Hoá thân thành “thần chết” đi khắp các bãi biển để mọi người ở nhà
Một luật sư ở Florida (Mỹ) đã đi đến các bãi biển trong trang phục “ thần chết” để kêu gọi mọi người ở nhà trong tình trạng lệnh cách ly được nới lỏng.
Daniel hy vọng mọi người sẽ ở nhà khi nhìn thấy hình ảnh mang tính biểu tượng về cái chết
Luật sư Daniel Uhlfelder tin rằng việc nới lỏng các hạn chế cách ly ở Florida sẽ kéo dài thời gian bùng phát của virus corona. Vì vậy, anh quyết định đi ra ngoài để gửi thông điệp của mình theo cách hết sức đặc biệt: Hóa trang thành thần chết và đi đến các bãi biển.
“Tôi ở đây hôm nay để cố gắng đưa ra thông điệp mà chúng ta cần. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã mở cửa các bãi biển quá sớm.
Tôi là một người ủng hộ rất lớn cho các bãi biển công cộng và tôi đã chiến đấu cho chúng trong nhiều năm nay. Nhưng tôi nghĩ rằng việc tất cả mọi người đi đến đây mang theo những nguy cơ cho khu vực của chúng ta và truyền virus.
Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thời gian hồi phục dài hơn. Chúng ta nên có biện pháp tốt hơn”, luật sư 47 tuổi nói với phóng viên WMBB News 13.
Luật sư 47 tuổi đã đi qua nhiều bãi biển trong tiểu bang
Daniel tuyên bố trên trang Twitter cá nhân rằng đã sẵn sàng đi du lịch khắp tiểu bang để gửi đi thông điệp của mình. Anh cũng chia sẻ nhiều bức ảnh của mình trên bãi biển để kêu gọi mọi người ở nhà.
Video đang HOT
“Hôm nay tôi bắt đầu chuyến hành trình ở Florida với tư cách là thần chết để nhắc nhở người dân Florida về tầm quan trọng của việc ở nhà và bảo vệ nhau. Đây mới chỉ là khởi đầu. Cảm ơn vì sự ủng hộ của mọi người từ khắp nơi trên thế giới”, Daniel viết trong bài đăng trên Twitter.
Luật sư 47 tuổi cho biết việc lựa chọn trang phục khác thường của mình là do tính chất bất thường của hoàn cảnh.
“Toàn bộ tình huống là lý do tại sao tôi làm những việc không chính thống. Bây giờ bạn có một luật sư mặc trang phục thần chết trên bãi biển. Điều đó không bình thường, nhưng đây không phải là thời điểm bình thường”, Daniel nói thêm.
Đến ngày 2/5, Florida ghi nhận 34.728 trường hợp mắc Covid-19 và 1.314 trường hợp tử vong
Các bãi biển ở Florida đã mở cửa trở lại vào tháng trước với yêu cầu về việc mọi người phải giữ khoảng cách xã hội và chỉ ra biển để phục vụ cho nhu cầu “tập thể dục thiết yếu”. Tuy nhiên, trong vòng nửa giờ sau khi mở cửa, các bãi biển đã chật cứng người và nhiều người hoàn toàn phớt lờ việc giãn cách xã hội.
Kỳ lạ bộ tộc sống ở nơi Thần Chết không bao giờ ngủ
Nhiệt độ trung bình từ 37 độ C đến 62 độ C, những cư dân ở vùng đất Thần Chết không bao giờ ngủ quên đã sinh hoạt theo cách không giống ai.
Vùng lõm Danakil (Ethiopia) được xem là "vùng đất khắc nghiệt nhất Trái Đất", không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Danakil là "vùng đất Thần chết không bao giờ ngủ quên".
Nằm trong sa mạc, Danakil ở Ethiopia là một quốc gia thuộc châu Phi, vùng đất này được xem là nơi nóng nhất thế giới.
Vẻ đẹp siêu thực được chụp tại vùng đất của Thần Chết.
Một nhà thám hiểm người Anh tên là Wilfred Thesiger đã mô tả về Danakil rằng: "Đây thực là một vùng đất chết. Chỉ có những con chim tuyệt vọng nhất cố gắng để đi qua khu vực cằn cỗi này, và thậm chí thử ít uống nước".
Bên dưới vùng trũng là dòng dung nham sôi sục chỉ cách bề mặt 20km. Lớp đất ở đây cũng đang ngày một mỏng đi do những chuyển động địa chất nguyên thủy.
Được hình thành do sự va chạm của những mảng kiến tạo ở biên giới Ethiopia, Eritrea và Djibouti, vùng trũng Danakil sở hữu kỳ quan địa chất tuyệt đẹp. Cũng có người ví Danakil giống như một miếng vá phồng rộp của Trái đất.
Nơi đây có những cánh đồng thủy nhiệt đầy màu sắc, chảo muối khổng lồ và hồ nước nóng đầy hóa chất bên dưới là dòng dung nham ngầm sôi sục.
Thung lũng Danakil thấp hơn mực nước biển khoảng 100m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Sức nóng khủng khiếp tại sa mạc làm nước lũ bốc hơi nhanh chóng và để lại những lớp muối kết tinh. Và đây cũng chính là mảnh đất muối sinh tồn của người Afar.
Bất chấp nắng nóng, khô hạn và những núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ, bộ tộc Afar vẫn sinh sống và khai thác muối từ vùng trũng Danakil, Ethiopia.
Với người Afar muối đồng nghĩa với tiền vì toàn bộ nền kinh tế nơi đây phụ thuộc vào hoạt động khai thác và buôn bán muối khoáng.
Một ngày, một người Afar cắt được khoảng 120 khối muối nặng 4kg. Sau khi cắt, muối được chuyển tới làng Berahile, cách đó 80 km để bán.
Trước đây, họ thường chuyển muối tới chợ Mekele, cách đó khoảng một tuần đi bộ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những con đường, xe tải có thể trực tiếp lấy muối từ làng Berahile.
Người Afar cũng sinh sống theo lối du mục. Họ ở trong những túp lều có thể tháo dỡ và chăm sóc đàn gia súc gồm dê, lừa, lạc đà. Sông Awash là dòng nước chính chảy vào khu vực, mang lại sự sống cho người Afar và đàn gia súc của họ.
Do khí hậu quá nóng, ở Danakil người ta di chuyển bằng lạc đà, sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối.
Đây là công việc khá nguy hiểm vì nhiệt độ cao có thể gây tử vong cho những người thợ khai thác và đôi khi có những trận động đất xảy ra làm lở đất và nuốt chửng cả những chú lạc đà.
Bị đàn cá sấu vây, ngựa vằn tan xác trong nháy mắt Một con ngựa vằn xấu số bị cá sấu nhắm làm mục tiêu tấn công khi vượt sông Nhiều dòng sông ở châu Phi được coi như một địa điểm tử thần với các loài động vật khi tới uống nước hay băng qua để đến một vùng đất mới. Ở đây luôn có những đàn cá sấu hung dữ chầu chực sẵn...