Hoa sưa cuối mùa phủ trắng góc phố Hà Nội
Giữa không khí nồm ẩm cuối tháng ba, những cánh hoa sưa trắng muốt như thắp lên sức sống cho những con phố.
Tháng 3, khi tiết trời khiến không khí ảm đạm, âm u, thì những cánh hoa sưa trên các góc phố Hà Nội lại rủ nhau bừng nở, phủ trắng một góc trời, khiến những người yêu nhiếp ảnh ở thủ đô lại hò hẹn nhau ra đường chụp ảnh. Ảnh: Trịnh Thắng
Sưa là cây cổ thụ, hoa nhỏ xíu, trắng muốt như hoa tuyết, cánh mỏng nhưng đã nở là nở cùng một lúc, theo cơn gió trải thảm hoa dưới mặt đất, tạo nên khuôn hình lãng mạn hơn bao giờ hết.
Chẳng biết những cây hoa sưa xuất hiện ở Hà Nội từ khi nào, chỉ biết rằng, cây nào cây nấy đều cao lớn, vạm vỡ, đứng âm thầm, lặng lẽ trên các con phố mà ngày thường ít ai để ý. Phải đến độ tháng 3, khi những chùm hoa trắng muốt nở kín đặc cả tán cây, khách qua đường mới nhận ra sự hiện diện của chúng.
Chẳng khó gì để kiếm hoa sưa ở Hà Nội những ngày này. Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, công viên Thống nhất hay đường phía trên hầm Kim Liên,… hoa sưa đều phủ trắng một góc như tuyết. Nhưng cây sưa huyền thoại nhất nằm ở gần lăng Bác, đoạn cắt với phố Chùa Một Cột.
Cả một tán cây phủ trắng loài hoa tinh khiết, dung dị mà dịu dàng, chẳng khác nào những bông tuyết bám trên thân cây.
Hoa sưa trở thành biểu tượng cho tiết trời xuân ở Hà Nội. Cứ tầm tháng 3, người ta lại hỏi nhau trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội rằng, không biết hoa sưa đã nở chưa nhỉ?
Video đang HOT
Cây sưa huyền thoại ở gần lăng Bác.
Người yêu nhiếp ảnh ở Hà Nội đã “chầu chực”, mong ngóng hoa sưa nở từ lâu để tạo nên những tác phẩm lãng mạn.
Theo ngôi sao
'Đặc sản' tháng 3 gây thương nhớ ở Hà Nội
Hoa bưởi, hoa sưa, hoa ban bung nở trong tiết trời xuân, hay những cây lộc vừng ven hồ trút lá lại khiến du khách bất chợt nao nao.
Người Hà Nội không chỉ đếm thời gian bằng ngày, bằng tháng mà còn đếm thời gian bằng những mùa hoa, lá, bằng tiết trời. Tháng 3 - thời điểm giao mùa - khi những cơn mưa phùn mang theo hơi ấm ngày xuân vào thành phố lại khiến lòng người nao nao, lãng đãng. Sống lâu ở Hà Nội, bạn mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của thành phố này và thêm thấu hiểu, vì sao trải qua bao nhiêu xô bồ, biến đổi, người đi xa luôn hướng về nơi này.
Mưa phùn, sương mù giăng kín lối
Ảnh: Nguyễn Cảnh Tùng
Tháng 3 là một trong những thời điểm "khó ở" nhất ở Hà Nội, khi độ ẩm cao, trời nồm, quần áo giặt rất lâu khô, những cơn mưa phùn, mưa bụi lất phất khiến không khí lúc nào cũng ảm đảm, ướt nhẹp. Nhưng cũng chính cái sự u ám đó lại mang đến nét quyến rũ rất riêng, làm say lòng những du khách phương Nam. Dậy sớm vào một buổi sáng, dạo bộ quanh bờ Hồ, hồ Tây, hay bất cứ một con hồ, góc phố nào ở Hà Nội, bạn sẽ được tận hưởng màn sương khói bảng lảng, bồng bềnh.
Du lịch những ngày này cũng gặp ít nhiều khó khăn bởi những cơn mưa bụi chẳng biết khi nào mới kết thúc. Nhưng cũng đừng quá phiền lòng, hãy mang theo một chiếc ô nhỏ để khoác tay người bạn đồng hành, co ro đi bên nhau, lang thang hết những ngóc ngách thâm nghiêm, cổ kính.
Hoa bưởi
Ảnh: Nhân Dân
Với những người bận rộn, lắm khi còn chẳng nhớ được ngày tháng nhưng hễ cứ đi qua những con phố như Phan Đình Phùng, Xã Đàn, Kim Mã, Giãng Võ... - nơi "neo đậu" của những gánh hoa rong, ngửi thấy hương hoa bưởi ngào ngạt, dịu dàng, là biết tháng 3 đã về.
Ở thành phố, thật khó để kiếm được một cây hoa bưởi bởi thân cây khá lớn so với những khu vườn thành thị chật hẹp. Nhưng ở những vùng ven đô, ngoại thành, hầu như xóm nào, làng nào cũng có thể bắt gặp những chùm hoa bưởi trắng muốt, tỏa hương dịu dàng những ngày sau Tết. Những cánh hoa trắng muốt ấy sẽ theo những chiếc xe hoa rong ruổi nhau đi khắp các ngả đường nội thành, gợi lên trong lòng nhiều người ký ức tuổi thơ.
