Hóa thạch muỗi 46 triệu tuổi nguyên bụng máu
Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa tìm thấy một hóa thạch muỗi cổ đại 46 triệu năm tuổi nhìn thấy rõ cả bụng máu.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ vừa phát hiện hóa thạch độc đáo của một con muỗi cái 46 triệu năm tuổi gần như nguyên vẹn với phần bụng còn căng mọng máu có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
Nhóm nghiên cứu do giáo sư Dale Greenwalt thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ dẫn đầu đã phát hiện ra con muỗi chỉ dài hơn 2mm này mắc kẹt trong một lớp đá phiến dầu dưới một đáy hồ cổ đại ở tây bắc Montana. Họ nói rằng cơ hội để tìm thấy một sinh vật cổ xưa còn nguyên vẹn như thế này là gần như không tưởng.
Hóa thạch con muỗi gần như còn nguyên vẹn
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Sciences, các nhà nghiên cứu nhận định: “Con muỗi này đã đốt một con vật nào đó và bị hất xuống mặt nước, rồi chìm xuống đáy hồ hoặc một cấu trúc tương tự và nhanh chóng bị các lớp trầm tích kị khí mịn bao phủ mà không ảnh hưởng đến phần bụng căng mọng máu của nó.”
Nhóm nghiên cứu của Greenwalt đã sử dụng phương pháp khối phổ (mass spectrometry) để phát hiện các phân tử sắt và porphyrin, các thành phần cơ bản tạo nên protein “heme” chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu. Điều này chứng tỏ các phân tử sắt trong hóa thạch này đến từ bữa ăn cuối cùng của con muỗi chứ không phải do quá trình hóa thạch tạo ra.
Video đang HOT
Phương pháp khối phổ chỉ được áp dụng với các bề mặt phẳng và không thể dùng để phân tích các côn trùng bị mắc kẹt trong hổ phách, loại vật chất mà hầu hết các hóa thạch côn trùng được tìm thấy.
Loài muỗi cái hút máu này là một trong 36 loài muỗi cổ đại được phát hiện ở địa tầng Kishenehn, tầng hóa thạch gần sông Flathead dọc biên giới phía tây Công viên quốc gia Glacier ở Montana.
Giáo sư Greenwalt cho biết miếng đá phiến dầu có chứa con muỗi này là của một nhà sư tầm hiến tặng, và khi nhìn thấy nó, ông đã nhận ra rằng nó hoàn toàn khác biệt so với các mẫu vật khác.
Nhà nghiên cứu Dale Greenwalt và tấm đá phiến dầu chứa mẫu vật
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ADN không thể tồn tại quá 6,8 triệu năm nên các nhà nghiên cứu đã không thể trích xuất được bất cứ vật liệu di truyền nào từ con muỗi cổ đại này.
Giáo sư Greenwalt phỏng đoán rằng máu ở trong bụng con muỗi này có thể là của một con chim nào đó, vì con muỗi này trông rất giống với loài muỗi Culicidae hiện đại chuyên hút máu các loài chim, tuy nhiên ông nói rằng đó mới chỉ là giả thuyết.
Theo ScienceRecorde
Virus H7N9 sẽ được tạo ra từ phòng thí nghiệm
Một nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ tạo ra loại virus cúm gia cầm H7N9 có độc tính cao hơn trong phòng thí nghiệm để xem xét khả năng lây nhiễm.
Ngày 7/8, một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết họ muốn tạo ra phiên bản trong phòng thí nghiệm của một loại virus cúm gia cầm chết người H7N9 mới xuất hiện nhằm nghiên cứu về khả năng lây nhiễm sang người cao hơn của loại virus này.
Virus cúm gia cầm H7N9 đã giết hại 43 người ở Trung Quốc. Trong một tuyên bố trên tạp chí Science, 22 nhà khoa học quốc tế đến từ 15 viện nghiên cứu cho biết việc nghiên cứu khả năng lây nhiễm của loại virus này là "cần thiết và nên làm". Họ cam kết sẽ tuân thẻ các tiêu chuẩn bảo vệ tăng cường trong phòng thí nghiệm.
Virus H7N9 trong một tế bào
Trước đây, những nỗ lực tương tự nhằm tạo ra và nghiên cứu một loại virus cúm có khả năng lây nhiễm cao hơn từ virus cúm H5N1 đã châm ngòi cho làn sóng tranh cãi trong giới khoa học vào năm 2011.
Trước những lo ngại về nghiên cứu kiểu này, chính phủ Mỹ cho biết họ sẽ yêu cầu các nhà nghiên cứu áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn chặt chẽ hơn.
H7N9 được cho là loại virus lây từ gia cầm sang người trong 130 ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc. Cho tới nay, chỉ mới có 2 ca có biểu hiện lây từ người sang người. Ca lây nhiễm giữa một ông bố 60 tuổi cho người con gái 32 tuổi đã được đăng tải trên tạp chí BMJ trong tuần này.
Tuy các trường hợp lây nhiễm H7N9 đã được khống chế vào tháng 3 năm nay nhưng các chuyên gia lo sợ rằng virus này sẽ tiếp tục tái xuất vào mùa thu dưới dạng kháng lại các loại thuốc chống virus.
Nhóm nghiên cứu do nhà virus học Hà Lan Ron Fouchier dẫn đầu cho biết: "Nguy cơ về một đại dịch do virus cúm gia cầm gây ra luôn tồn tại trong tự nhiên." Fouchier là nhân vật nổi bật trong cuộc tranh luận năm 2011 về nghiên cứu khả năng lây nhiễm của virus cúm gia cầm bằng cách tạo ra loại virus H5N1 trong phòng thí nghiệm.
Tuyên bố của nhóm nghiên cứu này cho biết nhóm sẽ tuân thủ các quy trình đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm. Họ hy vọng rằng với việc xác định được các yếu tố khiến virus trở nên nguy hiểm hơn với con người có thể giúp họ tạo ra loại vaccine đề phòng cho đại dịch cúm nổ ra trong tự nhiên.
Đề xuất này vẫn vấp phải những tranh cãi quyết liệt khi một số nhà khoa học kêu gọi áp dụng mức độ an ninh cao nhất cho các phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu này.
Nhà khoa học Adel Mahmoud cho biết: "Luận cứ khoa học cho hành động này là rất mơ hồ, và quan điểm cho rằng nghiên cứu này sẽ làm được điều gì đó hữu ích là thiếu thuyết phục."
Trong khi các tổ chức nghiên cứu thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ cho biết họ sẽ xem xét đề xuất thực hiện nghiên cứu về khả năng lây nhiễm của virus cúm gia cầm này thì các phòng thí nghiệm Trung Quốc tỏ ra không mấy mặn mà với các nỗ lực đó.
Theo khampha
Trái đất ngày càng "bốc hỏa" Nhiệt độ bề mặt hành tinh chúng ta đang lập hết kỷ lục "nóng nhất" này đến kỷ lục "nóng nhất" khác và nếu không chặn được cơn "phát hoả" hiện nay của Trái đất con người sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Trái đất ngày càng nóng lên sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như khô hạn...