Hóa thạch 500 triệu năm tuổi lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi 3 mắt đáng sợ
Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hóa thạch lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi ba mắt ở dãy núi đá Canada. Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario (ROM) ở Toronto, Canada mới tiết lộ thông tin về hoá thạch của loài động vật ăn thịt kỳ lạ thuộc họ chân đốt chưa từng biết trước đây.
Hóa thạch 500 triệu năm tuổi lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi 3 mắt đáng sợ
Hoá thạch quý hiếm được tìm thấy ở Burgess Shale, một hệ thống ở dãy núi đá Canada, nổi tiếng với sự phong phú về những di tích động vật hoá thạch.
Phân tích hoá thạch cho thấy sinh vật kỳ lạ trong tình trạng tốt, còn nguyên bộ não, hệ thần kinh và con mắt thứ ba. Não của sinh vật lạ bao gồm hai phân đoạn, thay vì ba phân đoạn như côn trùng ngày nay, điều này làm sáng tỏ sự tiến hóa của não, thị giác và cấu trúc đầu của động vật chân đốt.
Joseph Moysiuk, tác giả chính của một nghiên cứu cho biết sinh vật lạ có chiều dài khoảng 20 cm nhưng có khả năng là đối tượng nguy hiểm với bất kỳ con mồi nào nhỏ hơn nó sinh sống trong đại dương.
Sinh vật từng sống trong đại dương thực sự rất hung dữ với những móng vuốt gai nhọn, cái miệng tròn khiến nó trong rất dữ tợn. Cơ thể có những chiếc gai dài giống như cái cào để quét đáy biển săn tìm bất kỳ sinh vật nào bị chôn vùi.
Video đang HOT
Lớp gai bên hông giống như chiếc cánh giúp nó lướt qua mặt nước, một khi con mồi đến gần sẽ bị nghiền nát.
Điều thú vị ở loài sinh vật này là con mắt thứ ba. Các chuyên gia không chắc chắn về mục đích sử dụng con mắt này. Họ dự đoán sinh vật lạ dùng con mắt thứ ba để theo dõi con mồi.
Joseph Moysiuk cho biết: “Việc tìm thấy con mắt thứ ba là một cú sốc lớn đối với chúng tôi. Một số động vật chân đốt hiện đại như chuồn chuồn, ong bắp cày cũng có mắt trung gian, chúng thường nhạy cảm hơn hai mắt còn lại và không tập trung. Tôi đoán mắt thứ 3 của sinh vật lạ giúp chúng theo dõi con mồi, định hướng con mồi ở đâu để tiến hành tấn công cho chính xác”.
Các hóa thạch mới khai quật trong quá trình đào hiện đang trưng bày tại Bảo tàng hoàng gia Ontario, Canada.
Phát hiện loài bọ lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất, dài hơn 2,5m
Các nhà cổ sinh vật học cho biết hóa thạch của một loài bọ nhiều chân (millipede) khổng lồ được tìm thấy trên một bãi biển ở miền bắc nước Anh.
Phát hiện hóa thạch Arthropleura khổng lồ. Ảnh: CNN
Hóa thạch được phát hiện vào tháng 1/2018 ở bãi biển Vịnh Howick, Northumberland. Được biết, một tảng đá đã rơi từ trên vách núi xuống và nứt ra, để lộ hóa thạch.
Các nhà khoa học tìm ra cách đưa con người vào "ma trận"
Neil Davies, giảng viên địa chất trầm tích tại khoa khoa học trái đất của Đại học Cambridge, cho biết hóa thạch được phát hiện bởi một cựu nghiên cứu sinh. Davies nói: "Đây là một phát hiện cực kỳ thú vị, nhưng hóa thạch quá lớn nên phải mất đến 4 người chúng tôi mới có thể mang nó lên được".
Phần còn lại hóa thạch của sinh vật, được đặt tên là Arthropleura, có niên đại từ Kỷ Than Đá khoảng 326 triệu năm trước, hơn 100 triệu năm trước khi khủng long xuất hiện.
Khi còn sống, sinh vật này ước tính rộng 55cm và dài tới 2,63m, nặng 50kg. Điều này khiến nó trở thành động vật không xương sống lớn nhất mọi thời đại từng được biết đến - lớn hơn cả loài bọ cạp biển cổ đại.
"Đây chắc chắn là sinh vật không xương sống lớn nhất từng tồn tại", Davies xác nhận qua email.
Đây là hóa thạch Arthropleura thứ ba từng được phát hiện. Hai hóa thạch trước đó được tìm thấy ở Đức và có kích thước nhỏ hơn nhiều.
Để có được kích thước lớn như vậy, chắc hẳn sinh vật này đã phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Vào thời điểm đó, nước Anh nằm trên đường xích đạo, các động vật không xương sống cũng như động vật lưỡng cư có thể sống dựa vào thảm thực vật phát triển trong các con lạch và sông.
Davies tuyên bố: "Việc tìm thấy những hóa thạch milipede khổng lồ này là rất hiếm, bởi vì sau khi chết, cơ thể của chúng có xu hướng rời ra (tách rời ở các khớp nối)".
Ông nói thêm: "Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy chiếc đầu hóa thạch, vì vậy rất khó để đưa ra kết luận".
Arthropleura xuất hiện phổ biến trong khoảng 45 triệu năm trước khi tuyệt chủng. Người ta không biết chính xác lý do tại sao chúng biến mất, nhưng có thể là do khí hậu thay đổi không phù hợp với chúng. Hoặc cũng có thể do các loài bò sát thống trị gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Hóa thạch sẽ được trưng bày công khai tại Bảo tàng Sedgwick ở Cambridge, Anh vào năm 2022. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Địa chất.
Khủng long nguyên vẹn bên trong quả trứng 70 triệu năm tuổi Phát hiện gây chấn động về một phôi thai khủng long con bảo quản hoàn hảo, cuộn tròn bên trong quả trứng. Khủng long nguyên vẹn bên trong quả trứng 70 triệu năm tuổi Hóa thạch khoảng 70 triệu năm tuổi chưa từng có về một phôi thai khủng long con cuộn tròn hoàn hảo bên trong quả trứng phát hiện ở tỉnh...