Hoá thạch cá mập ‘Godzilla’ được xác định là một loài riêng
Các nhà khoa học Mỹ xác định hóa thạch cổ đại 300 triệu năm tuổi được phát hiện ở New Mexico năm 2013, từng được biết đến với tên gọi cá mập “ Godzilla”, là một loài riêng biệt.
Tuần rồi, một nhóm nhà nghiên cứu công bố phát hiện của họ trên bản tin Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Khoa học New Mexico. Theo đó, hoa thạch cá mập “Godzilla” 300 triệu năm tuổi khai quật ở New Mexico, Mỹ vào năm 2013 là một loài riêng biệt. Nó được đặt tên là Dracopristis hoffmanorum, AP đưa tin ngày 17/4.
Qua nghiên cứu hàm răng của con cá mập, nhà cổ sinh vật học John Paul Hodnett – thuộc Công viên Khủng long thuộc Ủy ban Quy hoạch và Công viên Thủ đô Quốc gia Maryland – và các đồng nghiệp xác định nó thuộc nhánh cá mập Ctenacanth đã tuyệt chủng vào khoảng 330 triệu năm trước. Ctenacanth là họ hàng với những con cá mập và cá đuối hiện đại.
Các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật chiếu đèn đặc biệt để quan sát 12 hàng răng hàm dưới của con cá mập vốn bị che bởi các lớp trầm tích sau khi khai quật.
Anh Hodnett – người khai quật những hoá thạch đầu tiên của con cá mập vào năm 2013 – mô tả: “Hàm răng của con cá mập cổ đại này trông giống như hàng ngọn giáo vuông vắn, ngắn và sắc nhọn. Hàm răng của nó rất thích hợp để cắn và nghiền nát con mồi thay vì đâm xuyên qua nó”.
Video đang HOT
Một cái răng hàm dưới của con cá mập rồng Hoffman 300 triệu năm tuổi, được khai quật vào năm 2013 tại New Mexico, Mỹ. Ảnh: AP .
Các nhà khoa học đã đặt tên cho con quái vật dài 2 m này là Dracopristis hoffmanorum (nghĩa là “con cá mập rồng của Hoffman”), thay vì cá mập “Godzilla” như trước đây. Cái tên này cũng nhằm vinh danh gia đình Hoffman – chủ vùng đất nơi tìm thấy các mẫu hóa thạch.
Trước đây, khu vực phía đông New Mexico được bao phủ bởi biển kéo dài đến tận Bắc Mỹ. Anh Hodnett và các đồng nhiệp tin rằng cá mập rồng Hoffman thường sống ở khu vực nước nông, dọc theo bờ biển này. Thức ăn của chúng là các loài giáp xác, cá và thậm chí các loài cá mập khác.
Vùng sa mạc cao nguyên ở New Mexico cũng được cho là khu vực có thể tìm thấy nhiều hóa thạch các loài khủng long bạo chúa, nơi từng là một khu rừng nhiệt đới cách đây hàng triệu năm.
Tìm thấy hóa thạch khủng long khổng lồ cổ xưa nhất tại Argentina?
Các nhà khoa học tại Argentina đã tìm thấy bộ xương của loài khủng long khổng lồ có thể là loài titanosaur cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Các nhà cổ sinh vật học bên cạnh một bộ xương khủng long hóa thạch tại Neuquen, Argentina
Theo kết quả phân tích được Đại học Quốc gia La Matanza (Argentina) công bố ngày 28.2, bộ xương khủng long hóa thạch dài 20 m được tìm thấy tại tỉnh Neuquen, tây nam Argentina năm 2014 có thể là của một loài titanosaur cổ xưa.
Titanosaur là thành viên của nhóm khủng long sauropod ăn cỏ có kích thước lớn với phần cổ và đuôi dài, có thể là loài động vật trên bờ lớn nhất từng sống trên trái đất.
Nhà nghiên cứu Pablo Gallina, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học Ameghiniana phân tích bộ xương hóa thạch là của một loài titanosaur mới, cổ xưa nhất từng được tìm thấy trên thế giới từ trước tới nay.
Các nhà khoa học cho rằng loài này sống vào thời kỳ xa xưa hơnchuyện so với hiểu biết lâu nay, có thể là giai đoạn bắt đầu kỷ Phấn trắng. Kỷ địa chất này bắt đầu khoảng 145 triệu năm về trước và kết thúc với sự tuyệt chủng của khủng long vào 66 triệu năm về trước.
Ông Gallina cho rằng những hóa thạch khủng long từ 140 triệu năm về trước là "cực kỳ hiếm gặp". Loài này có tên là Ninjatitan zapatai, ghép theo tên của nhà cổ sinh vật học người Argentina Sebastian Apesteguia (biệt danh El Ninja) và kỹ sư Rogelio Zapata.
Theo CNN, xương hóa thạch của khủng long titanosaur được tìm thấy ở nhiều châu lục trên thế giới nhưng nhóm có kích thước lớn nhất của loài này thường được phát hiện ở vùng Patagonia, Nam Mỹ. Hồi tháng 1, các nhà cổ sinh vật học cũng công bố việc tìm thấy xương hóa thạch của một con titanosaur sống khoảng 98 triệu năm trước tại tỉnh Neuquen.
Hãi hùng 'con thú điên' nguyên vẹn 66 triệu tuổi, sống giữa khủng long Sinh vật thời khủng long mới được phát hiện đã phá vỡ nhiều quy tắc tiến hóa, đến nỗi được các nhà cổ sinh vật học đặt tên là "Adalatherium", theo tiếng Malagasy và Hy Lạp cổ là "con thú điên". Theo Journal of Vertebrate Paleontology, mẫu vật được khai quật là hài cốt 66 triệu năm tuổi của một sinh vật có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn
Thế giới
18:45:12 29/04/2025
Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!
Netizen
18:35:59 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
18:01:15 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025