Hoắc Tư Yến ngắm bình minh trên sông Seine
Mỹ nhân Hoa ngữ được mời đến Pháp chụp bộ hình quảng cáo cho một tạp chí thời trang. Cô đã chia sẻ với khán giả những phút giây lãng mạn giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời.
Theo VN Express
Tới kinh đô thời trang cao cấp để tiêu tiền
Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Paris là một trung tâm của văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất.
Sự nhộn nhịp, các công trình kiến trúc và không khí nghệ sĩ đã giúp Paris mỗi năm có đến 30 triệu khách nước ngoài.
Thành phố còn được xem như kinh đô của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn. Nói cách khác, đến Paris nghĩa là bạn phải chuẩn bị tiền. Thậm chí, rất nhiều tiền.
Người ta ước tính, toàn Paris có tổng cộng 6.088 con đường, cả công cộng và tư nhân. Phần nhiều các con phố Paris đều bằng phẳng, ít dốc. Một số đường phố, đại lộ không rải nhựa mà được lát bằng những viên đá nhỏ. Tương tự ở nhiều thành phố khác, tầng một các tòa nhà mặt phố đều dành cho cửa hàng, quán café... Một số hộp đêm, phòng chiếu phim chỉ có một cửa nhỏ trên phố, còn không gian chính nằm ở tầng ngầm.
Video đang HOT
Một số đường phố Paris nổi tiếng mang những đặc trưng riêng. Đại lộ Champs - Élysees gần Khải Hoàn Môn và là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, luôn tràn ngập khách du lịch.
Phố Rivoli tấp nập ở trung tâm chạy dọc sông Seine ngang qua các công trình nổi tiếng Tòa thị chính, bảo tàng Louvre, Khải hoàn môn Carrousel, vườn Tuileries.
Đại lộ Saint - Michel thuộc khu phố La Tinh đông đúc sinh viên.
Đại lộ Opera gần nhà hát Opera Garnier và khu mua sắm Galeries Lafayette, Printemps... là nơi có nhiều văn phòng hàng không, du lịch.
Phố Mouffetard cổ với các nhà hàng, quán café và những cửa hàng truyền thống. Đại lộ Clichy là nơi tấp nập vào ban đêm với nhiều quán café, hộp đêm, trong đó có Moulin Rouge.
Đại lộ Montaigne là nơi có nhiều cửa hiệu thời trang cao cấp và khách sạn sang trọng Plaza Athenee...
Nhiều khu phố Paris mang những đặc trưng văn hóa riêng. Quận La Tinh là khu phố sinh viên, nơi có các trường đại học từ nhiều thế kỷ trước. Café de Flode ở Saint - German - des - Pres từng là ngôi nhà của Chủ nghĩa hiện sinh.
Đồi Montmartre
Đồi Montmartre ngoài nhà thờ Sacre Coeur nổi tiếng còn là trung tâm của hội họa đầu thế kỷ 20. Tương tự, Montparnasse cũng từng thu hút nhiều họa sĩ, nhà văn những ngày nay trở thành một khu phố văn phòng.
Chợ Tàu Paris với sự hiện diện rõ nét của văn hóa Phương Đông là khu phố Tàu lớn nhất Châu Âu. Đại lộ Champs - Ély - sees và các phố gần đấy như George - V - Montaigne... là khu vực nhiều cửa hàng thời trang cao cấp, cùng các khách sạn đặc biệt sang trọng Plaza Atheness, George V...
Một "không gian chợ" khổng lồ
Có thể nói như thế về khả năng mà một khách sạn du lịch có thể tiêu tiền ở Paris. Nghĩa là vấn đề là bạn sẽ mua sắm như thế nào chứ không phải là mua cái gì.
Hãy bắt đầu từ chuyện ăn, uống.
