Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc
Người trồng hoa Đà Lạt đang bước vào vụ thu hoạch hoa tết với nhiều tâm trạng.
Nếu các chủ vườn địa lan “khóc ròng” vì lan nở sớm, thì người trồng lily, lay ơn phấn khởi bán giá cao, còn người làm cúc đang thấp thỏm chờ giá.
“Nữ hoàng” cũng khóc
Nếu chọn một loại hoa tết đặc trưng của xứ hoa Đà Lạt có thể sánh với hoa đào phía Bắc, hoa mai ở phương Nam, thì đó chính là địa lan. Đây là loài hoa quý phái, được ví như là “nữ hoàng của các loài hoa”. Không phải đến thời điểm này mà cách đây vài tuần, người trồng địa lan Đà Lạt đã biết được số phận của vụ hoa tết năm nay thê thảm thế nào. Do năm nhuận và có nhiều đợt nắng nóng nên một lượng lớn địa lan nở sớm, nhà vườn ngậm đắng nuốt cay cắt cành bán với giá chỉ bằng một phần mười giá hoa tết.
Người trồng địa lan kém vui
Người trồng lay ơn “trúng quả” 3 vụ tết liền
Tại vườn lan Anh Quỳnh – một vườn địa lan thuộc hạng “đại gia” trên đường Vạn Kiếp, thành phố Đà Lạt – không khí trầm lắng hơn hẳn mọi năm. Ông Đoàn Văn Quỳnh (chủ vườn) cho biết, năm nào vườn cũng chuẩn bị hơn ngàn chậu với khoảng trên dưới 4.000 cành lan cho thị trường tết. Nhưng năm nay, một lượng lớn bỗng nhiên đẻ nhánh chứ không trổ vòi để ra hoa, một số khác lại đua nhau nở trước tết cả tháng trời, chỉ còn khoảng 1.000 cành bán tết.
Dạo một vòng qua nhiều vườn lan có tiếng khác tại Đà Lạt cũng gặp cảnh tương tự. Không những khan hàng, kém sắc mà cái quy luật “mất mùa được giá” cũng không xảy ra. Đến thời điểm này, giá địa lan vẫn chỉ sàn sàn mức năm ngoái. Các loại giống mới như: cam lửa, vàng SJC, vàng FX750 có giá từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/cành; tốp sau như: xanh Úc, vàng mít giá khoảng 700 – 800 ngàn/cành; còn những loại địa lan giống cũ như: tím hột, vàng ba râu, xanh ngọc… chỉ có giá 350 – 400 ngàn đồng/cành.
Không khí khẩn trương đóng hoa đi Hà Nội
Video đang HOT
Lily, lay ơn trúng lớn
Trái ngược với địa lan, hai loại hoa cắt cành đặc trưng của Đà Lạt là layơn và lily đang được giá. Về vùng chuyên canh layơn Định An (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng) đúng vào thời điểm thương lái đang gom hàng chuyển ra thị trường Hà Nội (từ 16 – 20 tháng Chạp), ở đâu cũng gặp cảnh tấp nập thu gom, vận chuyển, phân loại, đóng gói layơn chuyển lên kho lạnh. Ông Nguyễn Văn Trung, chủ vựa layơn Lai Ka, cho biết, do đường sá vận chuyển xa xôi nên thời điểm này đã phải đóng hàng đi Hà Nội. Sau khi phân loại, đóng gói xong, hoa được cho lên xe container bảo quản bằng cách xếp một lớp đá lạnh, một lớp hoa. Theo ông Trung, cách làm này có thể giữ hoa tươi được cả nửa tháng. Riêng hoa bán tại thị trường TP.HCM, đến khoảng 26 tháng Chạp mới đóng hàng, nên không cần bảo quản bằng kho lạnh.
Cùng với lay ơn, người trồng lily cũng trúng quả
Ông Hoàng Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Hiệp An, phấn khởi thông tin: Năm nay, toàn xã có trên 200ha layơn tết và với tình hình giá cả hiện tại, người trồng layơn trúng vụ hoa tết thứ 3 liên tiếp. Theo khảo sát, hiện giá layơn đóng đi Hà Nội đang ở mức 3.000 – 3.500 đồng/cành (loại đỏ mập, đỏ tai vuông), 2.500 – 2.800 đồng/cành (các giống cũ), cao hơn năm ngoái khoảng 30%.
