Hoài nghi đập Tam Hiệp xả lũ sớm hơn thông báo
Dựa vào ảnh vệ tinh, một đại tá quân đội Ấn Độ cáo buộc đập Tam Hiệp xả lũ sớm hơn thông báo và với tốc độ cao hơn nhằm “cuốn trôi bằng chứng Covid-19″.
Dù mùa mưa thường niên bắt đầu từ 29/5 và Cục Dự báo Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (CMA) liên tục phát cảnh báo mưa lũ suốt tháng 6, nhưng tới 29/6, chính quyền Trung Quốc mới thông báo đã xả lũ lần đầu trong năm nay. Bắc Kinh tuyên bố công ty vận hành đập Tam Hiệp đã mở hai cổng xả vào sáng 29/6, đánh dấu lần xả lũ đầu tiên của đập thủy điện lớn nhất thế giới năm 2020.
Tuy nhiên, Vinayak Bhat, một đại tá nghỉ hưu của quân đội Ấn Độ chuyên tư vấn về nguồn tình báo mở (OSINT) cho tờ India Today, hôm 10/7 công bố ảnh vệ tinh trên tờ báo này, cho thấy dấu hiệu xả nước từ ít nhất 5 cổng xả lớn và 5 cổng xả nhỏ hôm 24/6, sớm hơn 5 ngày so với thông báo của chính quyền Trung Quốc. Trạm quan sát thủy lợi của thành phố Trùng Khánh hôm 22/6 đã đưa ra cảnh báo lũ màu đỏ trên sông Kỳ Giang, một nhánh của sông Trường Giang hay còn gọi là sông Dương Tử. Đây là mức cao nhất trong thang 4 nấc lần đầu tiên trong 80 năm.
Đập Tam Hiệp ngày 24/6 qua vệ tinh. Đồ họa: India Today.
Theo Vinayak, lượng nước trong hồ chứa ở đập Tam Hiệp gây hoài nghi. Mức nước hồ chứa hôm 24/6, hai ngày sau trận lũ lớn ở thượng nguồn, lại thấp hơn 15 mét so với một bức ảnh ngày 27/10/2017, khi toàn bộ cổng xả lũ đều đóng.
Dựa trên mực nước của đảo Trung Bảo tại hồ chứa Tam Hiệp, Vinayak cho rằng mực nước cao hơn 15 mét so với năm 2017 và việc xả lũ ngày 24/6 là không cần thiết. Ngoài ra, với trận lũ 80 năm có một trên thượng nguồn hôm 22/6, đáng lẽ mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp phải tương đương so với ảnh vào tháng 10/2017, thời điểm mùa lũ đã đi qua vài tháng.
Hôm 27/6 và 28/6, nhiều video trên mạng xã hội cho thấy thành phố Nghi Xương ngay dưới chân đập Tam Hiệp đã trải qua một trận lụt lớn. Người dân nghi ngờ lụt do đập xả lũ để giảm sức ép lên cấu trúc đập và dân thường phải trả giá.
Ngoài ra, ảnh vệ tinh gần nhất cho thấy đập dường như xả nhiều nước hơn so với những gì chính phủ Trung Quốc công bố. Hôm 29/6, Bắc Kinh thông báo mở hai cổng xả lũ tại đập Tam Hiệp.
Video đang HOT
Đập Tam Hiệp ngày 27/10/2017. Đồ họa: India Today.
Báo nhà nước CGTN hôm 3/7 cho biết Tam Hiệp đã mở ba cổng xả lũ hôm 2/7. Tờ báo sau đó tuyên bố tốc độ xả đạt tới 50.000 m3 mỗi giây, trong khi dòng chảy được “kiểm soát” ở tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 m3 mỗi giây. Với tốc độ xả lớn, CGTN cho hay đã làm giảm 30% lưu lượng đỉnh của sông Trường Giang, “giảm áp lực kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông một cách hiệu quả”.
Tuy nhiên, một ảnh vệ tinh hôm 9/7 cho thấy đập Tam Hiệp đã mở hết toàn bộ cổng xả lũ. Đập tràn Tam Hiệp bao gồm 23 cửa xả đáy và 22 cửa cống bề mặt.
Vinayak ước tính tất cả cửa xả lũ của Tam Hiệp đều mở một phần, ít nhất 5 cổng mở hết cỡ. Ông cho biết cấu trúc đập được thiết kế chịu áp lực từ mực nước cao hơn nhiều, do đó không cần thiết phải mở cổng xả lũ sớm từ ngày 24/6.
Vinayak cáo buộc mục đích của việc xả lũ sớm là “cuốn trôi mọi bằng chứng trước khi đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến kiểm tra các bệnh viện và phòng khám ở Vũ Hán”. Hai chuyên gia của WHO đã tới Bắc Kinh cuối tuần trước nhằm thảo luận kế hoạch tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19.
Đập Tam Hiệp ngày 9/7. Đồ họa: India Today.
Đại tá Ấn Độ cho hay ảnh vệ tinh mới nhất đến từ nhà cung cấp ảnh nguồn mở Sntinel, còn ảnh cũ hơn lấy từ Google Earth.
