mang tính phòng thủ.
Lũ quét và lở đất ở Indonesia khiến 19 người thiệt mạng

Lũ quét và lở đất ở Indonesia khiến 19 người thiệt mạng

05:17:45 25/11/2024
Indonesia thường xuyên hứng chịu lũ lụt và lở đất trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4 hằng năm. Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia đã ban hành cảnh báo thời tiết khắc nghiệt, dự báo cường độ mưa cao hơn bình thường trong khu vự...
Các nghị sĩ Mỹ nỗ lực sửa luật ủng hộ Ukraine để ông Trump không thể hủy bỏ

Các nghị sĩ Mỹ nỗ lực sửa luật ủng hộ Ukraine để ông Trump không thể hủy bỏ

05:11:06 25/11/2024
Một số nghị sĩ như Joe Wilson cho rằng nên đợi đến khi ông Trump nhậm chức và Quốc hội mới hoạt động để xem xét dự luật. "Không phải dự luật không tốt, nhưng khi có một Quốc hội mới, một tổng thống mới, mọi thứ thường bị trì hoãn," ông ...
Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

22:13:10 24/11/2024
Hiện các cơ quan chức năng đang tập trung toàn lực để dập tắt đám cháy và hỗ trợ người dân. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn đang được điều tra làm rõ.
Chiến sự Trung Đông: Hezbollah bắn hơn 150 tên lửa tấn công Israel

Chiến sự Trung Đông: Hezbollah bắn hơn 150 tên lửa tấn công Israel

22:11:21 24/11/2024
IDF khẳng định hầu hết số tên lửa của Hezbollah bị lưới phòng không Israel bắn hạ hoặc rơi vào khu vực đất trống và không gây thương vong nghiêm trọng.
Pháp tuyên bố Ukraine có thể tấn công tầm xa vào Nga

Pháp tuyên bố Ukraine có thể tấn công tầm xa vào Nga

22:10:55 24/11/2024
Ngoại trưởng Pháp đã có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Anh David Lammy ở London hôm 22/11. Ông Barrot nói, các đồng minh phương Tây không nên đặt ra bất kỳ giới hạn nào trong việc hỗ trợ Ukraine chống lại Nga.
Mỹ trừng phạt Nga, nước thành viên EU bất bình

Mỹ trừng phạt Nga, nước thành viên EU bất bình

22:08:41 24/11/2024
Theo ông Szijjarto, Hungary cũng đã thảo luận tình hình với các bộ trưởng năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Bulgaria và Serbia, đồng thời tham vấn với Slovakia để tìm giải pháp đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng.

Có thể bạn quan tâm

Cuối ngày hôm nay (23/11/2024), 3 con giáp vượng vận quý nhân, tiền tài đầy túi

Cuối ngày hôm nay (23/11/2024), 3 con giáp vượng vận quý nhân, tiền tài đầy túi

Trắc nghiệm

10:09:24 25/11/2024
3 con giáp vượng vận quý nhân, tiền tài đầy túi, sự nghiệp gặt hái thành công xuất sắc.Người tuổi Tý sẽ kiếm được rất nhiều tiền, phất lên như diều gặp gió khiến người đời
Trả lời nhanh như chớp, 10X trường Quốc học Huế giành vòng nguyệt quế Olympia

Trả lời nhanh như chớp, 10X trường Quốc học Huế giành vòng nguyệt quế Olympia

Netizen

10:06:53 25/11/2024
Lê Quang Duy Khoa (THPT chuyên Quốc học Huế) thắng cả 4 phần thi với 280 điểm, giành vòng nguyệt quế trận thi tuần Olympia năm thứ 25.
Nữ bệnh nhân nhập viện tắc ruột sau khi ăn trái hồng ngâm

Nữ bệnh nhân nhập viện tắc ruột sau khi ăn trái hồng ngâm

Sức khỏe

10:03:48 25/11/2024
Đa phần, do người bệnh ăn phải những loại thực phẩm có nhiều chất tanin bao gồm hồng ngâm, ổi, sung, hạt hoa quả và các loại thực phẩm khó tiêu hóa, có nhiều chất bã xơ, sợi dai như măng, mít, kẹo cao su.
4 kiểu chân váy "hack" tuổi dành cho mùa lạnh

4 kiểu chân váy "hack" tuổi dành cho mùa lạnh

Thời trang

09:53:14 25/11/2024
Chân váy suông kết hợp ăn ý với áo len mỏng, áo thun, áo sơ mi dài tay để tạo nên những bộ cánh thời thượng. Có nhiều kiểu chân váy suông để chị em lựa chọn, chẳng hạn như chân váy đen, chân váy họa tiết, chân váy xẻ tà...
Thực hư việc thời tiết lạnh có thể đẩy nhanh quá trình rụng tóc?