Đối với lily, sau vụ hoa tết Nhâm Thìn thảm bại, năm nay nông dân Đà Lạt có niềm vui được giá. Chị Nguyễn Mai Anh, chủ vườn lily Mai Anh tại Thái Phiên (phường 12, thành phố Đà Lạt) cho biết, hiện toàn bộ 8.000 cành lily của gia đình bà đã được thương lái đặt mua với giá từ 30.000 đến 40.000 đồng/cành tùy loại, cao hơn năm ngoái khoảng 5.000 đồng/cành. Điểm khác biệt là năm nay không những thương lái TP.HCM mà cả từ Hà Nội cũng vào Đà Lạt lùng mua lily với số lượng lớn. Sở dĩ hoa lily giá cao là vì năm ngoái rớt giá thê thảm, nhiều nông dân nản lòng, chuyển sang trồng các loại hoa khác nên sản lượng lily giảm.
Còn người trồng cúc thì đang thấp thỏm chờ giá
Thấp thỏm chờ giá cúc
Trong khi các loại hoa khác đã cơ bản định hình mức giá, đến thời điểm này, người làm cúc tết vẫn thấp thỏm chờ giá. Đến làng hoa Thái Phiên (phường 12, thành phố Đà Lạt), không khí chăm sóc hoa tết vẫn rất khẩn trương, nhưng tâm trạng người trồng hoa đang rất bồn chồn. Ông Lê Oa, một người làm hoa lâu năm tại đây, cho biết, những năm trước, cứ qua Rằm tháng Chạp là nhiều mối đến đặt mua hoa. Năm nay đã sắp đến ngày thu hoạch mà thương lái chỉ lác đác xem hàng và rất ít người đặt mua trước.
Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, ông Hồ Ngọc Dinh, cho biết, năm nay làng hoa Thái Phiên chuẩn bị 50ha hoa cúc cho thị trường TPHCM, Hà Nội và miền Trung. Tuy nhiên, dự báo sức tiêu thụ hoa cúc Đà Lạt năm nay sẽ không mạnh, do thời tiết nhiều vùng miền khác trong nước thuận lợi, có thể trồng được hoa.
Theo 24h
65 triệu một chậu lan, 70 triệu một gốc đào
Dường như kinh tế suy thoái không làm giới nhà giàu "ngại" mở ví sắm cây cảnh sang, chảnh chơi Tết.
Cây đào thất thốn được định giá 50 triệu nhưng ông Lê Hàm không bán - Ảnh: Thanh Hải
Thời kỳ bão giá có thể khiến bạn nghĩ rằng các đại gia sẽ "ngại" mở ví tiền sắm những món đồ chơi Tết đắt đỏ. Tuy nhiên, đến làng đào Nhật Tân, chợ hoa Quảng Bá của Hà Nội những ngày này, chứng kiến nhịp mua bán đào, lan giá "khủng" vô cùng sôi động, chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại.
"Đặc sản" đào Thất thốn
Mặc cho thời tiết mưa phùn buốt lạnh, vườn đào thất thốn của ông Lê Hàm (Nhật Tân, Hà Nội) dịp cuối tuần vẫn nhộn nhịp khách đến thăm thú, hỏi mua đào Thất thốn.
Trong mắt những người mù mờ về đào, có lẽ đào thất thốn chỉ giống như một cành củi mục cắm vào chậu cảnh. Cái thân xù xì, rêu mốc, cành hiếm cả hoa lẫn lá của loại đào này dễ tạo cảm giác buồn tẻ, thiếu sức sống.
Tuy nhiên, đối với dân sành chơi đào chốn Hà thành, đào Thất thôn được xếp vào loại đào "đặc sản", nổi tiếng cả về độ độc lẫn độ đắt đỏ. Ngay trong vườn của ông Lê Hàm, tất cả những gốc đào bích gốc to, thế đẹp, dáng chuẩn, hoa nở rực rỡ đều có giá thua xa giá của một cây đào Thất thốn "xấu xí", nằm ảm đảm ngay phía đầu cổng vào vườn.
