Hoa Thược Dược – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa nở vào dịp Tết
Bên cạnh hoa Lay ơn, hoa Thược Dược cũng là loài hoa rất được ưa chuộng để cắm vào mỗi dịp Tết đến. Vậy ý nghĩa cũng như cách chăm sóc loài hoa này ra sao để giúp chúng nở đẹp nhất.
Hoa Thược Dược có tên khoa học là Dahlia, là loài hoa có nguồn gốc từ Mexico và là quốc hoa tại đất nước này. Thược Dược là một chi thực vật có củ, thuộc vào họ Cúc, chúng thường phát triển vào mùa xuân từ những củ nhỏ ban đầu. Loài hoa này có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu. Chỉ cần bỏ chút công chăm sóc là bạn có thể khiến chúng nở như mong muốn.
Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, tím, vàng, hồng và trắng. Hoa của chúng có đường kính trung bình từ 8 đến 10cm, nụ hoa có kích thước từ 2-3cm. Chiều cao của cây trung bình từ 0,5-1 mét, tuy nhiên hiện nay người ta đã lai tạo ra được những giống hoa Thược Dược có chiều cao chỉ từ 30cm.
Hình ảnh của hoa Thược Dược
“Nhất Lay ơn, nhì Thược Dược”, câu nói như để chứng minh sức ảnh hưởng của loài hoa mang vẻ đẹp quyến rũ này vào những dịp lễ đặc biệt quan trọng. Vốn dĩ loài hoa này được người Pháp mang sang Việt Nam từ thời Pháp thuộc, nhưng dần dần chúng đã trở nên phổ biến và được nhiều người cắm trưng bày trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.
Ý nghĩa hoa Thược Dược có thể bạn chưa biết
1. Ý nghĩa hoa Thược Dược trong đời sống
Hoa Thược Dược tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và viên mãn cho cả một năm. Ngoài ra với các cặp đôi đang yêu nhau, hoa còn tượng trưng cho sự trường tồn, sự chung thủy của tình yêu. Khi bạn đem tặng hoa Thược Dược cho người mình yêu, điều đó mang ý cầu chúc cho tình yêu của bạn mãi bền lâu, cả hai người sẽ luôn bên nhau không rời theo năm tháng.
2. Ý nghĩa hoa Thược Dược theo từng màu sắc
Hoa Thược Dược có rất nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu lại đem đến một ý nghĩa vô cùng độc đáo:
- Hoa Thược Dược đỏ: Tượng trưng tình yêu ngọt ngào, của hạnh phúc vững bền. Ngoài ra màu đỏ của hoa còn tượng trưng cho nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.
- Hoa Thược Dược vàng: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, sang trọng, mang lại sự giàu sang, phú quý cho gia chủ. Ngoài ra đây cũng là màu của Mặt Trời, mang thông điệp “ngập tràn hạnh phúc” gửi đến các cặp đôi.
- Hoa Thược Dược trắng: Tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết và dịu dàng của người con gái.
- Hoa Thược Dược đen: Mang ý nghĩa đau đớn và tàn khốc. Nó còn là lời cảnh báo cho sự phản bội và những đau thương sẽ khó chữa lành.
- Hoa Thược Dược tím: Tượng trưng cho sự son sắt, thủy chung của tình cảm vợ chồng, trước sau vẫn như một.
- Hoa Thược Dược xanh: Tượng trưng cho hy vọng, cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Mỗi màu sắc lại có một ý nghĩa khác nhau
Cách trồng hoa Thược Dược trong nhà
Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc và kích thước phong phú. Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà hãy lựa chọn giống hoa sao cho phù hợp:
- Dựa vào loại hoa: Hoa đơn và hoa kép
- Dựa vào kích thước: Cây có kích thước từ cao (>80cm), trung bình (40-80cm) cho đến thấp (
Ngoài ra giống hoa được lựa chọn phải khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh và có thể phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường nơi bạn sinh sống.
2. Lựa chọn đất (giá thể) trồng
Nên lựa chọn loại đất mùn có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước và thông thoáng tốt cho cây Thược Dược. Ngoài ra, nếu bạn định xây dựng giá thể trồng cây, hãy chú ý đến tỷ lệ các loại đất cần thiết: phân chuồng, đất phù sa, xỉ than hoặc xơ dừa. Sau đó sử dụng dung dịch Ridomil Gold với nồng độ 3g/lít hoặc Daconil với nồng độ 1g/lít để khử trùng nấm, vi khuẩn có trong giá thể.
