Hoa trúc đào có thể gây chết người
Trúc đào đang được trồng phổ biến tại dải phân cách, hai bên đường, tại công viên, chung cư, cơ quan, trường học, gần điểm dừng xe buýt… Nhiều người chưa biết loài cây này rất độc, có thể gây chết người.
Trúc đào trồng ở nhiều nơi
Trên địa bàn Hà Nội, cây trúc đào được trồng ở nhiều nơi, tuy nhiên, nhiều người được hỏi đều rất mơ hồ về loài cây này. Chủ quán nước ở hồ Ba Mẫu, cho biết: “Cây trúc đào trồng nhiều ở dọc đường tàu. Tôi nghe nói nó rất độc nhưng không biết cụ thể nó độc ở hoa, lá, hay nhựa”.
Dọc bờ tường Công viên Thống Nhất, phía đường Lê Duẩn cũng có nhiều cây trúc đào. Tại một số tuyến đường, phố ở Hà Nội, cây trúc đào được trồng khá phổ biến như trên dải phân cách đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, Kim Mã, Hoàng Diệu, Lê Đức Thọ. Khu vực gần sân vận động Mỹ Đình. Tại 4 tòa nhà thuộc Ban Quản lý nhà Vicome (Hà Nội), cây trúc đào được trồng ngay cạnh hầm gửi xe, cạnh sảnh cửa ra vào và dọc hai bên đường.
Dọc đường khuôn viên trong hồ Ba Mẫu (Hà Nội) có rất nhiều cây trúc đào
Bà Nguyễn Thanh Hải – Phó ban Quản lý tòa nhà Vincome cho biết: “Từ khi chúng tôi tiếp nhận quản lý Tòa nhà đã thấy cây trúc đào ở đây. Cây trúc đào được trồng bởi hoa đẹp, dễ sống. Nếu các hộ dân ở đây yêu cầu nhổ bỏ cây này thì chúng tôi sẵn sàng thay thế bằng cây hoa khác. Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được ý kiến của các hộ dân”.
Video đang HOT
Có lẽ là chưa có trường hợp nào bị ngộ độc hoặc tử vong vì cây trúc đào nên nhiều người chưa thấy được sự nguy hiểm của nó. Chưa có sách hay bài viết cụ thể nói về tác dụng và tác hại của trúc đào”.
Không chỉ ở Hà Nội, một số địa phương khác cũng trồng cây trúc đào. Tại km 19, quốc lộ 32 (thuộc địa phận Vĩnh Phúc), người ta đã trồng cây này ở dải phân cách. Nhiều vùng quê cũng trồng cây trúc đào.
Độc tính cao
Lương y Huyên Thảo cho biết, theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi: “Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta kể những trường hợp lính vùng đảo Corse (Pháp) đã bị ngộ độc chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng.
Có những người bị ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào, hay do uống nước suối rễ cây trúc đào mọc ở gần. Có nước còn đã dùng bột vỏ thân và bột gỗ trúc đào để đánh chuột”.
Cũng theo lương y Huyên Thảo, thực tế cho thấy, trúc đào là loại cây “kịch độc” (độc tính cực mạnh). Tất cả các bộ phận của cây và nhựa trắng đều có chất độc. Vỏ, lá tươi có độ độc mạnh hơn khi đã phơi khô; Hoa có độ độc nhẹ hơn. Khi cần sử dụng để chữa bệnh, cần có hướng dẫn của thầy thuốc. Phụ nữ có thai cấm sử dụng.
Cũng theo lương y Huyên Thảo, người bị ngộ độc do trúc đào, có thể có một số triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, đau bụng, tiêu chảy có máu. Loạn nhịp tim, đờ đẫn, chân tay run rẩy hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Nhựa trúc đào dính vào da còn gây viêm tấy và bỏng rát, sưng đỏ, dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc…
Nhiều người đã đưa ra kiến nghị: Không nên sử dụng trúc đào để làm cây cảnh ở nhà và nhà trẻ. Cần thận trọng khi đưa trẻ vào công viên có trồng cây trúc đào: Tránh để trẻ hái lá hay hoa hoặc bẻ cành để chơi.
