Hỏa táng người chết đã tồn tại từ ít nhất 9.000 năm trước
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PLOS One tiết lộ tập tục hỏa táng đã được con người sử dụng từ thời đại đồ đá mới.
Nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà khảo cổ học Fanny Bocquentin từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp dẫn đầu hôm 12/8 báo cáo phát hiện những bằng chứng trực tiếp cho thấy con người cổ đại tại khu vực Beisamoun ở Israel đã bắt đầu sử dụng hình thức an táng người chết bằng cách thiêu xác từ cách đây ít nhất 7.000 năm trước Công nguyên.
“Nhờ sự tham gia của các nhà nhân chủng học được đào tạo bài bản, chúng tôi ngay lập tức xác định được bộ xương người bị cháy và mọi sự chú ý đều tập trung vào việc khai quật hố hỏa táng”, Bocquentin trả lời UPI trong thư điện tử.
Phần còn lại của một mảnh xương bị hỏa táng được tìm thấy ở Israel. Ảnh: Mission Beisamoun.
Video đang HOT
Cuộc khai quật đã phát hiện tổng cộng 355 mảnh xương. Theo kết quả phân tích hình ảnh tiên tiến, nhóm nghiên cứu xác định chúng thuộc về một thanh niên bị thương bởi đạn đá vài tháng trước khi chết.
Vị trí của xương cho thấy hài cốt được đặt ở tư thế ngồi trong hố thiêu và giữ nguyên như vậy trong suốt quá trình hỏa táng. Các phép đo quang phổ cho thấy nhiệt độ trong hố có thể lên tới 700C.
Đầu thiên niên kỷ thứ 7 trước Công nguyên, người dân ở khu vực Levant – một vùng rộng lớn ở phía đông Địa Trung Hải – đã bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi nhưng họ vẫn săn bắn để kiếm ăn. Bằng chứng khảo cổ cho thấy các cộng đồng dân cư trong khu vực vào thời điểm đó bị cô lập hơn so với tổ tiên của họ, nhưng một số tương tác xã hội vẫn tồn tại, chẳng hạn như đạn đá ở Beisamoun được nhập khẩu từ Capadoccia cách đó khoảng 1.000 km, theo nhóm nghiên cứu.
Hiện tại, Beisamoun là nơi duy nhất phát hiện hố hỏa táng 9.000 năm tuổi, nhưng các nhà nghiên cứu trước đây đã tìm thấy bằng chứng về việc làm khô xương – bước được thực hiện trước khi hỏa táng – tại một địa điểm khác ở Jordan. Một cuộc khai quật khác ở Syria cũng tiết lộ những hố thiêu tương tự có niên đại muộn hơn, cách đây khoảng 6.500 năm trước Công nguyên.
“Đó chắc chắn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Phải có sự liên hệ giữa những cộng đồng này”, Bocquentin nhấn mạnh. “Beisamoun là bằng chứng về sự chuyển đổi trong phong tục an táng ở Levant”.
Trong các thời kỳ trước, người chết thường được chôn cất, chờ phân hủy và sau đó bốc mộ để sắp xếp lại xương. Đôi khi hộp sọ được lấy ra để sơn lại khuôn mặt bằng vôi, sau đó được chôn cất lại tại một ngôi mộ khác cùng với những bộ xương khác. Quá trình này tốn nhiều công sức và thời gian. Tập tục hỏa táng ra đời như một giải pháp đẩy nhanh quá trình phân hủy xác. Bên cạnh đó, các hài cốt cũng không cần di dời sau khi chôn cất, nhóm nghiên cứu giải thích.
Bí ẩn 'người than' ngồi bó gối trong mộ cổ 9.000 năm tuổi
Một ngôi mộ cổ kỳ lạ trong di chỉ làng Beisamoun thuộc thời đại đồ đá mới ở Thung lũng Thượng Jordan (Israel) đã hé lộ một phong tục tưởng chỉ mới tồn tại hàng ngàn năm sau đó.
Hài cốt của người đàn ông trong mộ cổ chỉ còn là 335 mảnh xương rời rạc, nhưng đủ để thấy anh đã được đặt ngồi bó gối trong một ngôi mộ cổ mang hình dạng một hố nông. Ngôi mộ đã được đào và tạo hình cẩn thận để vừa là mộ, vừa là là một lò nung. Đáy mộ có thể được lót bằng vật liệu gì đó nên không bị cháy, trong khi đó vách ngôi mộ lại có vết lửa táp rõ ràng.
Với niên đại lên tới 9.000 năm tuổi, đây là một trong những người đầu tiên trên thế giới được hỏa táng sau khi chết.
Khu vực khai quật và các phần hài cốt còn lại của người đàn ông thời đại đồ đá mới - ảnh: PLOS ONE
Đây là một điều hết sức đặc biệt bởi ở nhiều nơi trên thế giới, hài cốt người thời đại đồ đá thường được tìm thấy trong trạng thái không được chôn cất hoặc chôn cất khá thô sơ. Riêng về hỏa táng, nó từng được cho là một phong tục "sinh sau đẻ muộn". Phát hiện mới cho thấy văn hóa của con người thời đồ đá vùng Cận Đông đã phát triển phức tạp hơn nhiều so với những hiểu biết trước đây.
Trước người đàn ông này, chỉ có 1 ngôi mộ hỏa táng khác được tìm thấy trên thế giới là mộ cổ "Mungo Lady" ở Úc: một người đàn bà 40.000 năm tuổi, đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Ở các lục địa còn lại, người đàn ông này giữ kỷ lục người cổ xưa nhất bị hỏa táng.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Fanny Bocquentin từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, phần lớn cơ thể người đàn ông đã cháy thành than, nhưng những mẩu xương bị cháy sém còn lại đủ hé lộ anh từng chịu một tổn thương nghiêm trọng ở vai vài tuần hoặc vài tháng trước khi chết: một viên đá lửa thậm chí đã xuyên thủng xương.
Rõ ràng vết thương đã có thời gian lành lại, nhưng không biết vì sao sau đó người đàn ông không giữ được tính mạng. Rất có thể nghi thức hỏa táng liên quan đến sự kiện khiến anh ta bị thương, hoặc vì vai trò của anh ta trong cuộc chiến đặc biệt nào đó.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.
Nỗi ám ảnh mang tên "mua hàng qua mạng" ở thời đại 4.0 Trong thời đại công nghệ hiện nay con người chủ yếu mua sắm qua mạng, vì thế không ít người rơi vào những tình cảnh hết sức éo le. Đây có được gọi là một đôi giày không vậy? Phải chăng người khổng lồ tồn tại trên thế giới này. Đây là bao rác chứ đâu phải bao cát. Mặt nạ này chỉ...