Video đang HOT
Điều kiện đất trồng và giống cây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoa
3. Lựa chọn thời vụ
Nên trồng hoa Thược Dược vào thời điểm cuối đông – đầu xuân để cây có thể phát triển tốt nhất. Bởi đây là giai đoạn cuối mùa lạnh, đầu mùa ấm áp sẽ tạo điều kiện để cây có thể đâm chồi, hoa mọc dễ dàng. Ở nước ta, khu vực đồng bằng Bắc Bộ thường trồng cây Thược Dược từ tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau, còn khu vực Đà Lạt thậm chí có thể trồng quanh năm.
4. Lựa chọn loại chậu
Tùy theo kích cỡ của hoa Thược Dược mà bạn hãy lựa chọn loại chậu cho phù hợp với bộ rễ của cây. Trong thời kỳ đầu, hãy lựa chọn những loại chậu nhỏ để trồng, đến khi cây phát triển lớn hơn và bắt đầu ra hoa thì đổi sang chậu có kích thước lớn hơn để tránh kiềm chế sự phát triển của bộ rễ.
5. Cách trồng hoa Thược Dược bằng củ
- Các củ hoa Thược Dược kích cỡ trung bình trở lên nên trồng cách nhau từ 20 đến 40cm. Với những bông hoa có kích thước lớn nên đặt cách nhau từ 60cm.
- Hố trồng cây phải lớn hơn bầu rễ của cây một chút và bạn nên trộn thêm một ít phân chuồng hoặc xỉ than vào đất. Như vậy sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.
- Hố trồng cây thường đào sâu khoảng từ 15 đến 25cm. Đặt củ hoa Thược Dược vào trong đó rồi tiến hành lấp đất khoảng 4 đến 6cm so với chiều cao củ hoa. Khi cây bắt đầu nảy mầm, hãy lấp đất vào cho đến khi cây mọc lên đến mặt đất.
- Sử dụng các cọc cao từ 15 đến 20cm để cố định xung quanh cây Thược Dược vào thời điểm trồng và buộc dây vào các thân cây khi cây phát triển lớn hơn nhằm giúp cây được thẳng và đẹp.
- Cuối cùng, tưới nước thường xuyên cho cây và quan sát quá trình phát triển.
Cách chăm sóc hoa Thược Dược giúp nở đẹp vào dịp lễ
1. Chất lượng đất
Cây hoa Thược Dược phát triển mạnh nhất trong điều kiện đất hơi chua, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, độ pH từ 6,5-7.
2. Ánh sáng
Địa điểm trồng cây tốt nhất nên có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nên cho cây tắm nắng từ 6-8 tiếng mỗi ngày để đạt sự phát triển tốt nhất. Sau thời gian đó, hãy đặt cây vào chỗ thoáng mát và tránh gió.
Nên trồng cây tại nơi thoáng đãng và có đủ ánh sáng
3. Tưới nước
Không nên tưới quá nhiều nước trong giai đoạn củ hoa phát triển tạo thành cây, chỉ duy trì lượng ẩm vừa phải trong đất để tránh tình trạng thối củ. Sau khi cây Thược Dược bắt đầu mọc cao, hãy duy trì tưới từ 2-3 lần/tuần và tưới nhẹ ít nhất 1 lần/ngày khi thời tiết vào mùa hè.
4. Bón phân
Sử dụng phân NPK với hàm lượng Nitơ thấp sẽ rất lý tưởng cho hoa Thược Dược. Tỷ lệ phân NPK tốt nhất là 5-10-10 hoặc 10-20-20. Bắt đầu bón phân cho cây khi mới mọc mầm, sau đó cứ 3 4 tuần lại bón thêm 1 lần từ giữa mùa hè cho đến hết mùa thu.
5. Cắt tỉa
Nên cắt tỉa sao cho giữ lại từ 2-3 chồi non để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt nhất. Tránh giữ lại quá nhiều chồi sẽ khiến lượng dinh dưỡng bị phân tán và hoa sẽ nở không đẹp như mong muốn.
6. Phòng sâu bệnh
Hãy đề phòng các loại sâu ăn lá và các loại nấm có thể tấn công hoa Thược Dược của bạn trong giai đoạn phát triển. Chủ yếu bệnh xảy ra khi thời tiết vào giai đoạn ẩm, các đốm sẽ xuất hiện trên lá và ăn mòn dần dần vào cây hoa. Khi đó hãy sử dụng thuốc Boocdo 0,5% hoặc Zineb 0,1% nhằm loại trừ nguy cơ bệnh.
