Hỏa tinh có gì giống trái đất, con người sống trên đó được không?

Theo dõi VGT trên

Sao Hỏa còn gọi là Hỏa Tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Dù đã đưa hàng chục tàu vũ trụ lên thám hiểm sao Hỏa nhưng rất nhiều bí ẩn tại hành tinh đỏ này vẫn chưa được khám phá.

Hỏa tinh có gì giống trái đất, con người sống trên đó được không? - Hình 1

Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, với những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất.

Sao Hỏa có hai vệ tinh, Phobos và Deimos, chúng là các vệ tinh nhỏ và dị hình. Đây có thể là các tiểu hành tinh bị Hỏa Tinh bắt được, tương tự như 5261 Eureka-một tiểu hành tinh Trojan của Hỏa Tinh.

So với Trái đất, sao Hỏa có đường kính bằng 0,533, diện tích bằng 0,284. Nó quay một vòng quanh Mặt trời hết 687 ngày, cho nên cứ 2 năm 50 ngày mới có một lần ở gần Trái đất, 15 – 17 năm mới có một lần gần chúng ta nhất. Vì ở xa Mặt trời nên nhiệt độ bề mặt sao Hỏa bình quân là -63oC ( nóng nhất 20oC, lạnh nhất -140oC). Sao Hỏa có nhiều điểm giống Trái đất, như có khí quyển, hơi nước, có các vùng đóng băng và lớp nham thạch bọc hành tinh.

Cho đến nay con người đã tiếp cận được với bề mặt Sao Hỏa thông qua robot tự hành thám hiểm Sao Hỏa Opportunity và hiện có ba tàu quỹ đạo còn hoạt động đang bay quanh Sao Hỏa là Mars Odyssey, Mars Express, và Mars Reconnaissance Orbiter.

Tổng cộng đã có 38 lần tàu vũ trụ bay lên hành tinh này, nhưng chỉ có 15 lần thành công. Trong đó Liên Xô 18 lần (thành công 3); Mỹ 17 lần (thành công 11); Nhật Bản 1 lần thất bại; châu Âu 1 lần vừa thành công vừa thất bại. Từ 1996 tới nay, Nga không phóng tàu lên sao Hỏa nữa.

10 điều thú vị về sao Hỏa

Sao Hỏa có bốn mùa giống trái đất và từng sở hữu nhiều dạng địa hình như sông, hồ và cả đại dương, trong khi hai bán cầu của hành tinh đỏ có đặc điểm trái ngược nhau.

Trọng lực nhỏ hơn trái đất

Sao Hỏa có lực hấp dẫn thấp hơn hành tinh của chúng ta 62%. Nếu một người nặng 100 kg bước lên cân trên sao Hỏa, cân nặng của người đó sẽ chỉ còn 38 kg, tờ Universe Today đưa tin.

Theo các nhà khoa học, về cơ bản, lực hấp dẫn được xác định bởi hai yếu tố quan trọng là khối lượng và năng lượng. Khối lượng và năng lượng của một hành tinh càng lớn thì lực hấp dẫn của nó càng cao.

Video đang HOT

Thiên thạch của sao Hỏa rớt xuống trái đất

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học khẳng định khoảng 100 thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống khắp nơi trên trái đất, song họ chưa tìm ra bằng chứng để chứng minh giả thuyết.

Chỉ mới đây, phát hiện đáng chú ý từ cỗ máy thám hiểm sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giúp các nhà khoa học chứng minh nhận định của họ. Bầu khí quyển của sao Hỏa chứa hai đồng vị argon là argon-36 và argon-38.

Trong điều kiện đơn giản, tỷ lệ argon trên hành tinh đỏ gần tương đương với tỷ lệ argon trong các thiên thạch mà người ta phát hiện trên trái đất. Phát hiện đó cho thấy chúng thực sự tới từ sao Hỏa. Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học, nhiều thiên thạch trên trái đất từng tồn tại trên hành tinh đỏ.

Bốn mùa trên sao Hỏa

Sao Hỏa cũng có bốn mùa giống trái đất, song thời gian của các mùa kéo dài khác nhau. Ở bán cầu bắc, mùa xuân kéo dài 7 tháng, mùa hè tồn tại trong 6 tháng, mùa thu dài hơn 5 tháng và mùa đông diễn ra trong 4 tháng.

