Hóa thạch sinh vật biển nửa tỷ năm tuổi
Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy phần còn lại của bốn sinh vật biển nguyên thủy có hình dạng giống như chiếc lá ở miền trung Trung Quốc.
Các mẫu vật ước tính khoảng 550 triệu năm tuổi được khai quật tại khu vực Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc bởi nhóm nghiên cứu sự sống sơ khai từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS), phối hợp với một số học giả từ Đại học Bách khoa Virginia (Virginia Tech) của Mỹ.
Bốn sinh vật được xác định từ hóa thạch – bao gồm Arborea arborea, Arborea denticulata và hai loài Arborea khác chưa được đặt tên – trông gần giống nhau và có chiều dài cơ thể khoảng 10 cm. Trưởng nhóm nghiên cứu Pang Ke, Phó giáo sư từ NIGPAS, nhấn mạnh chúng nằm trong nhóm những sinh vật sống đầu tiên dưới đáy đại dương.
Các hóa thạch và hình ảnh phục dựng của Arborea. Ảnh: NIGPAS.
Video đang HOT
Arborea có hình lá cây với phần “cuống” chứa giác mút để bám vào đáy biển, trong khi phần “lá” đứng thẳng và lắc lư trong nước. Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng chúng kiếm ăn bằng cách hấp thụ các hạt chất hữu cơ nhỏ từ nước biển.
Theo NIGPAS, các sinh vật thân mềm cổ đại này phát triển mạnh vào cuối kỷ Ediacara. Trước đây, từng có ý kiến cho rằng Arborea là tổ tiên của những con bút biển hiện đại nhưng các bằng chứng phát sinh loài đã bác bỏ giả thuyết này. Nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể đại diện cho một lớp sinh vật đa bào, nhân chuẩn sơ khai.
“Arborea là một nhóm sinh vật lớn từng phân bố rộng khắp các đại dương. Vì vậy, việc nghiên cứu hóa thạch có thể cung cấp những manh mối quan trọng về quá trình tiến hóa của sự sống”, Pang chia sẻ.
Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Paleontology hôm 8/9.
Sinh vật là tổ tiên của khủng long nhưng mang kích thước tí hon
Là họ hàng xa của khủng long nhưng loài bò sát Kongonaphon kely sống cách đây 237 triệu năm chỉ cao khoảng 10 cm và nằm lọt thỏm trong tay người.
Kongonaphon kely trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "kẻ săn bọ nhỏ".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy Kongonaphon Kely sống ở khu vực là Madagascar ngày nay. Các hóa thạch đầu tiên của chúng được phát hiện vào năm 1998 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế.
Kongonaphon Kely được phân loại là một thành viên của lớp Ornithodira, tổ tiên chung của khủng long và thằn lằn bay.
Hình ảnh mô phỏng về Kongonaphon kely. (Ảnh: AP)
"Có một nhận thức chung về khủng long là chúng có kích thước khổng lồ. Tuy nhiên, loài vật mới này rất nhỏ", Christian Kammerer - tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
John Flynn, người giúp khám phá hóa thạch của Kongonaphon Kely từng rất ngạc nhiên về kích thước bé nhỏ của sinh vật này. Theo ông Flynn, mẫu vật bé nhỏ này nằm lẫn trong số hàng trăm mẫu vật ông và các đồng nghiệp thu thập được từ một địa điểm ở phía tây nam Madagascar.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, một con Kongonaphon Kely trưởng thành chỉ cao khoảng 10 cm. Các phân tích trên hóa thạch cho thấy chúng ăn côn trùng và có lớp da hơi nhăn nheo. Cặp chân sau dài, mảnh cùng kích thước nhỏ giúp loài bò sát này dễ tiếp cận ở các khu vực mà những sinh vật lớn hơn nó không thể tiếp cận.
"Những khám phá gần đây, như với Kongonaphon giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa ban đầu của Ornithodira", ông Kammerer cho hay.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục thu thập thêm thông tin về thời kỳ khai sinh của kỷ khủng long, điều vẫn đang là một vệt mờ chưa rõ ràng trong lịch sử.
Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của cá xương khổng lồ Các nhà cổ sinh vật học hôm 6/7 công bố phát hiện bộ xương hóa thạch của một con cá săn mồi dài 6 m sống cùng thời khủng long. Một hóa thạch cá xương hoàn chỉnh, tương tự loài được tìm thấy ở Argentina. Ảnh: Mẫu vật được xác định thuộc chi Xiphactinus, một nhóm cá xương lớn có thể phát triển...