Hóa thạch người 300 nghìn tuổi hé lộ nguồn gốc bất ngờ của nhân loại
Các nhà khoa học vừa khai quật thành công các hóa thạch người cổ đại nhiều tuổi nhất trên Trái đất tại Marốc, giúp mang lại những khám phá mới về nguồn gốc của nhân loại.
Các nhà khoa học vừa có phát hiện mới về nguồn gốc con người.
Những bộ xương người vừa được khai quật thành công được cho là khoảng 300.000 tuổi. Điều này cho thấy, con người đã sinh sống trên khắp châu Phi vào thời kỳ khởi đầu nhân loại, báo Anh Express dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhà khoa học Hubris đang tìm kiếm các hóa thạch người cổ đại 300 nghìn tuổi
Ông Jean-Jacques Hublin, Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck của Đức bình luận: “Chúng tôi từng nghĩ rằng, cái nôi của loài người là ở Đông Phi cách đây 200.000 năm trước. Nhưng dữ liệu mới tiết lộ cho chúng tôi rằng, người cổ đại (Homo sapien) đã sinh sống khắp toàn bộ lục địa châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm trước. Trước khi có sự phân tán người cổ đại ra khỏi châu Phi, thì đã có sự phân tán ở ngay trong lục địa này”.
Video đang HOT
Phát hiện hóa thạch người cổ đại 300.000 năm tuổi được công bố trong bối cảnh nhiều năm nay, các nhà khoa học cho rằng, loài người có nguồn gốc ở Đông Phi cách đây khoảng 195.000 năm trước.
Các mẫu hóa thạch tại Marốc được tìm thấy từ giữa giai đoạn 2007-2011, bao gồm họp sọ, hàm vằng, cùng với các công cụ bằng đá.
Các nhà khoa học đang cố gắng khai quật thêm các hóa thạch người 300.000 tuổi
So với những các hóa thạch khác đã được tìm thấy cách đây nhiều thập kỷ, bộ sưu tập hóa thạch mới được phát hiện tại Marốc được cho là thuộc về ít nhất 5 người, bao gồm một người trưởng thành còn trẻ, một thanh niên và một em bé khoảng 8 tuổi.
Chuyên gia địa lý học Daniel Richter, từng công tác ở Viện Max Planck nhấn mạnh rằng, những hóa thạch trên đại diện cho người cổ đại chưa có trí khôn và hình dạng đầu của họ không có “hình cầu” phổ biến như của người hiện đại ngày nay.
Đầu năm nay, các nhà khoa học đã công bố phát hiện sốc rằng, sự sống trên Trái đất có thể xuất hiện sớm hơn nhiều so với dự đoán trước đây. Hai hóa thạch giống tảo đỏ được khai quật ở Ấn Độ được cho là khoảng 400 triệu năm tuổi – già hơn mọi hóa thạch từng được phát hiện trước đó.
Người ta tin rằng, sự sống dưới dạng các sinh vật đơn bào đã hình thành trên Trái đất khoảng 3 tỷ năm trước.
Theo Danviet
"Tủ lạnh" 2.400 tuổi trữ băng đá suốt mùa hè ở sa mạc
Các kỹ sư Ba Tư thời cổ đại, từ hàng ngàn năm trước đã sáng tạo ra loại "tủ lạnh" không dùng điện, có thể bảo quản băng đá và thực phẩm qua mùa hè ở sa mạc bỏng rát.
Yakhchl vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Yazd, Iran.
Theo Vintage News, trên sa mạc khô cằn của đế quốc Ba Tư cổ đại, các kỹ sư đã phát triển công nghệ bền vững có thể lưu trữ cả băng đá suốt mùa hè. Công nghệ này xuất hiện từ những năm 400 trước Công nguyên, rất xa trước khi con người phát minh ra điện.
Yakhchl là thiết bị làm mát cổ có hình nón cao và rỗng ruột. Khoảng không bên trong được dùng để lưu giữ băng đá, thực phẩm và nhiều đồ dễ hỏng khác. Phương pháp giữ lạnh hiệu quả giữa nền nhiệt độ cực cao tại sa mạc này tưởng chừng như phức tạp nhưng lại hết sức đơn giản, ngay cả những gia đình nghèo khó nhất cũng có thể sử dụng được.
Khoảng trống bên trong yakhchl có sức chứa tới 5.000 m3.
Băng đá được người Ba Tư cổ đại thu thập từ các dãy núi gần đó trong suốt mùa đông và cất giữ trong yakhchl. Phần lớn những chiếc "tủ lạnh" sơ khai này có kênh nước ngầm riêng bên dưới để dẫn nước từ sông suối lân cận.
Yakhchl là kiến trúc vòm làm từ bùn cao vượt hẳn lên so với mặt đất khoảng 18 mét. Bên trong công trình là một khoảng trống có sức chứa lên tới 5.000 m3 và tường dày ít nhất hai mét. Những bức tường xây từ loại vữa có tên "sarooj". Đây là hỗn hợp đặc biệt của cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro. Toàn bộ các thành phần được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra loại vữa có tác dụng cách nhiệt và còn có khả năng chống nước hiệu quả.
Yakhchl gần thành phố Kerman, Iran.
Công trình ngoài trời này có hệ thống thông gió riêng, nhằm duy trì nhiệt độ đóng băng cho không gian bên trong vào mùa hè. Một số yakhchl được xây từ hàng trăm năm trước hiện vẫn còn đứng vững.
Ngày nay, ở Iran, Afghanistan và Tajikistan, thuật ngữ "yakhchl" vẫn được sử dụng để chỉ những chiếc tủ lạnh hiện đại trong gia đình.
Theo Danviet
Tìm thấy kim khâu tự chế 50.000 tuổi vẫn dùng tốt Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chiếc kim lâu đời nhất thế giới trong một hang động ở Siberia, vẫn sử dụng được sau 50.000 năm. Truyền hình Nga đưa tin về chiếc kim lâu đời nhất thế giới Cái kim cổ xưa được chế tác từ xương của một con chim cổ đại, là kết quả của người Denisova, một...