Mưa lũ tấn công miền nam và miền trung Trung Quốc nhiều tuần nay, khiến hơn 37 triệu người khắp 27 trong số 31 địa phương cấp tỉnh nước nay bị ảnh hưởng, 2.000 người phải sơ tán, 141 người chết hoặc mất tích và thiệt hại kinh tế hơn 12 tỷ USD.
Điều xảy ra với hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc sau khi có đập Tam Hiệp
Mới chỉ mùa đông năm ngoái, người dân Trung Quốc đau xót chứng kiến hồ nước ngọt lớn nhất cạn khô đáy, đến mùa mưa năm nay, Trung Quốc thông báo mực nước hồ Bà Dương đã đạt kỷ lục chưa từng được ghi nhận ở thời hiện đại.
Hồ Bà Dương cạn khô vao thời điểm tháng 12.2019.
Tháng 12.2019, người dân sống ở quanh hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đau xót khi nhìn thấy cảnh hồ cạn trơ đáy. Người dân khi đó nói thẳng với truyền thông Trung Quốc rằng việc đập Tam Hiệp tích nước là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hồ Bà Dương cạn khô.
Sau khi lội qua bãi bồi, ngư dân 36 tuổi Fan Xinde bắt đầu nhặt những đồng xu gần 100 năm tuổi từ lòng hồ Bà Dương, theo Reuters. Khi những người dân ở đây trốn chạy khỏi quân đội Nhật cách đây 80 năm, họ đã gom những đồng xu để vào trong các hộp nhỏ và để lên những chiếc bè chảy xuôi dòng nước. Rất nhiều hộp tiền xu đã chìm xuống đáy hồ Bà Dương.
Ở thời điểm tháng 12.2019, hồ Bà Dương đã cạn trơ đáy, có nguy cơ trở thành đồng cỏ. Người dân địa phương có thể dùng xe đạp, xe máy di chuyển một cách tự do ở đáy hồ. Nhiều người đi thu gom những đồng xu cổ bán lấy tiền.
Công trình 1.000 năm tuổi nổi lên ở giữa hồ Bà Dương.
Zheng Yingsheng, một ngư dân 59 tuổi, nói với Reuters: "Đập Tam Hiệp chặn đứng mọi nguồn nước. Mùa đông nào cũng cạn nước, nhưng năm nay hạn hán đã nghiêm trọng chưa từng thấy".
Ngoài ra, David Shankman, một giáo sư tại Đại học Alabama, người nghiên cứu về hồ Bà Dương, nói rằng nạn khai thác cát cũng là nguyên nhân khiến hồ cạn khô. "Nguồn nước của hồ phụ thuộc vào đập Tam Hiệp, nhưng nước còn lại trong hồ cũng thoát đi rất nhanh do hoạt động khai thác cát, giáo sư Shankman khi đó nói.
Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở hồ Bà Dương để khôi phục lại hệ sinh thái. Lệnh cấm có hiệu lực từ năm 2021 và kéo dài trong 10 năm.
Người dân Trung Quốc từng đổ xô đi nhặt đồng xu cổ ở hồ Bà Dương.
Sau khoảng 6 tháng, hồ Bà Dương vừa cạn khô đến nay đã ghi nhận mực nước dâng cao kỷ lục. Vào tối ngày 11.7, mực nước ghi nhận tại trạm thủy văn Xingzi ở hồ Bà Dương đã vượt qua mức 22,52 mét, cao hơn mức đỉnh trong trận lũ năm 1998.
Hồ Bà Dương nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, nguồn nước trực tiếp chịu ảnh hưởng từ đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất hành tinh. Đập Tam Hiệp đã liên tục xả lũ kể từ cuối tháng 6 và cho đến ngày 9.7 mới chấm dứt.
Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) mô tả đập Tam Hiệp đã xả lũ thấp hơn tốc độ lũ tràn về ở thượng lưu sông Dương Tử, từ đó giúp "kiểm soát lũ một cách tốt hơn ở vùng hạ lưu".
Tình hình ngập lụt ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây hết sức nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tình hình ở huyện Bà Dương cũng như hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, lại trở nên hết sức bi đát. Ngày 11.7, giới chức tỉnh Giang Tây nâng mức ứng phó khẩn cấp nhằm kiểm soát lũ trong tỉnh từ mức 2 lên mức 1, mức cao nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp.
Mưa lũ đã gây ngập nặng ở huyện Bà Dương, khiến nhiều người bị mắc kẹt. Tối 8.7, một đoạn đê dài 50 m trong huyện này bị vỡ, khiến 9.000 người phải sơ tán và hơn 10 km2 đất nông nghiệp bị ngập. Một đoạn phim do CGTN phát cho thấy ngày 9.7 toàn bộ khu vực có đê vỡ chìm trong nước lũ.
Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt có diện tích lớn gấp đôi thành phố London, Anh. Hồ thuộc tỉnh Giang Tây, dài 173km và rộng 74km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.000km2.
Trung Quốc nói đập Tam Hiệp chưa đạt công suất tối đa Đơn vị vận hành cho biết đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang vẫn chưa đạt dung tích phòng lũ tối đa và vẫn có thể đối phó với lũ lớn hơn. "Tình hình lũ lụt hiện tại ở dòng chính của sông Trường Giang không đặc biệt nghiêm trọng, nên khả năng trữ nước phòng lũ của hồ thủy điện vẫn chưa...