Giống như địa cầu, trục tự quay của sao Hỏa cũng nghiêng so với trục vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo. Tuy nhiên, nó nghiêng 25 độ, tức là lớn hơn nhiều so với 23 độ của địa cầu. Do quỹ đạo của sao Hỏa có hình elip rất dẹt nên khoảng cách giữa nó với mặt trời thay đổi liên tục. Ngược lại, khoảng cách giữa trái đất và mặt trời hầu như không đổi quanh năm do quỹ đạo của trái đất có hình gần tròn.

Siêu bão bụi khổng lồ

Sao Hỏa là hành tinh có thể tạo ra các cơn bão bụi lớn nhất với sức công phá mạnh nhất trong hệ Mặt Trời. Vào năm 1971, tàu vũ trụ Mariner 9 gửi hình ảnh của hành tinh đỏ về trái đất, song chúng đều mờ do sự xuất hiện của trận bão bụi lớn. Phải một tháng sau, khi siêu bão chấm dứt, Mariner 9 mới có thể gửi những hình ảnh rõ nét của sao Hỏa tới trái đất.

Các nhà khoa học chưa thể lý giải chính xác nguyên nhân khiến các cơn bão bụi trên sao Hỏa kéo dài và có sức công phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, ánh sáng mặt trời cung cấp nhiên liệu cần thiết để tạo ra những cơn bão bụi khổng lồ. Về mặt lý thuyết, các hạt bụi trong không khí ở trên sao Hỏa hấp thụ ánh sáng mặt trời. Lớp bụi kết hợp cùng gió sẽ đẩy nhiệt độ lên mức cao hơn. Đây có thể là nguồn cơn của các trận siêu bão khủng khiếp và kéo dài.

Hai nửa bán cầu trái ngược

Hành tinh đỏ là sự kết hợp giữa hai nửa bán cầu. Bán cầu bắc có bề mặt thấp và bằng phẳng. Trong khi đó bán cầu nam lại lồi lõm, gồ ghề gồm nhiều núi lửa và miệng núi lửa. Lớp vỏ của bán cầu nam dày hơn so với bán cầu bắc. Những bằng chứng gần đây cho thấy. Sự khác biệt giữa hai bán cầu bắt nguồn từ vụ va chạm giữa sao Hỏa và một khối đá khổng lồ từ xa xưa .

Núi lửa lớn nhất trong hệ Mặt Trời

Sao Hỏa sở hữu ngọn núi lửa Olympus Mons cao nhất trong hệ mặt trời, với độ cao gấp 3 lần đỉnh Everest của trái đất. Ngoài Olympus Mons, trên sao hỏa còn có hệ thống các núi lửa dày đặc. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết lý giải nguyên nhân khiến sao Hỏa có nhiều núi lửa lớn là do mảng kiến tạo hoặc lớp vỏ của sao Hỏa hiếm khi di chuyển.

Có thể nuốt chửng vệ tinh trong tương lai

Sao Hỏa có hai vệ tinh là Phobos và Deimos. Phobos có kích thước lớn hơn nhiều so với Deimos và nằm cách sao Hỏa 9.378 km. Vệ tinh này quay quanh sao hỏa 3 lần/ngày và theo các nhà khoa học của NASA, nó ngày càng tiến gần hành tinh Đỏ với tốc độ 1,8 m trong vòng 100 năm. Như vậy, chỉ 50 triệu năm tới, một vụ va chạm giữa hành tinh Phobos và sao Hỏa sẽ xảy ra.

Từng có sông, hồ và đại dương

Các nhà khoa học phát hiện carbon và đất sét – bằng chứng cho sự xuất hiện của nước – trên miệng núi lửa McLaughlin của sao Hỏa. Ngoài ra, vệ tinh Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện các mỏ trầm tích trên bề mặt sao Hỏa. Đây là minh chứng cho sự xuất hiện của một đại dương trên hành tinh này cách đây hàng tỷ năm.

Theo tiến sĩ Jeremie Mouginot thuộc Đại học California, Mỹ, nước trên sao Hỏa đã bốc hơi hoặc biến đổi thành dạng băng, nằm ẩn sâu dưới bề mặt của hành tinh Đỏ.

Sự sống trái đất khởi nguồn từ sao Hỏa

Các nhà khoa học ở Viện Westheimer Khoa học và Công nghệ Florida, Mỹ, tin rằng, cuộc sống trên trái đất khởi nguồn từ sao Hỏa. Theo họ, hai yếu tố hình thành nên sự sống là nguyên tố Bo và Molypden bị oxy hóa đã theo các thiên thạch từ sao Hỏa tới trái đất vào 3,6 tỷ năm trước và tạo nên sự sống trong hành tinh của chúng ta như ngày nay.

Tồn tại sự sống trên sao Hỏa?