Cách cắm hoa Thược Dược đẹp để bày vào dịp Tết
1. Cách chọn hoa Thược Dược đẹp
- Hãy lựa chọn những bông hoa mới chớm nở, có nụ, cánh hoa mọc đều, đẹp và không bị dập nát.
- Phần cuống hoa phải dài và cứng, cành chắc khỏe và mập mạp để có thể hút nước dễ dàng.
- Cuối cùng, hãy chọn lựa kích cỡ của bông hoa có cả to cả nhỏ, tốt nhất tất cả các bông hoa nên có chung một màu sắc.
2. Cách cắm hoa Thược Dược
Nguyên liệu:
- Hoa Thược Dược: khoảng 20 bông với đủ kích thước
- Bình hoa: 1 cái (kích cỡ trung bình)
- Băng dính, kéo, mút xốp, dao…
Các bước thực hiện:
- Hoa Thược Dược khi mới mua về bạn nên ngâm vào một thùng nước sạch để làm sạch phần cành, lá và thân hoa. Như vậy đảm bảo khi cắm hoa vào trong bình sẽ không sợ bị thối, hỏng cây hoa.
- Ngâm khoảng 30 phút rồi lấy hoa ra, dùng kéo cắt tỉa bớt cành lá sao cho phù hợp chiều cao khi cắm vào bình hoa của bạn. Lưu ý cắt vát chéo phần gốc hoa khoảng 45 độ để tăng khả năng hút nước tốt hơn.
- Đổ nước ngập 1/3 hoặc 1/2 bình hoa của bạn, bạn có thể cho vào bình một ít vitamin B1 nhằm giúp dưỡng hoa, khiến hoa lâu tàn hơn.
Bình hoa Thược Dược sau khi đã hoàn thành
- Lấy ra 3-4 cành hoa Thược Dược cứng cáp và có thân thẳng để cắm vào xốp trước nhằm tạo dáng cho bình hoa. Tốt nhất bạn nên chia ra cắm tại từng góc của miếng xốp để tạo sự cân đối.
- Cuối cùng, cắm các cành còn lại vào miếng xốp và xếp chúng theo độ cao, nghiêng hợp lý để tạo ra sự mềm mại cho bình hoa Thược Dược của bạn.
Những loại hoa ưa mát mẻ nên trồng trong tháng 9 để thưởng thức hoa suốt mùa đông
Mùa thu là thời điểm lý tưởng để bạn trồng loại hoa hồng leo bởi cây sẽ hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến giúp cây có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn.
Đến tháng 9, thời tiết đã bắt đầu chuyển mát và xóa tan cái không khí oi bức của mùa hè. Đây cũng chính là thời gian thích hợp để có thể trồng rất nhiều các loại hoa ưa bóng râm và không khí dễ chịu. Để tô điểm cho ngôi nhà của bạn trong tháng 9 này, các bạn đừng nên bỏ lỡ những loại hoa nên trồng tại nhà trong tháng 9 dưới đây.
Hoa thược dược
Là một loại hoa thích nghi ở rất nhiều những vùng khí hậu khác nhau từ từ khí hậu lạnh đến nóng và ẩm. Cũng bởi vậy mà trồng hoa thược dược rất đơn giản mà lại nhanh cho hoa. Có rất nhiều giống hoa thược dược khác nhau như: giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, huyết dụ, màu Da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt,... để cho bạn lựa chọn.
Tháng 9 là thời điểm thích hợp để trồng hoa thược dược. Khi trồng, bạn cũng nên chú ý đến chế độ tưới tiêu, bón phân cũng như phòng trừ cho sâu bệnh cho cây trồng.
Hoa mào gà
Hoa mào gà rất dễ trồng và sức sống rất bền bỉ. Chỉ cần gieo hạt giống mào gà vào đất ẩm sau 1 tuần là cây con đã mọc chồi. Khi cây con được khoảng 6cm thì đánh ra chậu trồng.
Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Chúng cho hoa đẹp nhất vào mùa Đông - Xuân. Để những bông hoa mào gà to đẹp nhất thì bạn nên thường xuyên cắt tỉa những chồi non, yếu. Trồng xen canh nhiều loại hoa mào gà màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, cam... thì khu vườn của bạn sẽ rực rỡ và cuốn hút vô cùng.
