Hoa Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường Nhật Bản
Nhiều loại hoa của Việt Nam đã tìm được chỗ đứng và được người tiêu dùng Nhật Bản khá ưa chuộng.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu hoa của Việt Nam đang có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hoa của Việt Nam đã đạt 61,8 triệu USD, tăng 27% so với năm 2020. Một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của hoa Việt Nam là Nhật Bản. Tại đây, nhiều loại hoa của Việt Nam đã tìm được chỗ đứng và được người tiêu dùng khá ưa chuộng.
Gian hàng hoa ở siêu thị AEON Mall Makuhari (Chiba, Nhật Bản). Ảnh: Đào Thanh Tùng/Pv TTXVN tại Nhật Bản
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo, bà Kaori Sato, Trưởng phòng các sản phẩm trồng trọt, Công ty Bán lẻ AEON, chia sẻ: “Khoảng 40% hoa trong siêu thị này (AEON Mall Makuhari ở tỉnh Chiba) là hoa nhập khẩu. Các loại hoa nhập khẩu từ Việt Nam được người Nhật Bản ưa chuộng nên doanh số bán hàng của chúng tôi rất tốt”.
Ông Hiroshi Yamasaki, nhân viên văn phòng ở Tokyo, cho biết thường mua hoa để tặng cho người thân và bạn bè. Ông đặc biệt thích các bông hoa của Việt Nam vì rất tươi và đẹp.
Ông Hiroshi Yamasaki, nhân viên văn phòng, trả lời phỏng vấn TTXVN. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Pv TTXVN tại Nhật Bản
Các số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho thấy trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD), trong đó nhập khẩu hoa từ Việt Nam là 45 triệu USD, chiếm 8,52%, đứng thứ 4 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ xuất khẩu hoa sang Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các loại hoa mà Nhật Bản nhập khẩu nhiều từ Việt Nam là hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa ly, hoa lan và hoa hồng. Đây là các loại hoa Việt Nam đang trồng và xuất khẩu rất nhiều.
Mặc dù thị phần của Việt Nam tại thị trường hoa Nhật Bản đã tăng trưởng khá nhanh trong thời gian gần đây nhưng theo các chuyên gia kinh tế, tiềm năng cho hoa Việt Nam tại thị trường này vẫn còn rất lớn. Bà Sato chia sẻ: “Tôi nghĩ xuất khẩu hoa Việt Nam sang Nhật Bản có thể tăng trong thời gian tới. Hiện nay, Nhật Bản nhập khẩu khá nhiều hoa từ Malaysia, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nguồn cung và chất lượng hoa của Malaysia không ổn định. Vì vậy, tôi nghĩ rằng cơ hội cho hoa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản còn rất lớn”.
Khách hàng chọn mua hoa ở siêu thị AEON Mall Makuhari (Chiba, Nhật Bản). Ảnh: Đào Thanh Tùng/Pv TTXVN tại Nhật Bản
Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cảnh báo việc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản đã khó nhưng việc duy trì chỗ đứng còn khó hơn nhiều. Vì vậy, các nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hoa Việt Nam cần nỗ lực để đảm bảo chất lượng hoa theo đúng cam kết với đối tác như chiều dài của cành, số lượng bông và kích thước của bông hoa…Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm dịch thực vật và về sử dụng hóa chất để bảo quản hoặc tạo màu cho hoa của Nhật Bản.
Ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, nhấn mạnh: “Đối với hoa trang trí cũng như các loại nông sản nhập khẩu, Nhật Bản yêu cầu rất cao về độ an toàn với sức khỏe của người dân. Vì thế, các hóa chất để ngâm bảo quản cho hoa tươi lâu hoặc các chất tạo màu cho hoa phải đảm bảo an toàn theo quy định của Nhật Bản. Các yêu cầu đó rất nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng hoa Việt Nam cần phải lưu ý vấn đề này”.
4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam có đà hồi phục ấn tượng, giá trị xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD.
Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 4, Việt Nam xuất khẩu khoảng 550 nghìn tấn gạo với giá trị đạt 273 triệu USD, đưa tổng khối lượng trong 4 tháng đầu năm đạt 2,05 triệu tấn với giá trị 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy giảm về giá trị, nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so các với các nước. Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan trong tháng 4 ở mức 410 - 412 USD/tấn, gạo 5% tấm của Ấn Độ ở mức 361 - 365 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước.
Trong khi đó, giá bán gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất thế giới. Cụ thể, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng lên mức 425 USD/tấn vào giữa tháng 4, thì giảm trở lại mức 415 USD/tấn, tương đương mức trung bình tháng 3.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 4 tháng đầu năm khởi sắc. (Ảnh: VTV)
Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippinnes. Năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Quý I/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch.
Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới, với nhu cầu mạnh hơn từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka.
Tại thị trường trong nước, ở An Giang, giá lúa ngày 6/5 chững lại ở tất cả giống lúa, nếp và gạo có trong bảng khảo sát. Cụ thể, lúa Nàng Nhen (khô) dao động trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg và Nàng Hoa 9 thu mua tại mốc 5.900 đồng/kg.
Các giống lúa OM cũng không xuất hiện tăng giảm trong hôm nay. Trong đó, lúa OM 5451 duy trì trong khoảng 5.500 - 5.700 đồng/kg và lúa OM 18 đang áp dụng mức giá bán là 5.800 đồng/kg.
Giá các loại nếp tiếp tục đi ngang trong ngày cuối tuần. Trong đó, nếp ruột đang thu mua ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, nếp Long An giao dịch trong khoảng 5.600 - 5.850 đồng/kg và giá nếp AG (tươi) ổn định tại mức 5.600 - 5.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.150 - 8.200 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.650 - 8.700 đồng/kg.
Giá phụ phẩm cũng có xu hướng đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 8.100 - 8.300 đồng/kg; giá cám khô 8.500 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo tiếp tục duy trì ổn định. Hiện gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 - 15.000 đồng/kg; Gạo thường 11.000 - 12.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Thương hiệu Việt hội nhập - Bài 3: Hàng Việt chất lượng ngoại Vốn được đánh giá là một trong những "cái nôi" thai nghén doanh nghiệp phát triển hàng Việt Nam chất lượng cao, đến nay Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương tiên phong đồng hành cùng đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng thương hiệu Việt chất lượng ngoại. Thông qua những chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao"...