Cây bưởi là đặc trưng ở miền đồng bằng Bắc Bộ, người ta không chỉ ăn quả mà hoa bưởi cũng được sử dụng nhiều như để ướp trà, ướp mía, ăn cùng chè, nấu nước gội đầu hay nhiều gia đình còn bẻ một cành hoa bưởi để thắp hương trên bàn thờ gia tiên trong ngày Rằm.
Hoa sưa
Ảnh: Cao Anh Tuấn
Chẳng biết những cây hoa sưa xuất hiện ở Hà Nội từ khi nào, chỉ biết rằng, cây nào cây nấy đều cao lớn, vạm vỡ, đứng âm thầm, lặng lẽ trên các con phố mà ngày thường ít ai để ý, phải đến độ tháng 3, khi những chùm hoa trắng muốt đua nhau bung nở kín đặc cả tán cây, khách qua đường mới nhận ra sự hiện diện của chúng.
Một ngày đi qua đoạn đường Hoàng Hoa Thám, Hùng Vương, Hoàng Diệu, dưới màn mưa lâm thâm, bỗng thấy những cánh hoa trắng phấp phơ bay trong gió, ngước mắt lên đã thấy một góc trời trắng xóa những cánh hoa, khiến góc phố chẳng khác nào một khuôn hình được ghi lại ở trời Tây. Với dân mê nhiếp ảnh, tháng 3 còn được báo hiệu bằng lời nhắn hỏi nhau: "Hoa sưa đã nở chưa nhỉ?" trên khắp các diễn đàn, để rồi sau đó, người ta lại xúng xính váy áo, kéo nhau ra đường chụp ảnh.
Hoa ban
Ảnh: Cao Anh Tuấn
Loài hoa của núi rừng này không được trồng phổ biến ở Hà Nội nhưng lại khá tập trung, ở các con phố quanh lăng Bắc như Bắc Sơn, góc Hoàng Diệu, Hùng Vương... Nên cứ đến tầm tháng 2 âm lịch là lại "rủ nhau" nhuộm tím cả một vạt đường như mang theo mùa xuân trên rẻo cao về với thành phố vậy.
Hoa nở ở cành thấp hơn hoa sưa, cánh mỏng, màu tím nhạt pha trắng nên rất đẹp khi lên hình. Hơn nữa, góc đường Bắc Sơn, ven hồ Tây lại ít người qua lại nên thuận tiện cho việc tạo dáng, tìm góc ảnh đẹp để chụp. Mùa hoa ban cũng giống như hoa sưa, nở ồ ạt và cũng chóng tàn chỉ sau một trận mưa, nên nếu thấy thấp thoáng bóng hoa, hãy tranh thủ cùng bạn bè ghi lại những khoảnh khắc đẹp, nếu không sẽ phải ngậm ngùi đợi tới mùa sau.
Lộc vừng thay lá
Không phải là một loài hoa, lại không được trồng phổ biến trong phố nhưng cây lộc vừng lại khiến nhiều người dân thủ đô ngóng đợi, hồi hộp mỗi khi chúng chuẩn bị thay lá. Chỉ trong thời gian ngắn khoảng 2-3 ngày, tán cây xanh sẽ chuyển nhanh sang màu vàng cam, sáng rực cả một góc trời. Thông thường, các loại cây sẽ thay lá vào mùa thu nhưng lộc vừng lại thay lá vào mùa xuân, rất đặc trưng của mùa xuân Hà Nội.
Ảnh: Giang Huy
Vì không phổ biến nên người ta có thể đọc tên vanh vách những cây nổi tiếng nhất trong thành phố, trong đó không thể không nói tới cây lộc vừng "cao niên", nằm uốn mình bên bờ hồ Gươm. Mỗi khi thay lá, một góc bờ hồ lại rực vàng rồi trút lá ào ạt chỉ sau vài ngày, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp, chẳng khác gì trời Âu.
Rét nàng Bân
Tháng 3 âm lịch - tức là khoảng cuối tháng 3 dương lịch hàng năm - là thời điểm bắt đầu những đợt rét nàng Bân cuối cùng trong năm, kết thúc một mùa đông rét mướt. Những ai ở miền Bắc lâu chẳng còn xa lạ với đợt lạnh cuối mùa này nhưng với những du khách phương xa thì đây quả thực là dịp hiếm có để tận hưởng chút se se lạnh của Hà Nội vốn đã đi vào thi ca, nghệ thuật. Ngay ở cái tên cũng đã gợi lên biết bao nhung nhớ, lãng mạn. Đợt rét này thường có cường độ yếu, chỉ kéo dài vài ngày, trước khi đất trời vào hạ.
Theo ngôi sao
Những địa điểm phải check-in khi đến Hà Nội Hồ Gươm, Lăng Bác, Văn Miếu... là những địa điểm mọi du khách đều muốn tới thăm khi đến thủ đô. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết trả gươm cho Rùa Vàng của Lê Lợi. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, cầu Thê Húc, Tháp Bút, đền Bà Kiệu, tháp Hòa Phong, đi bộ trên đường...