Hoa tam giác mạch nở vào tháng mấy?
Tam giác mạch khi mới nở mang màu trắng tinh khôi, sau đó sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, hồng ánh tím nhẹ nhàng rồi đỏ sẫm, cuối cùng khi tàn sẽ chuyển sang màu đen.
Loài hoa này mọc thành cánh đồng trải dài trên triền đồi, thung lũng đá,.. tuy mỏng manh nhưng luôn kiên cường khoe sắc giữa núi đá bạt ngàn.
Hoa tam giác mạch nở kéo dài trong khoảng 3 tháng từ tháng 10 – 12.
Hoa tam giác mạch nở vào tháng mấy?
Hoa tam giác mạch nở kéo dài trong khoảng 3 tháng từ tháng 10 – 12, nhưng sắc hoa sẽ thay đổi dần theo thời gian từ màu trắng sang hồng nhạt, hồng đậm và cuối cùng là đỏ tím, sau đó sẽ tàn lụi.
Loài hoa này được trồng nhiều ở các vùng núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Lào Cai… nhưng ấn tượng và nổi bật nhất có lẽ phải kể tới vùng đất Hà Giang. Tam giác mạch có ở khắp nơi Hà Giang, từ sườn đồi cho đến ruộng bậc thang, có lúc vươn lên từ khe đá, trên những cung đường, chân núi.
Loài hoa này mọc thành cánh đồng trải dài trên triền đồi, thung lũng đá.
Những nơi ngắm hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Làng văn hóa Lũng Cẩm – thung lũng Sủng Là – Đồng Văn
Video đang HOT
Làng văn hóa Lũng Cẩm là nơi trồng nhiều hoa nhất ở Hà Giang. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của hoa tam giác mạch mà còn có cơ hội ngắm sắc hoa rực rỡ của hoa hồng, hoa đào,…
Ngoài ra, đây còn là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của 24 dân tộc anh em sống trên mảnh đất Hà Giang. Giữa thung lũng Sủng Là thơ mộng, các ngôi làng hiện ra lác đác như trong chuyện cổ tích. Do đó, du khách khi ghé qua nơi này còn có thể tìm hiểu về nét sống xưa cũ của người dân bản địa.
Cột cờ Lũng Cú
Cánh đồng hoa tam giác mạch ở dưới chân cột cờ Lũng Cú được trồng thành các ruộng bậc thang cực kỳ bắt mắt. Đây là điểm cao nhất tại Hà Giang, vì thế bạn sẽ ngắm được toàn cảnh cánh đồng hoa tam giác mạch tuyệt đẹp ở nơi này.
Chân đèo Mã Pí Lèng
Đèo Mã Pí Lèng có độ dài khoảng 20 km, nằm bên sườn núi sừng sững giữa mây trời cùng với Sông Nho Quế mộng mơ uốn lượn quanh co. Dừng lại bên chân đèo, du khách có thể ngắm nhìn một “biển trời” hoa tam giác mạch.
Tuy nhiên, đồi hoa tam giác mạch ở nơi đây thường gieo hạt muộn hơn so với các khu vực khác ở Hà Giang. Vì thế, nếu có ý định ngắm hoa ở địa điểm này thì bạn hãy chờ đến tháng 11.
Xã Phố Cáo – huyện Đồng Văn
Địa điểm này thu hút khách du lịch nhờ những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài khắp từ thung lũng này đến thung lũng khác.
Không chỉ là địa điểm ngắm hoa đẹp, xã Phố Cáo còn có những ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi được bao quanh bởi những tảng đá xếp chồng lên nhau vô cùng đặc biệt. Do đó, khi đến đây để ngắm hoa tam giác mạch thì bạn đừng bỏ qua nét kiến trúc đặc trưng này.
Thạch Sơn Thần – xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ
Du khách đứng ở điểm Thạch Sơn Thần chắc chắn sẽ không khỏi trầm trồ bởi không gian bao la, bát ngát của mây trời, rừng núi, và đặc biệt tràn ngập sắc hoa tam giác mạch ở nơi đây.
Thạch Sơn Thần là thắng cảnh du lịch nằm trong quần thể di sản địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Nhóm tượng Thạch Sơn Thần được tạo hình từ đá vôi cách đây hàng trăm năm. Sự nguy nga nơi đây là hoàn toàn do bàn tay tạo hóa của thiên nhiên ban tặng.
Bản Phó Bảng (hay còn gọi là Phố Bảng)
Bản Phó Bảng nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 117km. Để vào bên trong thị trấn, du khách phải đi thêm 5km đường nữa, vào sát biên giới Việt – Trung, nơi chỉ có những núi đá tai mèo lừng lửng giữa nền trời xanh thẳm.
Đến đây, bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn hoa tam giác mạch nở tím cả bản làng, mỗi bước chân tựa như đi trên hoa trên cỏ.
Một số địa điểm ngắm hoa tam giác mạch
Nếu Hà Giang cách quá xa nơi bạn ở thì bạn cũng có thể đi đến vùng đất khác để ngắm hoa tam giác mạch. Dưới đây là những địa điểm bạn có thể tham khảo:
Lào Cai: Si Ma Cai, Bắc Hà hoặc vườn hoa tam giác mạch ở ga Fansipan.
Yên Bái: Đỉnh đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải, Suối Giàng (Văn Chấn).
Sơn La: Vân Hồ, Mộc Châu (nông trường Mộc Châu, ngã ba bản Bun), Mai Châu.
