Họa tiết khăn rằn Nam Bộ quê mùa là suy nghĩ sai lầm
Hình ảnh chiếc khăn rằn không chỉ đơn thuần là “người bạn” của nông dân, đây còn có thể được diện như một phụ kiện điểm xuyết cho bộ trang phục.
Những điều bạn chưa biết về khăn rằn
Khăn rằn được cho là có gốc tích và gắn liền với người Khmer từ thế kỷ XVII. Vì người dân nơi đây theo đạo Hindu nên họ thờ 3 vị thần, trong đó thần Vishnu là người hiền hòa, luôn chở che người dân và thường cưỡi trên lưng con rắn Naga 7 đầu.
Để tỏ lòng tôn kính, người Khmer đã làm ra chiếc khăn Krama (theo thời gian đọc lệch qua khăn rằn). Mọi người có niềm tin khi mang khăn theo bên mình như có thần Vishnu bên cạnh giúp đỡ và mang lại may mắn.
Khăn rằn đại diện cho sự mộc mạc, duyên dáng của người miền Nam.
Trải qua những cuộc di dân, khi các dân tộc sống hòa hợp với nhau, chiếc khăn dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp lao động, đặc biệt là nông dân. Họ thường quấn xung quanh đầu hoặc vắt lên cổ để lau mồ hôi. Hình ảnh kết hợp giữa áo bà ba và khăn rằn đã trở thành nét đặc trưng duyên dáng của người miền Nam.
Khăn rằn được người Việt ưa chuộng như thế nào?
Tại Việt Nam, khăn rằn được rất nhiều sao và những người có tầm ảnh hưởng ưa thích chọn làm món phụ kiện, Chủ tịch cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ là ví dụ điển hình nhất.
Trong thời điểm ồn ào của vụ lỵ hôn trị giá nghìn tỷ đồng với vợ, Chủ tịch Vũ khiến công chúng phải chú ý tới trang phục xuất hiện tại tòa bởi ông luôn khoác khăn rằn trên cổ. Hơn thế nữa, mọi người đều bất ngờ khi biết chiếc khăn và đôi giày ông Vũ thường mang có giá trị chưa đến 100 nghìn đồng.
Chọn khăn rằn là biểu tượng cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên, trong mỗi bộ trang phục của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều không thể thiếu món phụ kiện mộc mạc này. PGS. TS Trần Hữu Đức (được biết như trợ lý của ông Đặng Lê Nguyên Vũ) chia sẻ rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp muốn những cá nhân như ông Vũ hãy “chiến đấu” hết mình cho sản phẩm nước nhà, mang văn hóa và vẻ đẹp Việt Nam ra thế giới đồng thời từ những việc nhỏ đó đều hướng tới đại sự. Chính vì vậy, khăn rằn như một biểu tượng nhắc nhở ông Vũ phải hoàn thành sứ mệnh đó.
Hình ảnh “ông vua” cà phê Trung Nguyên luôn gắn liền với khăn rằn truyền thống. Ảnh: Lê Quân.
Với ý nghĩa sâu sắc, nhiều sao Việt còn ưu ái giới thiệu chiếc khăn rằn ra thế giới. Trong cuộc thi Miss Grand International 2018, Á hậu Bùi Phương Nga đã có hành động thiện chí khi tặng khăn rằn cho tất cả thí sinh khác. Hành động ý nghĩa này của người đẹp đã góp phần mang văn hóa dân tộc đến gần với bạn bè quốc tế hơn.
Video đang HOT
Được biết, Á hậu Bùi Phương Nga đã tự tay chuẩn bị phần quà này. Ảnh: Bùi Phương Nga.
Gần đây nhất, vũ công Quang Đăng cùng nhóm Life Dance đã gây thích thú cho khán giả trong nước lẫn ngoài nước vì tiết mục dự thi tại Asia Got Talent 2019 trong áo bà ba, nón lá và khăn rằn. Tiết mục với phần âm thanh của nhạc cụ dân tộc được remix lại đã được lời khen ngợi vì sự kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại góp phần làm mới hình ảnh Việt Nam.
Quang Đăng mang hình ảnh dân tộc ra đấu trường quốc tế. Ảnh: Asia Got Talent.
Bên cạnh đó, khăn rằn còn được Á hậu Thùy Dung và Lệ Hằng chọn làm điểm nhấn trang phục khi giao lưu tại các trường đại học, diễn viên Dustin Nguyễn lại muốn thể hiện rõ tính chất nhân vật trong buổi ra mắt phim Cánh đồng bất tận hay Hoàng Oanh, Ái Phương và Nhã Phương cùng hội bạn thân đầu tư cả một dresscode cho ngày hội té nước ở Thái Lan.
Khăn rằn được nhiều sao Việt chọn cho những dịp khác nhau. Ảnh: Tiền Phong, FBNVAi nói khăn rằn lại không thời trang?
Từ trước đến nay, những chiếc khăn rằn thường gắn liền với hình ảnh người dân đi chăn trâu, gặt lúa hoặc các phượt thủ nên người Việt Nam dần có định kiến là chúng quê mùa. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh thời trang, chúng cũng chỉ là loại khăn có họa tiết kẻ ô bình thường thậm chí còn có tua rua ở 2 đầu trông khá thời trang.
