Hoa Trung Quốc ướp thuốc ngập chợ hoa đêm Hà thành
Một trong những đặc trưng của Hà Nội về đêm đó là sự nhộn nhịp của các khu chợ đầu mối. Nếu Hoàng Mai có chợ cá, chợ thịt lợn, Long biên có chợ rau, củ, quả thì Tây Hồ có chợ hoa. Nơi đây khi xưa đã từng lưu giữ những nét tinh tuý của người Hà Thành. Thế nhưng bây giờ chợ hoa đã không còn như xưa.
Ngập hoa Trung Quốc
Hoa là một trong những thú chơi tao nhã của người Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. Đặc biệt vào các dịp lễ, tết thì hoa là một thứ không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà người Hà Nội. Mùa nào hoa ấy và không bao giờ người dân Thủ đô phải lo chuyện tìm mua hoa tươi ở đâu. Mỗi ngày trên đường phố Hà Nội có đến không biết bao nhiêu chuyến xe chở đầy hoa đủ màu sắc chủng loại từ chợ đêm Quảng Bá (Tây Hồ) đi khắp các ngõ hẻm. Chính vì thế chợ Quảng Bá – như một trung tâm lặng lẽ trong đêm đưa những vẻ đẹp tinh tế của hoa đến với mọi người.
Chợ thường bắt đầu hoạt động từ khoảng 22h đêm. Tuy nhiên khoảng thời gian sầm uất nhộn nhịp nhất là vào 1h, 2h sáng. Khi ấy khu chợ rất đông đúc người mua kẻ bán với các xe tải đem hoa từ các nơi khác tới. Có dịp dạo quanh một vòng chợ sẽ thấy việc mua bán rất nhẹ nhàng, không có những cảnh lớn tiếng mặc cả như ở các hàng thịt, hàng cá thường thấy.
Chợ Quảng Bá ngập hoa là thế nhưng vẫn có những người tiếc nuối bởi hoa Việt nay đã không còn nhiều như xưa mà chỉ chủ yếu là các loại hoa từ Trung Quốc. Với những người biết về hoa, không khó nhận ra các loại ly, cúc, hồng… đa phần nhập từ xe lạnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các loại hoa này được trồng theo phương pháp công nghiệp. Theo quan sát của chúng tôi, dưới góc chợ hoa, các xe lạnh được tập trung riêng thành một khu, các loại hoa được chở bằng xe chuyên biệt.
Các bọc hoa Trung Quốc nhanh chóng được lột bỏ nhãn mác, đóng gói thành các bó theo đơn vị chục, trăm… rồi nhanh chóng chuyển đi trong đêm. Phần còn lại dành cho các thương lái tại chỗ thu mua. Các loại hoa này khi chuyển xuống chợ hầu như chưa nở. Chúng chỉ mới “nứt mày hoa”. Theo bà Trần Thị Hoa, một người có thâm niên buôn hoa tại chợ hoa Quảng Bá: “Để giữ hoa được tươi lâu thì cần phải có thuốc ướp hoa. Hoa là loại hàng đặc biệt, chúng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nếu không có xe lạnh, thuốc ướp thì bỏ đi hết. Hoa mới “nứt mày” thì sau này chuyển đến các điểm bán, về đến tay người dùng chúng bắt đầu mới nở. Như vậy sẽ giữ được hoa tươi nhưng chúng cũng rất nhanh tàn khi hết thuốc…”.
Chị Nguyễn Thị Quý, một người trồng hoa tại làng hoa Quảng Bá cho biết: “Trước kia, làng hoa trồng hoa theo mùa, tức là mùa nào hoa ấy, hoa ly thường chỉ có trong dịp tết. Bây giờ ly ở chợ hoa Quảng Bá này chủ yếu là ly Trung Quốc. Ly Trung Quốc không thơm như ly Việt mình nhưng lại rất rẻ và để được lâu. Ly chủ yếu được ướp sẵn bằng thuốc từ bên Trung Quốc rồi cho vào xe lạnh. Sang Việt Nam hoa vẫn còn tươi vài ngày nữa mới tàn. Những người trồng hoa ở Quảng Bá chỉ trồng Ly cho dịp tết nhưng cũng khó bán bởi hoa Trung Quốc”.
Video đang HOT
Tiếc nuối một mùa hoa
Hoa loa kèn trắng với vẻ đẹp tinh khiết thường nở vào đầu hè, từ lâu đã là loại hoa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng và là loài hoa đặc trưng của quận Tây Hồ dịp hạ về. Thế nhưng, những mùa hoa gần, đi mỏi chân khắp chợ hoa, khó tìm nổi một nhành hoa do người Quảng Bá trồng. Cũng đã cuối mùa hoa, trên bãi chỉ còn lại những người đang tất bật dọn vườn chuẩn bị gieo vụ hoa mới. Thấy có người hỏi về hoa loa kèn, chị Thuý, tổ 34, phường Quảng An nhoẻn miệng cười: “Những ruộng loa kèn bạt ngàn giờ chỉ còn trong ký ức thôi, chẳng nhà nào trồng hoa này nữa đâu mà tìm. Trước đây, nhà tôi cũng trồng nhiều lắm. Chỉ tội là trồng tốn đất mà thu nhập lại không cao nên bây giờ nhiều hộ chuyển sang cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn”.
“Mọi năm, mỗi dịp mùa hè về, cả làng Quảng Bá như ướp trong mùi hương nhẹ nhàng và sắc trắng tinh khiết của loa kèn. Nhiều năm, thay vì trồng loa kèn, nhiều người đã chuyển sang trồng những loại hoa khác có giá trị kinh tế, thu lời nhanh hơn”, bà Hỵ, một người dân trồng hoa nhiều năm tại làng Quảng Bá cho biết.