Vật thể đầu tiên hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa là tàu Viking 1 của NASA. Viking 1 đã phát hiện các phân tử hữu cơ như methyl chloride và dichloromethane. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã bác bỏ các hợp chất này vì họ coi đó là các chất lỏng làm sạch mà tàu vũ trụ sử dụng khi nó vẫn còn ở trên trái đất.

Các nhà khoa học cho rằng, đại dương từng tồn tại trên sao Hỏa. Điều này khiến nhiều người tự hỏi, liệu cuộc sống có phát triển trên hành tinh này? Nếu câu hỏi có lời giải đáp, bí ẩn về sự tồn tại của sự sống trong phần còn lại của vũ trụ sẽ sáng tỏ.

CHÂU ANH

Theo tienphong.vn

Phát hiện thành phần tạo nên sự sống trong thiên thạch rơi xuống Trái đất

Các nhà khoa học đã công bố phát hiện mới cho thấy sự sống trên Trái đất ngày nay rất có thể bắt nguồn từ các tiểu hành tinh ngoài vũ trụ.

Theo đó, rất có khả năng những thanh chocolate Galaxy ngọt lịm mà bạn đang ăn có mối liên hệ mật thiết với các thiên thạch ngoài hành tinh đã rơi xuống Trái đất từ hàng tỷ năm trước. Một bản phân tích đã chứng minh các hành tinh này chứa chất làm ngọt tự nhiên gọi là ribose, yếu tố quan trọng tạo nên vị ngon của bánh kẹo ngày nay. Ribose cũng là thành phần quan trọng cấu thành nên ARN, giúp phân tử truyền tín hiệu từ ADN để xây dựng protein.

Phát hiện thành phần tạo nên sự sống trong thiên thạch rơi xuống Trái đất - Hình 1

Sự sống trên Trái đất có khả năng được cấu thành nhờ các thiên thạch.

Giáo sư Yoshihiro Furukawa tại Đại học Tohoku (Nhật Bản), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết công trình này cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại của ribose trong không gian, cũng như sự xuất hiện của đường trên Trái đất. Hợp chất này góp phần vào sự hình thành RNA trên hành tinh của chúng ta, đồng thời khởi nguồn cho sự sống trên Mặt trăng và các hành tinh khác. Dựa trên thành phần khoáng chất của các mẫu vật thu được, các nhà khoa học cho rằng đường đã được hình thành do các phản ứng hóa học bên trong các tiểu hành tinh, tức cơ thể mẹ của hầu hết thiên thạch.

Phát hiện thành phần tạo nên sự sống trong thiên thạch rơi xuống Trái đất - Hình 2

Mẫu vật từ khối thiên thạch Murchison.

Mẫu vật nghiên cứu được thu thập từ hai thiên thạch cổ xưa rơi xuống Trái đất. Một thiên thạch trong đó có tên Murchison, rơi xuống tại một thị trấn ở Australia năm 1969. Tảng vật chất còn lại là NWA 801, rơi xuống vùng trời Morocco năm 2001. Cả hai đều có niên đại hơn 4,5 tỷ năm, lớn tuổi hơn cả Trái đất. Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện có một lượng ribose cực nhỏ xuất hiện trong cả hai tảng đá, với tỷ lệ ở NWA 801 là 11 phần tỷ, còn Murchison là 180 phần tỷ.

Phát hiện thành phần tạo nên sự sống trong thiên thạch rơi xuống Trái đất - Hình 3

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện đường ribose tạo nên sự sống trong mẫu đá này.

RNA được cho là phân tử đầu tiên mang thông tin di truyền trong số các dạng sống sớm nhất của Trái đất, trước cả DNA và protein. Các nhà khoa học đang chờ tàu vũ trụ NASA mang mẫu thiên thạch của tiểu hành tinh Bennu và Ryugu về Trái đất để tiếp tục nghiên cứu về giả thuyết này.

Phát hiện thành phần tạo nên sự sống trong thiên thạch rơi xuống Trái đất - Hình 4

Sắp tới, họ sẽ nghiên cứu mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu.

Những tiểu hành tinh trên chưa bao giờ tiếp xúc với Trái đất và có niên đại từ vài trăm triệu đến một tỷ năm. Chúng có thể giúp nhóm nghiên cứu chứng minh loại phân tử nào thực sự bắt nguồn cho sự sống trên hành tinh của chúng ta, cũng như loại nào xuất hiện sau hợp chất đường.