Trên thế giới, họa tiết trên khăn rằn được gọi là Gingham (khá giống với kẻ caro nhưng màu sắc đơn giản hơn). Họa tiết này được các thương hiệu thời trang nổi tiếng lăng xê khá nhiều vào mùa Xuân – Hè, đặc biệt cho những thiết kế mang hơi hướm cổ điển vì nó gợi liên tưởng đến chiếc khăn đi chơi picnic.
Họa tiết khăn rằn được phối hợp khéo léo trên những thiết kế phóng khoáng của các thương hiệu quốc tế (từ trên xuống: Derek Lam, Oscar de la Renta, Victoria Beckham). Ảnh: Vogue.
Phối đồ cùng khăn rằn
Nếu vẫn chưa tự tin khi phối đồ cùng khăn rằn, bạn chỉ cần dựa theo bộ trang phục để chọn chiếc khăn có màu tương thích.
Đối với nữ, bạn có thể làm khăn khoác hờ trên cổ, làm thắt lưng đối với khăn dài hoặc thắt trên quai túi xách, balô để thêm điểm nhấn cho món phụ kiện. Các bạn nam có thể làm tương tự như trên hoặc quấn nhiều vòng ở cổ tay để làm vòng, thắt ở đai quần… cũng là ý tưởng hay.
Ảnh: OEM, @glamwithtrish, @tranquangdai, @ochyi, @davidguison, @thuanh.hehe, @kenshj_pham.
Theo news.zing.vn
Vì sao người Việt lại chuộng màu đỏ để mặc dịp Tết?
Với ý nghĩa đầy đủ về tâm linh, truyền thống văn hóa và tính ứng dụng, màu đỏ xứng đáng là "ông vua" thống trị màu sắc trong dịp lễ tết.
Tết Nguyên đán, màu đỏ là sắc phục quen thuộc của người dân Việt Nam.
Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền quan trọng trong tâm thức của mỗi người Việt. Ăn gì, mặc gì, mặc như thế nào luôn là câu chuyện được mọi người quan tâm. Bởi theo quan niệm của người Việt, đây là dịp khởi đầu cho một năm mớ nên mọi thứ phải suôn sẻ, hanh thông để cả năm sung túc, may mắn.
Thời trang ngày tết cũng là yếu tố được mọi người quan tâm. Trước đây, theo truyền thống của vùng miền, người miền Bắc sẽ chuộng mặc áo dài, người miền Nam thì mặc áo bà ba. Còn hiện nay, khi xã hội phát triển, thế giới thời trang cũng nên phong phú và đa dạng thì việc chọn lựa mẫu mã cũng dễ dàng hơn. Nhưng có một điều dễ thấy đó chính là người Việt rất chuộng màu đỏ.
Áo dài đỏ là lựa chọn của nhiều chị em diện tết.
Theo quan niệm của người Á Đông nếu như màu vàng là màu hoàng gia đại diện cho lòng dũng cảm và sự thịnh vượng thì màu đỏ biểu thị cho sự may mắn, cuộc sống lâu dài và hạnh phúc. Sắc đỏ phù hợp với không khí linh thiêng, sum vầy của dịp Tết cổ truyền, vì nó mang lại vượng khí, tài lộc và sức mạnh. Chính thế, trong các dịp lễ tết, gam màu này được xem là màu đem đến sự bình an, niềm vui đến với tất cả mọi người.
Hoặc các bộ váy thời trang màu đỏ tươi cùng đôi boot cao cổ cùng màu như hoa hậu Phan Hoàng Thu.
Ngoài quan niệm về văn hóa thì xét về mặt ứng dụng, màu đỏ được xem là màu nóng, mang lại sự nổi bật, bắt mắt và ấn tượng cho người mặc.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Quang Sáng: " Trong Phong thủy, màu đỏ thuộc hành Hỏa, quẻ Ly, hợp hướng Nam, con số biểu trưng là số 9 có nghĩa là hướng tới sự trường cửu, vĩnh hằng. Còn nguồn gốc sâu xa của nó còn mang ý nghĩa hóa giải những điều không may, xua đuổi tà ma, quỷ dữ để bảo vệ cuộc sống bình an cho con người".
Người đẹp Y Phụng dù xa quê nhưng vẫn diện áo dài truyền thống màu đỏ dịp tết Nguyên đán.
Còn theo các nhà thiết kế thì đây là một màu sắc luôn khiến họ có cảm hứng sáng tạo. Chẳng phải đơn giản mà màu đỏ được xem là màu sắc tượng trưng cho sự thành công, tự tin. NTK lừng danh Bill Blass từng cho rằng: " Nếu lưỡng lự không biết mặc màu gì, hãy chọn màu đỏ". Còn bà Leslie Harrington, Giám đốc điều hành Hiệp hội màu sắc Hoa Kỳ, cũng từng chia sẻ trang phục màu đỏ sẽ khiến người diện có cảm giác tự tin và thu hút hơn rất nhiều. Mà trong thời trang, sự tự tin là vô cùng quan trọng.
Elly Trần cũng không quên diện áo dài đôi với con gái.
Theo danviet.vn
Những bí mật ít biết về chiếc áo bà ba của phụ nữ Nam bộ Chiếc áo này là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của phụ nữ Nam bộ. Chiếc áo bà ba luôn gắn liền với phụ nữ Nam bộ. Nếu như người Bắc bộ thường gắp liền với chiếc áo tứ thân, áo yếm váy đụp thì người miền Nam lại xem chiếc áo bà ba như một phục...