Các loại cúc
Cúc là loại cây có rễ chùm ăn ngang, chủ yếu ở tầng đất nông từ 5-20 cm và thích hợp với đất thịt tơi xốp. Khi trồng nên tránh những nơi đất trũng, ẩm thấp, bí, chua sẽ làm cho bộ rễ kém phát triển. Cúc sẽ nở đẹp nhất vào buổi chiều râm mát trong điều kiện ít mưa.
Hoa cẩm chướng
Là một trong những loại hoa rất dễ trồng, sau khi gieo hạt, bạn chỉ cần chú ý chăm sóc cho cây về chế độ tưới tiêu và bón phân, thì cây rất nhanh ra lá thật và phát triển khỏe mạnh.
Loài hoa này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 và nhanh chóng nhận được sự ưa chuộng của nhiều người. Hoa cẩm chướng có rất nhiều loại và nhiều màu sắc giống như một bức trướng gấm - cũng bởi vậy mà cái tên Cẩm Chướng cũng được bắt nguồn từ đó.
Hoa dừa cạn
Dừa cạn quyến rũ mọi người bởi màu sắc hoa đa dạng từ hồng phấn, tím, trắng cho tới hồng thẫm và cả sắc đỏ lung linh.
Loài hoa thân thảo này không hề khó trồng khi cây chịu được hạn, không cần chăm sóc nhiều mà cây vẫn giữ được sắc tươi của hoa. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý khi trồng dừa cạn là cây không chịu được ngập úng nên hãy chỉ tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và xế chiều thôi nhé.
Hoa mai đia thao
Hoa mai địa thảo hay còn gọi là ngọc thảo được nhiều người yêu thích với vẻ đẹp mềm mại, mộng mơ cả loại đơn và loại kép.
Mai địa thảo là loài hoa không khó để chăm sóc nếu chúng ta biết cách. Hoa sống và phát triển tốt trong nền nhiệt độ từ 30 độ C trở xuống.
Nếu đặt mai địa thảo trong các bồn chậu hay các chậu hoa treo ở ban công, hiên nhà, nên tránh để mai địa thảo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, như vậy cây sẽ không phát triển tốt. Hoặc bạn cũng có thể trồng mai địa thảo dưới những cây có tán rộng, gốc cây thoáng mát.
Cây thường ra hoa xum xuê, rực rỡ, hoa nở hầu như quanh năm, cây ít bị sâu bệnh, ưa sáng và rất dễ chăm sóc.
Hoa thạch thảo
Cây hoa thạch thảo hay còn gọi là hoa cúc cánh mối, hoa lưu ly hoặc for get me not - xin đừng quên tôi, có tên khoa học là Aster amellus, thuộc họ hoa Cúc - Asteraceae, xuất xứ từ Italia. Loại hoa này phát triểu tốt, dễ trồng nhất là vào khoảng từ tháng 9.
Hoa thạch thảo có cánh mỏng manh, xòe rộng thường được người chơi hoa khen bởi vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, rất đỗi dịu dàng.
Do đó, nếu bạn muốn có một ban công sắc tím đầy thơ mộng thì hãy trồng chậu trưng ở ban công , hiên nhà.
Ở Châu Âu, thạch thảo tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính, thanh tú, mềm mại và cũng thể hiện sự chín chắn khi hoa nở vào cuối thu - thời điểm hầu hết các loại hoa khác đã úa tàn. Ở Việt Nam, những chậu hoa thạch thảo mang đến vẻ đẹp tĩnh tâm, yên bình.
Hoa hồng leo
Rất nhiều người mê hoa thích loại hoa hồng leo bởi vẻ đẹp mỏng manh nhưng hoang dại và có hương thơm nồng nàn. Hơn nữa, loài hoa này là nở quanh năm, do vậy mà không gian của gia đình bạn luôn tràn ngập hương thơm dễ chịu của chúng.
Mùa thu là thời điểm lý tưởng để bạn trồng loại hoa này bởi để cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến giúp cây có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với 2 mùa còn lại.
Hồng leo có rất nhiều màu sắc phong phú như hồng cánh sen, hồng phấn, hồng đỏ, hồng trắng, hồng cam nên thích hợp để trồng ở giàn leo, tường rào hay ban công các nhà cao tầng.
Ý nghĩa hoa Lavender và cách trồng, chăm sóc tại nhà Hoa Oải hương Lavender với hương thơm nồng nàn quyến rũ là món quà ý nghĩa cho người thương yêu. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng, cách trồng và chăm sóc hoa Lavender. Hoa Lavender hay còn được gọi là hoa Oải hương, là một loài hoa cực kỳ phổ biến trên thế giới. Đây là loài hoa mọc bụi, có hương thơm...