Hóa thạch tiết lộ màu sắc của côn trùng 99 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học hôm 1/7 công bố phát hiện hóa thạch hổ phách từ kỷ Phấn Trắng vẫn còn lưu giữ màu sắc thật của côn trùng cổ đại.
Hóa thạch thường trông rất mờ nhạt bởi hầu hết sắc tố và cấu trúc mang lại màu sắc cho động vật đều đã biến mất trước sự tàn phá của thời gian. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như phát hiện gần đây của các nhà nghiên cứu từ Viện Địa chất và Khảo cổ học Trung Quốc (NIGPAS).
Trong một kho hổ phách được khai quật tại miền bắc Myanmar, các nhà khoa học đã phục hồi được tổng cộng 35 hóa thạch côn trùng khác nhau có niên đại cách đây 99 triệu năm, trong đó có nhiều loài ong bắp cày cổ đại có hình dạng và màu sắc tương tự ong bắp cày ngày nay.
Hóa thạch côn trùng trong hổ phách 99 triệu năm tuổi vẫn giữ được màu sắc trung thực. Ảnh: NIGPAS.
“Các hổ phách có từ giữa kỷ Phấn Trắng, thời kỳ hoàng kim của khủng long. Chúng chủ yếu là nhựa được tiết ra bởi những cây lá kim cổ thụ phát triển trong môi trường rừng mưa nhiệt đới. Hóa thạch động vật và thực vật bị mắc kẹt bên trong lớp nhựa dày này được bảo quản rất tốt, một số có màu sắc trung thực gần như khi còn sống”, tác giả chính của nghiên cứu Cai Chenyang, Phó giáo sư tại NIGPAS giải thích.
Video đang HOT
Hóa thạch hổ phách ở Myanmar đã tiết lộ những con ong bắp cày cổ đại có sự pha trộn của nhiều màu sắc như xanh lam, xanh lục, xanh tím, xanh kim loại hay vàng lục. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phục hồi được một số hóa thạch của bọ cánh cứng với cơ thể màu xanh lam và tím, cùng với một con ruồi lính có màu xanh kim loại đậm.
“Chúng tôi đã thấy hàng nghìn hóa thạch hổ phách trước đây, nhưng màu sắc của các mẫu vật ở Myanmar thực sự rất đáng kinh ngạc”, Giáo sư Huang Diying tại NIGPAS nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng loại màu sắc lưu giữ trong hóa thạch hổ phách được gọi là màu cấu trúc, bởi nó được tạo nên bởi cấu trúc nano của bề mặt động vật. Các cấu trúc này tán xạ nhiều bước sóng ánh sáng mặt trời khác nhau, tạo nên màu sắc rất nổi bật. Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Phát hiện hóa thạch khoảng 200 triệu năm tuổi tại Gia Lai
Sáng 2/7, ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Phòng Quản lý di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Nhận được tin báo từ cơ sở, trong lần đi thực địa mới đây, ông đã phát hiện khoảng 30 dấu tích của những vật thể lạ chưa xác định.
Khu vực phát hiện các hóa thạch Cúc đá tại bờ sông buôn Tơnia , xã Chư Gu, huyện Krông Pa (Gia Lai). Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Mẫu ảnh và thông tin được gửi đến các nhà địa chất và khảo cổ học nhờ thẩm định. Đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay.
Theo đó, khu đất bên sông buôn Tơnia, xã Chư Gu, huyện Krông Pa có khoảng 30 dấu tích của những vật thể chưa xác định. Một số hiện vật đã bị nước cuốn trôi, trơ lại trên nền đất những hố lõm tròn. Một số khác bị mưa gió, sóng nước bào mòn, chỉ còn phần đáy, cong vòm như đáy chảo nhỏ trồi hẳn lên mặt đất. Tuy nhiên, đa số các vật thể loại này vẫn còn chìm trong đất, chỉ lộ thiên phần vật chất cứng nhất, bề mặt đo được có đường kính 20 - 30cm.
Mật độ hiện vật khá dày, có nơi chúng nằm cạnh nhau, nhưng không theo một trật tự nhất định. Nhiều khả năng các hiện vật này xuất lộ là do những năm qua, bờ sông Ba phía xã Chư Gu bị lở, khiến chúng bị nước cuốn trôi hoặc bào mòn.
Các hóa thạch Cúc đá được tìm thấy tại Gia Lai. Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Ông Nguyễn Quang Tuệ đã chụp ảnh, đào thám sát một hiện vật sát mép nước và gửi những thông tin này đến các chuyên gia về địa chất, khảo cổ học trong nước.
Tiến sĩ La Thế Phúc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, người đang theo đuổi nhiều đề tài nghiên cứu về địa chất ở khu vực này cho biết: Đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay.
Theo Tiến sĩ Phúc, việc phát hiện các hóa thạch Cúc đá ở phía nam tỉnh Gia Lai, tiếp tục củng cố thêm nhận định đã có từ trước: Tây Nguyên từng là biển.
Các hóa thạch Cúc đá được tìm thấy tại Gia Lai. Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Trước đó, hóa thạch Cúc đá đã được tìm thấy ở một số tỉnh như Cao Bằng, Đắk Nông... nhưng đây là lần đầu tiên, loại hiện vật có niên đại xa xưa này được phát hiện tại Gia Lai.
Cùng với những thông tin mới về khảo cổ học đá cũ và gỗ hóa thạch ở huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) được công bố gần đây, hóa thạch Cúc đá ở huyện Krông Pa sẽ bổ sung, làm phong phú thêm bản đồ di sản địa chất và khảo cổ học tỉnh Gia Lai ở khu vực này.
Các Cúc đá nói trên không có giá trị về kinh tế mà chỉ có giá trị về mặt di sản địa chất, phục vụ quá trình nghiên cứu khảo cổ học. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên nghe các thông tin thất thiệt, đào bới, phá vỡ nguyên trạng cấu trúc hóa thạch trên.
Theo kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp quây vùng bảo tồn những Cúc đá hóa thạch này để phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch địa phương.
Hóa thạch bọ săn mồi 151 triệu năm tuổi Hóa thạch gồm đầu, bụng, cánh, thuộc về loài côn trùng dài khoảng 5 cm sống cùng thời với khủng long. Hóa thạch Morrisonnepa jurassica đặt cạnh bọ nước khổng lồ. Ảnh: USA Today. Nhóm nhà cổ sinh vật từ Utah và Argentina phát hiện hóa thạch côn trùng 151 triệu năm tuổi ở hệ tầng Morrison, đông nam bang Utah, USA Today...