Thanh Vân

Theo saostar.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tin đang nóng

1 sao nam thay thế MC Quyền Linh ở gameshow vì các hoàn cảnh khó khăn
06:31:44 09/11/2024
Diễn viên Anh Thư: "Tôi là người mẹ không biết dạy con"
06:03:26 09/11/2024
Cô bạn thân báo tin có bầu, ngay tối hôm đấy tôi và chồng quyết định ly hôn
07:52:37 09/11/2024
Hoa hậu Vbiz và "tình tin đồn" hẹn hò tại nước ngoài, ngày công khai không còn xa?
06:43:09 09/11/2024
Phim Hoa ngữ bị mỉa mai khắp MXH vì cái kết như đấm vào mặt khán giả: Nữ chính đẹp hiếm có mà diễn đơ không chịu nổi
06:01:30 09/11/2024
Động thái mới của Hiền Hồ sau ồn ào đùng đùng bỏ về vì bị hỏi tin đồn cặp đại gia
06:53:47 09/11/2024
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
06:07:16 09/11/2024
Bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Chúng ta là quốc gia duy nhất mua hóa chất dễ như vậy'
06:54:01 09/11/2024

Tin mới nhất

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Có thể bạn quan tâm

Mang thai nhưng quyết không chịu cưới, lý do chị tôi đưa ra làm 2 họ nhà trai - nhà gái dậy sóng

Góc tâm tình

08:35:15 09/11/2024
Bụng ngày càng lớn mà chị tôi vẫn cứng đầu cứng cổ, không chịu cưới hỏi đàng hoàng. Cách đây mấy năm, chị gái tôi ly hôn chồng cũ.

Đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng dịch vụ chuyển phát, bưu chính vận chuyển ma tuý

Pháp luật

08:29:20 09/11/2024
Theo lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội, tội phạm lợi dụng hình thức chuyển phát, bưu chính, ký gửi hàng hóa để mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài về Việt Nam

Thí sinh bị ghét nhất Rap Việt mùa 4, làm "phí cả nón vàng của B Ray" là ai?

Tv show

08:17:00 09/11/2024
Trong nhiều group, fanpage về rap, hàng trăm bình luận tỏ rõ sự thất vọng khi Tiêu Minh Phụng nhận nón vàng từ B Ray.

Một nơi ở Việt Nam đẹp siêu thực tựa như "thế giới khác", có hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng, vẫn hoang sơ chưa nhiều người biết đến

Du lịch

08:12:52 09/11/2024
Hành trình khám phá địa điểm này sẽ giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và có cả những trải nghiệm mạo hiểm khó quên.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Hội Nghị AI toàn cầu

Nhạc quốc tế

08:12:44 09/11/2024
Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Hàn Quốc, sẽ biểu diễn tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu AI for Good, dự kiến diễn ra vào tháng 7/2025 tại Geneva.

Ngoại hình gây sốc của Cao Thái Sơn

Nhạc việt

08:10:49 09/11/2024
Cao Thái Sơn ở thời điểm hiện tại tăng cân thấy rõ, gương mặt cũng bầu bĩnh hơn khác hẳn khoảng thời gian anh sở hữu gương mặt góc cạnh, body 6 múi với mệnh danh hoàng tử ballad năm nào.

Ba tựa game siêu phẩm lấy bối cảnh Trung Quốc, Black Myth: Wukong vẫn phải xếp sau một bom tấn

Mọt game

07:19:54 09/11/2024
Black Myth: Wukong là một hit lớn của năm 2024. Sự thành công của bom tấn này cũng đã mang tới những hệ quả tích cực khi nhiều người dần dần tìm đọc cũng như xem lại Tây Du Ký hơn.

Cận cảnh nhan sắc nữ streamer có màn cosplay Đát Kỷ "gây bão", fan ruột không nhận ra

Cosplay

07:02:52 09/11/2024
YuGi - tên thật là Nguyễn Hữu Kiều Oanh, một trong những cái tên thành công trong xây dựng hình ảnh cá nhân với gần nửa triệu người theo dõi.

Chủ tịch Quảng Nam: 'Có dấu hiệu thông đồng đấu giá khoáng sản, nhiễu loạn thị trường'

Tin nổi bật

06:56:30 09/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnhQuảng Nam, ông Lê Văn Dũng, cho rằng hiện nay có một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanhkhoáng sản.

Núi lửa phun trào chết người, cột tro bụi cao tới 10 km

Thế giới

06:32:08 09/11/2024
Giới chức cho hay núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia đã phun trào nhiều lần hôm nay 8.11, tạo ra cột tro bụi cao tới 10 km.