Quán café đầu tiên của Paris là Regence, được khai trương năm 1688 tại khu Palais - Royal. Sau đó một năm tới quán café Procope được mở ở bên tả ngạn sông Seine. Rất nhanh chóng, các quán café trở thành một phần của văn hóa Paris.
Những quán café vườn từng rất phổ biến vào thế kỷ 18 và rất có thể xem như là các "terrasses de cafe" - café thềm (vỉa hè) - đầu tiên của Paris. Vào thế kỷ 19, việc quy hoạch lại thành phố cùng sự xuất hiện các đại lộ lớn với vỉa hè tạo điều kiện thuận lợi cho những "terrasses de cafe".
Nhờ giao thông đường sắt vào giữa thế kỷ 19 và cách mạng công nghiệp, nhiều người từ các tỉnh tới thủ đô mang theo những phong cách ẩm thực khác nhau đã tạo nên những nhà hàng với các đặc sản riêng.
Chez Jenny là một ví dụ cho ẩm thực vùng Alsace, Aux Lyonnais với các món từ Lyon... Sau đó, những người nhập cư tiếp tục giúp cho ẩm thực Paris thêm đa dạng với những món ăn của các dân tộc trên khắp thế giới như Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan... Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, Paris còn có các nhà hàng đặc biệt khác như Maxim's - nhà hàng được trang trí theo phong cách Tân nghệ thuật từng là điểm đến của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, hay nhà hàng Jules Verne nằm trên tầng hai của tháp Eiffel.
Paris vẫn thường được xem là kinh đô thời trang của thế giới. Ở đây tập trung những nhà mẫu nổi tiếng, các buổi trình diễn thời trang quan trọng và những cửa hàng thời trang cao cấp.
Một vài khu phố của Paris quy tụ nhiều các cửa hàng đồ xa xỉ. Những hàng trang sức như Cartier, dinh van, Chanel... nằm ở quảng trường Vendome và phố Paris cạnh đó. Đại lộ Montaigne ở Quận 8 với những cửa hàng của Chanel, Louis Vuitton, Gucci, Armani, Dior, Prada, Valentino, Nina Ricci... Phố Faubourg - Saint - Honore có sự hiện diện của Hermes, Dolce & Gabbana... Đầu đại lộ Champs - Élysees cũng có các cửa hàng của Cartier, Montblanc, Hugo Boss cùng Louis Vuitton đặc biệt thu hút du khách.
Gare Lyon
Paris cũng là trung tâm của mua sắm với các hệ thống cửa hàng nổi tiếng như Galeries Lafayette, Printemps... cùng các trung tâm thương mại Les Halles, La Defense... Vào thế kỷ 19. Các cửa hàng hiện đại xuất hiện ở Paris như một ý tưởng cách mạng.
Những đại cửa hàng có sự kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, ghi giá cả rõ ràng, ổn định, hàng hóa đa dạng, trưng bày trong các không gian rộng, sang trọng... được đi tiên phong bởi Le Bon Marche vào năm 1852. Kế đó tới các đại cửa hàng La Samaritaine, Galeries Lafayette...
Le Bon Marche
Nhà văn Emile Zola trong tiểu thuyết Au Bonhouer des Dames năm 1883 cũng đã miêu tả cuộc đời của một nhân viên làm việc trong một đại cửa hàng. Ngày nay, Paris có tất cả 5 hệ thống đại cửa hàng: Galeries Lafayette, Printemps, Le Bon Marche, La Samaritaine và BHV.
Palais Royal
Louvre
Notre Dame
Theo Bưu Điện Việt Nam
Paris và tình yêu của tôi Tôi đến Paris trong những ngày cuối đông để ngắm một Eiffel kiêu hãnh, những con phố cổ kính, những cây cầu lãng mạn và khám phá góc khuất ở thành phố kỳ diệu này... Thật may mắn khi tôi và bạn trai về Pháp trong những ngày thời tiết tuy còn rét nhưng không còn tuyết rơi vì khi đó sẽ rất...