Cũng theo nhiều người trồng hoa ở Quảng Bá cho biết, loa kèn thường được trồng vào tháng chín, tháng mười và phải đến tháng tư năm sau mới được thu hoạch. Khi thu hoạch hết hoa, lại tiếp tục phải nuôi củ thêm 2-3 tháng mới dỡ để làm giống cho vụ sau. Thỉnh thoảng trong chợ, vẫn có những người tinh ý hỏi về hoa loa kèn của Quảng Bá nhưng có lẽ họ chỉ nhận được câu trả lời đầy thất vọng. Những người trồng hoa của làng hoa Quảng Bá xưa cũng không còn nhiều mặn mà với hoa bởi sự ảnh hưởng của đô thị hoá. Làng hoa xưa đã thành phường vào quận, những ruộng hoa xưa đến mùa bạt ngàn khoe sắc nay đã không còn.
Chị Thảo, người buôn hoa từ ngày chợ Quảng Bá còn ở trong ngõ tâm sự: “Ngày xưa, hoa của mình thì chỉ có theo mùa, đi chợ mùa nào thì thấy rộ lên hoa ấy, mùa này đang mùa sen, cúc, hồng tỷ muội… ai đi chợ đều dễ dàng nhận thấy. Bây giờ thì hoa của mình còn ít lắm, chắc chỉ còn 1/3, còn lại là hoa Trung Quốc, vừa rẻ vừa đẹp nhưng không thơm và tươi lâu như hoa mình. Hoa Trung Quốc nhanh tàn và nhanh rữa, khó làm hoa khô được bởi có nhiều loại thuốc ướp hoa”.
Trần Phương
Theo_Người Đưa Tin
Trời nóng, người Hà Nội rủ nhau đi "tắm tiên"
Những ngày hè, cứ ngoài 4h chiều khi nắng bắt đầu dịu, họ lại lặng lẽ rủ nhau ra để khỏa mình dưới dòng nước mát mà không một mảnh vải che thân ...
Chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm không xa, nhưng bãi tắm tiên của người HN giống như một làng quê thực thụ - cũng bãi mía, đồng ngô, cũng có những người nông dân ngày đêm trồng tưới. Khung cảnh mộc mạc tĩnh lặng ấy có lẽ là lý do chính quyến rũ người dân Hà Thành, dám mạnh dạn trút bỏ quần áo hòa mình vào thiên nhiên để tìm cảm giác thanh bình giữa không gian phố xá ồn ã, bon chen.
Nhưng bãi tắm tiên của người HN giống như một làng quê thực thụ...
Bãi "tắm tiên" bên sông Hồng này xuất hiện từ khi nào không ai biết, nhiều người lớn tuổi sinh ra ở Hà Nội sống quanh khu vực Hoàn Kiếm cũng chỉ mang máng rằng từ hồi trẻ đã thấy nhiều người ra đó "tắm tiên" rồi.
Người ta bảo rằng, ngày xưa lượng người đến tắm tiên còn thưa thớt. Một số ngượng phải mặc quần đùi, nhưng lâu ngày "cởi" thành quen. Ngày đầu cũng có người bảo họ là những người "có vấn đề", nhưng lâu rồi khi bãi đông lên không còn nghe thấy ai xì xào nữa. Tới bây giờ, số người đến tắm ngày càng đông
Thú vị nhất là chuyện khởi động làm nóng cơ thể trước khi xuống nước. Mỗi người có một cách chẳng giống ai. Người thì ngồi thiền bất động như khúc gỗ, có người thì lại dùng biện pháp trồng cây chuối theo kiểu cữ V. Chỉ có đám thành niên trung thành với kiểu: chạy và đá bóng.
Người già tắm tiên đã đành, người trẻ cũng không ngần ngại "lộ thiên" giữa trời đất thủ đô. Nghề nghiệp của họ cũng khác nhau. Nhưng đa phần là công chức, một số người đã về hưu.
Họ đến đây khỏa mình dưới dòng nước sông hồng mát lạnh giữa cái nắng hè oi ả, tắm dần thành quen vì thế mà ngày hè này bãi tắm chẳng bao giờ vắng bóng người . Họ tới đây để... tồng ngồng như con trẻ ào xuống dòng sông Hồng mát lạnh trong những ngày hè.
Người đến đây đều tồng ngồng ung dung nghịch cát, tắm nắng, đá bóng, tập thể dục, rồi lại thả tùm mình xuống nước. Tất cả đều ... trần như nhộng.
Người Hà Nội đến đây tắm đều mang theo xà bông, khăn tắm, dầu gội đầu, và thậm chí có người cẩn thận còn mang theo từ nhà can 5 lít nước sạch để khi tắm xong dội lại lần cuối cho sạch.
Sau khi thỏa sức vui đùa với dòng nước mát lạnh, họ lại thường tán gẫu, không khí vui tươi tách biệt hẳn với những gì đang diễn ra trong lòng thành phố.
Nhiều người cho rằng, tắm tiên ở đây cũng như một sự trải nghiệm trải nghiệm cuộc sống, để tránh đi sự ồn ào bụi bặm đô thị, để tận hưởng những thú vui giản dị đậm đặc khoái cảm bên dòng sông Hồng lãng đãng.
Minh Phan
Theo dantri
Ra phố "săn" chim ở Hà thành Người ta đến chợ để "săn" cho mình những chú chim cảnh ưng ý, người ta đến chợ là để trao đổi kinh nghiệm chơi chim hay đơn giản chỉ cần thưởng thức tiếng hót trong lành của nó... Sau khi phải nhường chỗ cho đường vượt Văn Cao, người chơi chim Hà Thành cứ ngỡ sẽ không còn chợ chim đường Bưởi....