Hóa thạch 3,7 tỉ năm tuổi báo hiệu sự sống trên sao Hỏa
Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm và mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.
Phát hiện đáng kinh ngạc này càng củng cố cho giả thuyết có sự sống trên các hành tinh khác, đồng thời có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời điểm bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Hóa thạch vừa được tìm thấy ở Isua, phía tây nam Greenland. Hóa thạch chứa đá stromatolite, lớp trầm tích tạo ra nhờ sự phát triển của vi sinh vật.
Nếu được xác nhận đây chính là bằng chứng của sự sống, hóa thạch này lâu đời hơn kỉ lục trước đó 220 triệu năm.
Một trong những nhà nghiên cứu hóa thạch, Clark Friend, cho biết: “Cho đến lúc này, tảng đá stromatolite lâu đời nhất được tìm thấy ở Tây Úc khoảng 3,5 tỷ năm tuổi.
Đá hóa thạch 3,5 tỷ năm tuổi ở Tây Úc
“Nếu Trái đất có sự sống từ 3,7 tỷ năm trước, thì sự sống cũng có thể tồn tại trên các hành tinh khác vào thời điểm đó. Ví dụ 3,7 tỷ năm trước, sao Hỏa vẫn có nước”.
Viết trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đến từ Úc và Anh, cho biết hóa thạch đá stromatolite phát triển “trong môi trường nước nông” ở Isua.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nói rằng hóa thạch là một gợi ý cho thấy thời điểm đó, Trái đất có khí hậu yên bình, có thể là do bầu không khí chứa nhiều khí cacbon điôxít và/hoặc khí mê-tan.
Các nhà khoa học cầm trên tay một mẫu hóa thạch để xét nghiệm
Tiến sĩ Abigail Allwood, đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, cho biết hóa thạch có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời kỳ bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Bà đặt câu hỏi: “Liệu sự sống trên hành tinh này chỉ bắt đầu sau quá trình tiến hóa rất dài của Trái đất, đợi môi trường thích hợp cho sự sống xuất hiện, hay cái nôi của sự sống đã luôn sẵn sàng từ khi Trái đất mới là một “đứa trẻ sơ sinh”?”
Bà cũng tin rằng hóa thạch mới được phát hiện có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
Bề mặt đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi
“Nếu đây thực sự là dấu hiệu của tổ tiên đầu tiên của chúng ta, nó sẽ có những tác động đáng kinh ngạc”, tiến sĩ Allwood viết.
Nếu sự sống xuất hiện ở giai đoạn mới hình thành của Trái đất, thì nó không phải là một thứ ít khả thi, bà nói.
Tiến sĩ nhận định: “Sự hiểu biết của chúng ta về bản chất sự sống vũ trụ được dựa trên thông tin Trái đất mất bao lâu để hình thành các điều kiện cho sự sống.
“Và sau phát hiện mới này, sao Hỏa có thể trở thành một nơi hứa hẹn hơn trước rất nhiều, một hành tinh đầy tiềm năng cho sự sống trong quá khứ.”
Hóa thạch mới được tìm thấy có thể là dấu hiệu cho thấy sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa
Theo Trà My – The Sun (Dân Việt)
Chuẩn bị "xuất chuồng" những chú khỉ thám hiểm sao Hỏa đầu tiên
Các khoa học gia người Nga đang hoàn thiện những bước huấn luyện cuối cùng để đưa loài khỉ lên thám hiểm sao Hỏa vào năm 2017.
Các khoa học gia thuộc Học viện Khoa học Nga đang hoàn thiện những bước huấn luyện cuối cùng cho 4 chú khỉ nâu (rhesus macaques) - những "nhà du hành" sẽ có mặt trên chuyến tàu thám hiểm.
Những bước huấn luyện cuối cùng để đưa loài khỉ lên thám hiểm sao Hỏa vào năm 2017
Trong quá khứ, loài khỉ đã gián tiếp "dọn đường" đưa con người lên Mặt trăng, và nay các chuyên gia đang hi vọng rằng chúng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta chinh phục được Hỏa tinh.
Chương trình huấn luyện khỉ trở thành phi hành gia đã được khởi động từ những năm 1980. Những chú khỉ sẽ được nuôi trong một trang trại đặc biệt, và chỉ có những cá thể thông minh nhất mới được tiếp tục tham gia nghiên cứu. 4 chú khỉ nâu nói trên cũng được lựa chọn trong nhóm này, do có khả năng nhận thức và học hỏi rất nhanh.
Mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ, chú khỉ sẽ được thưởng một ngụm nước quả
Mỗi ngày, những chú khỉ sẽ được học từng kỹ năng riêng biệt, với phần thưởng là một ngụm nước hoa quả sau khi hoàn thành. Đến cuối ngày, chúng sẽ phải thực hiện được hoàn hảo một chuỗi các kỹ năng, nhiệm vụ được giao. Mục đích của việc này là để huấn luyện khả năng ghi nhớ các chuỗi nhiệm vụ được giao.
Bài tập hàng ngày của những chú khỉ
Tiến sĩ Inessa Kozlovskava - đội trưởng dự án cho biết: "Chúng tôi đang cố làm cho những chú khỉ này trở nên thông minh nhất có thể, để chúng có thể giúp loài người khám phá bề mặt Hỏa tinh". Cô cũng hi vọng rằng những chú khỉ "phi hành gia" có thể tự mình huấn luyện cho những chú khỉ khác để hoạt động theo nhóm. Loài khỉ nâu có tuổi thọ khoảng 25 năm, do đó các khoa học gia tin rằng sẽ có đủ thời gian để huấn luyện cho chúng sống sót trong hành trình 6 tháng đến sao Hỏa.
Những chú khỉ được kỳ vọng sẽ tự mình thực hiện được một chuỗi các nhiệm vụ được giao phó
Thực tế trong quá khứ, khỉ cũng được sử dụng làm "vật thí nghiệm" rất nhiều lần cho các phi hành gia. Chú khỉ đầu tiên được thử nghiệm là Albert I, khởi hành trên tên lửa V-2 của quân đội Mỹ vào năm 1948. Tuy nhiên, Albert I đã chết trong chuyến bay. Chú khỉ Albert II khởi hành một năm sau đó cũng chung số phận. Đến năm 1951, Yorick đã trở thành chú khỉ đầu tiên an toàn trở về từ vũ trụ.
Albert I - chú khỉ đầu tiên bay vào vũ trụ
Ngay cả chó cũng từng được sử dụng. Hai chú chó Dezik và Tsygan được Nga gửi lên vũ trụ vào đầu những năm 1950, và chúng đã trở về an toàn.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về việc làm cách nào để những chú khỉ này có thể trở về từ sao Hỏa. Một số tổ chức bảo vệ động vật cho rằng đây có thể là chuyến du hành "một đi không trở lại" đối với chúng.
Theo Trí Thức Trẻ
Robot thám hiểm của NASA phát hiện "người nhện" trên sao Hỏa? "Người nhện", "người ngoài hành tinh", "con cua vũ trụ" - Đó là những từ mà người dùng mạng xã hội nhắc tới khi chiêm ngưỡng bức ảnh chụp một vật thể lạ do robot thám hiểm của NASA gửi từ sao Hỏa. Một bức ảnh thô được robot thám hiểm Curiosity của NASA chụp lại hồi tháng 7 đã làm dấy lên...