Lý giải cái tên lạ của đào thất thốn, ông Lê Hàm cho biết: " Thất là 7, thốn là một đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể con người, rất phổ biến trong Đông y. Gọi là đào thất thốn là bởi cứ cách đều đặn 7 thốn, thân hay cành cây này lại phân nhánh" .
Ngoài ra, sự khác biệt tạo nên "đẳng cấp" của đào thất thốn so với đào thường là vẻ rắn rỏi của cây, của lá và sắc thắm rất đặc trưng của những cánh hoa.
Vườn đào của ông Lê Hàm có khoảng 60 -70 gốc đào Thất thốn. Năm nay, mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng giá đào Thất thốn dường như vẫn chẳng hề bị tác động.
Những cây thất Thốn nhỏ nhất cũng có giá trên dưới chục triệu đồng. Cây đào thất thốn "đỉnh" nhất trong vườn nhà ông Lê Hàm đã được khách đặt giá 70 triệu đồng, sẽ chờ đến ngày Táo Quân tới chở về.
Bên cạnh món "đặc sản" đào Thất thốn, thú chơi đào sang trưng Tết của giới nhà giàu Hà Nội còn tập trung vào những gốc đào cổ, đào thế đẹp hay những cành đào rừng to ấn tượng.
Sáng 27/1, theo chân một vài đại gia đi sắm đào ở Nhật Tân, có thể thấy giá của những gốc đào bích đẹp có thể được "hét" từ 18 -30 triệu đồng/cây. Giá thuê và mua chỉ chênh nhau khoảng 3 triệu đồng. Trong khi đó, giá của cành đào rừng "khủng" nhất chợ Quảng Bá đang được ghi nhận ở mức 20 triệu đồng.
"Ngất ngưởng" giá lan hồ điệp
Lan hồ điệp chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, đang được bày bán rất nhiều tại chợ hoa Quảng An (Hà Nội) với giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của khá nhiều khách "sộp".
Chậu lan hồ điệp có giá 65 triệu đồng - Ảnh: Thanh Hải
Theo nhân viên bán hàng tại siêu thị hoa Anh Trí (Quảng Bá, Hà Nội) cho biết, lan hồ điệp có bông to, cánh dày, màu sắc hoàn hảo toát lên vẻ sang trọng nên rất được lòng các đại gia.
Bên cạnh đó, lan hồ điệp cũng rất bền, có thể chơi lâu tới hơn 2 tháng. Giá các loại lan hồ điệp chạy từ 600 - 800 nghìn đồng/cành, cao nhất có thể cán mốc 1,5 triệu đồng/cành.
Đa phần lan hồ điệp được cắm chậu sẵn để bán. Giá một chậu lan hồ điệp phụ thuộc vào số lượng cành, màu sắc hoa, cành to hay nhỏ. Các cửa hàng hoa, siêu thị hoa ở Quảng An bày bán không ít những chậu lan hồ điệp "khủng", có giá lên tới 20 triệu đồng, 28 triệu đồng, 35 triệu đồng, thậm chí là 65 triệu đồng.
So với lan hồ điệp, địa lan cũng được nhập từ Trung Quốc nhưng có giá mềm hơn khá nhiều. Phổ biến ở chợ Quảng An là địa lan màu vàng, có giá khoảng 300.000 - 450.000 đồng/cành. Một chậu địa lan tầm cỡ nhất cũng chỉ có giá khoảng 9,5 triệu đồng. Đa phần những chậu lan này đều được khách hàng đặt trước và chờ tới ngày cận Tết mới chuyển về.
Theo những người bán lan ở chợ Quảng An cho biết, thị trường lan Tết sẽ càng sôi động trong một vài ngày tới. Bên cạnh lan hồ điệp, rất nhiều đại gia Hà Nội đã liên lạc tới hỏi và đặt cọc tiền mua các loại đia lan cao cấp như giống vàng Nhật, xanh Newzealand... Giá cả của mỗi chậu lan này cũng không thể dưới chục triệu đồng.
Theo xahoi
Đào, quất được giá khi vào Nam Còn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, tại những làng hoa nổi tiếng Hà Nội, đào, quất vẫn đang được thương lái hối hả gom chuyển vào Nam. Năm nay, do thời tiết diễn biến bất thường, nhất là đợt rét đậm, rét hại vừa qua nên nhiều cây đào ở khu vực Nhật Tân (Hà Nội) chậm nở hoa, nụ...