Lạng Sơn: Thung lũng Bắc Sơn.
Nhung nhớ hoa Tam giác mạch
Bây giờ đang là mùa hoa Tam giác mạch, trên các nẻo đường Hà Giang đâu đâu cũng thấy một màu hồng rực trong ánh nắng vàng hươm, trải dài ngút ngàn.
(Ảnh minh họa)
Tôi không phải là một người con của Hà Giang nhưng đã yêu hoa Tam giác mạch khi lần đầu tiên tận mắt thấy. Tôi và đám bạn thốt lên trong sự ngỡ ngàng vô cùng. Bởi chẳng thể ai ngờ trên mảnh đất cằn cỗi, thậm chí có những nơi toàn đá là đá mà hoa Tam giác mạch có thể sống len lỏi một cách hiên ngang đến như vậy được. Cái tên cũng khiến cho người ta phải lưu tâm và tò mò muốn tìm hiểu.
Hoa Tam giác mạch là một loài hoa nở vào thời tiết lạnh, nơi vùng cao biên cương xa xôi như Hà Giang. Chúng mọc trải dài khắp các thung lũng nhỏ, chênh vênh trên những phiến đá tai mèo, sau những ngôi làng cổ hay một thị trấn xưa cũ. Những ngày đầu mới chớm nở hoa có màu trắng hồng, nụ hoa chúm chím ru mình trước làn gió Đông xào xạc. Khi trời bắt đầu lạnh hơn thì hoa chuyển sang màu hồng tím. Hoa nở thành từng chùm, cánh chụm lại thành hình chóp nón.
Hoa Tam giác mạch là một trong những loài hoa giản dị mà kiên cường. Chúng chẳng cần phải chăm bón, phó mặc cho đất trời dung dưỡng rồi tự mình vươn lên. Người dân Hà Giang đôi khi chỉ cần đến mùa rắc rải một nhúm hạt xuống mảnh đất là cây tự mọc lên xanh tốt rồi đơm hoa kết hạt. Chính vì thế hoa Tam giác mạch được nhiều người coi là biểu tượng của sức sống Cao nguyên đá.
Đó là một ngày chớm Đông, tôi nhớ đã đi trong cái không khí xám xịt của bầu trời lãng đãng và chạm mắt vào hoa Tam giác mạch. Một vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần kiêu hãnh khiến tôi phải đắm chìm. Vẻ đẹp ấy đã tạo cho mảnh đất Hà Giang hùng vỹ và thật nên thơ. Từ bên này con đường tôi nhìn lên những triền núi, hoa Tam giác mạch ken kín kết nối hệt như một tấm áo choàng cho núi đá vời vợi. Sắc màu phơn phớt hồng dịu dàng như nhuộm thắm những triền non, ngời sắc cả một khoảng trời thương nhớ.
Tôi lưu giữ khoảnh khắc bằng một bức hình bên hoa Tam giác mạch. Đúng lúc chiều nghiêng sắc nắng, xuyên qua những áng mây bồng bềnh không dưng lúc đó tôi thấy mình như lạc vào một khung cảnh đầy huyền ảo tựa chốn thiên đường. Tôi hòa cùng hương thơm hoa Tam giác mạch dịu nhẹ mà xốn xang. Rồi tôi rảo bước ngắm nhìn cho thỏa thích. Xa xa những em bé người Mông đang chăn ngựa. Nhìn chú ngựa thong dong gặm cỏ thấy bình yên biết nhường nào. Bạn tôi bảo hoa Tam giác mạch cũng là mùa mong đợi của đồng bào người Mông. Thuở xa xưa đói kém, người Mông đợi hoa Tam giác mạch ra hoa kết hạt để làm lương thực ăn qua những ngày gian khổ. Hạt Tam giác mạc có thể ăn hàng ngày, nấu rượu, làm bánh hay nấu cháo. Ngày nay nó trở thành một ẩm thực độc đáo ngon lành ở vùng đất Hà Giang xinh đẹp.
Tôi được bạn mời tới nhà chơi trong một căn nhà gỗ, phía bên ngoài gió lạnh se sắt, hương rượu Tam giác mạch nồng nàn và những chiếc bánh thì thơm lừng trên đôi bàn tay của người bản địa. Không dưng lúc đó tôi thấy bình yên vô cùng. Cảm giác mà tôi đã không có được trong những ngày ở phố tấp nập xô bồ. Tôi muốn quên hết những bon chen vất vả mà hòa cùng chén rượu nồng say. Và thời gian dường như ngưng đọng khi đầu môi tôi chạm phải vị bánh làm từ hạt Tam giác mạch.
Tôi mang hình bóng loài hoa núi rừng, nơi đại ngàn Cao nguyên đá về với phố trong niềm thương nhớ khôn nguôi. Hoa Tam giác mạch nhỏ bé ẩn sâu trong đôi mắt của người thành thị. Thật khiêm nhường nhưng lại rất mạnh mẽ.
Một lần "lạc trôi" đến hồ Đa Mi Ẩn mình giữa cánh rừng Đa Mi bạt ngàn và trùng điệp núi đá xanh là hồ Đa Mi đẹp như tranh vẽ. Lòng hồ thiên tạo độc đáo này sẽ lãng đãng hơn khi mùa mưa đến. Trong con mưa núi bất ngờ, tôi chợt thấy mình như đang "lạc trôi" đến một tiên cảnh giữa thiên nhiên Hàm Thuận Bắc hùng...