Thực hư việc thời tiết lạnh có thể đẩy nhanh quá trình rụng tóc?

Làm đẹp

09:46:58 25/11/2024
Giống như da đầu, không khí mùa đông trong lành và hệ thống sưởi trong nhà có thể làm khô da. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng kem dưỡng ẩm và máy tạo độ ẩm trong nhà.
Sơn Tùng khiến Hà Nội bùng nổ với setlist quá cháy, đáp trả chuyện đi diễn toàn hú với hét

Sơn Tùng khiến Hà Nội bùng nổ với setlist quá cháy, đáp trả chuyện đi diễn toàn hú với hét

Nhạc việt

09:33:24 25/11/2024
Là một trong những spotlight được quan tâm nhất, rất đông khán giả đã đổ về khu vực trung tâm Hà Nội để chờ đợi gần 1 ngày trời để thưởng thức màn trình diễn của Sơn Tùng M-TP.
PSY mang siêu hit 5.3 tỷ views "đốt cháy" sân khấu đầu tiên ở Việt Nam, khán đài vỡ oà trước phong độ biểu diễn của ông hoàng Kpop!

PSY mang siêu hit 5.3 tỷ views "đốt cháy" sân khấu đầu tiên ở Việt Nam, khán đài vỡ oà trước phong độ biểu diễn của ông hoàng Kpop!

Nhạc quốc tế

09:29:54 25/11/2024
Tối 24/11, ông hoàng tỷ view của Kpop - PSY chính thức đổ bộ GENfest 2024. Set diễn của PSY cũng khép lại hành trình âm nhạc bùng nổ của đại nhạc hội nổi tiếng.
Cường Seven ám ảnh bị chê hát dở suốt 10 năm, lý do chưa vội có con tuổi 35

Cường Seven ám ảnh bị chê hát dở suốt 10 năm, lý do chưa vội có con tuổi 35

Sao việt

09:24:47 25/11/2024
Giành giải Thủ lĩnh toàn năng tại Anh trai vượt ngàn chông gai , Cường Seven trải lòng về áp lực khi bị chê bai giọng hát suốt 10 năm, cuộc sống sau khi kết hôn với Vũ Ngọc Anh.
Cảnh nóng ở phim Việt nhiều người xem nhất: Chi tiết nhạy cảm về chị dâu gây phẫn nộ

Cảnh nóng ở phim Việt nhiều người xem nhất: Chi tiết nhạy cảm về chị dâu gây phẫn nộ

Phim việt

09:17:08 25/11/2024
Diễn biến mới nhất trong phim truyền hình Tham vọng giàu sang liên quan các nhân vật An (Yeye Nhật Hạ) và Bảo (Dũng Bino) khiến khán giả tranh luận sôi nổi.
Nhà không có cửa sổ, cựu CEO mạnh tay chi 1,7 tỷ đồng xây "khu vườn trên mây": Vừa điều hòa không khí, lại có rau sạch ăn quanh năm

Nhà không có cửa sổ, cựu CEO mạnh tay chi 1,7 tỷ đồng xây "khu vườn trên mây": Vừa điều hòa không khí, lại có rau sạch ăn quanh năm

Sáng tạo

09:11:53 25/11/2024
Khu vườn nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà, được đôi vợ chồng tính toán tỉ mỉ để đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ cao. Bắc Kinh được biết đến là một trong những thành phố chật chội và đông dân bậc nhất Trung Quốc.
Gần chục thanh niên hỗn chiến ở TPHCM

Gần chục thanh niên hỗn chiến ở TPHCM

Pháp luật

09:02:57 25/11/2024
Ngày 25/11, Công an quận Gò Vấp (TPHCM) đang điều tra, truy xét nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến bằng vỏ chai bia trên đại lộ Phạm Văn Đồng.