Theo Tiền Phong
Tiêm phòng rubella bao lâu thì mang thai?
Em vừa lập và gia đình và muốn có con sớm. Nghe nói khi mang thai mà người mẹ bị bệnh rubella sinh con ra dễ bị dị tật. Vậy khi em tiêm vắc-xin để phòng bệnh nói trên, thì bao lâu em mới mang thai được và tiêm mấy liều?
(Trần Thanh Thủy - Đồng Tháp)
Bệnh rubella với nhiều tên gọi khác nhau, được bác sĩ người Đức mô tả lần đầu vào năm 1814 nên còn được gọi là bệnh "Sởi Đức" hay một tên khác theo nghĩa tiếng Pháp bệnh rubeole. Bệnh có mặt và lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch, nhất là ở trẻ em, trong đó có phụ nữ đang mang thai. Tuy bệnh ít có biến chứng trầm trọng, không gây chết người, nhưng để lại di chứng hết sức nặng nề, đó là có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bệnh do virút gây nên, có tên khoa học là rubella thuộc họ Togavirus chủng rubivirus, được phân lập vào năm 1962, virút rubella sống yếu ở môi trường bên ngoài, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như: formol, acid yếu, nước sôi... Bệnh lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt từ miệng khi ho, khi nói chuyện, khi hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng như: dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ chơi, qua ly chén ăn uống chung... Sự lây truyền có thể xảy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban.
Bệnh diễn tiến qua 3 thời kỳ. Thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài từ 10 - 20 ngày sau khi tiếp xúc với người. Thời gian này tuy nhiễm virút nhưng cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Tiếp theo là thời kỳ toàn phát, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ trên 37,50C kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt sau đó sẽ phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới. Khi phát ban lan xuống người thì ở mặt thường hết. Phát ban là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, nổi từng đốm lan tỏa, xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình, thường không thấy ở lòng bàn tay và bàn chân. Người bệnh kèm theo sưng đau hạch, thường ở mé sau cổ hoặc cạnh tai, đau khớp. Các triệu chứng bệnh trên thường kéo dài từ 3 - 4 ngày rồi tự khỏi, riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh. Nếu phụ nữ có thai bị bệnh, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng bao gồm sảy thai, quái thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và hội chứng rubella bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của rubella bẩm sinh là giảm sức nghe, có thể điếc, đục thủy tinh thể, có thể tổn thương mắt gây mù, bệnh tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần, chậm lớn.
Tóm lại, di chứng do rubella để lại cho thai nhi là hết sức nặng nề. Vì vậy trước khi chuẩn bị làm mẹ, cần chủ động phòng ngừa bằng cách tạo miễn dịch chủ động. Nhưng trước hết, cần làm xét nghiệm huyết thanh để xác định cơ thể có được miễn dịch chưa. Nếu chưa thì chích ngừa với thời gian tối thiểu là 3 tháng. Sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai. Sau khi tiêm vắc-xin sẽ phòng được bệnh trong khoảng thời gian 10 - 16 năm hoặc có thể cả đời. Thuốc thường dùng hiện nay là vắcxin MMR (measle, mumps, rubella), hay PRIORIX là vắc-xin tổng hợp ngừa 3 bệnh: sởi - quai bị - rubella). Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất .
Theo SK&ĐS
Lời kể nhân chứng trong vụ xe điên ở ngã tư Hàng Bài "Em bị ngã văng ra sát cạnh ô tô, cố lấy sức gồng lên để nhoài ra. Thắng bị đau hơn nằm ngay trước xe, nhưng cậu ấy chắc chắn đã không chết nếu lái xe lúc đó không cuồng loạn quay đầu xe để tháo chạy và đè bẹp cậu ấy...". Nguyễn Trường Giang, người ngồi sau may mắn sống sót trên...