Hoa sơn tra khoe sắc ở Làng Chếu, Sơn La
Khi đến xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 hằng năm, du khách sẽ có dịp ngắm hoa sơn tra nở trắng xóa.
Cây sơn tra (hay còn gọi là táo mèo) được tìm thấy nhiều ở các cánh rừng ở vùng cao tỉnh Sơn La, trong đó có xã Làng Chếu. Ảnh: Ger Hang
Làng Chếu là xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, nằm độ cao trung bình từ khoảng 800 mét so với mặt nước biển. Ảnh: Ger Hang
Video đang HOT
Nhiệt độ trung bình hằng năm tại Làng Chếu vào khoảng 15 độ C, đa số dân cư là người dân tộc Mông. Ảnh: Ger Hang
Hoa sơn tra có 5 cánh, nhụy vàng. Ảnh: Ger Hang
Hoa có màu trắng ngà, chứ không trắng muốt như hoa mận, hoa mơ, hoa lê. Ảnh: Ger Hang
Cuối tháng 2 đến cuối tháng 3 hằng năm là thời điểm loài hoa này nở rộ nhất. Ảnh: Ger Hang
Sơn tra vốn là loài mọc tự nhiên trong rừng, sau này được người dân tìm thấy và đem về trồng trên các đồi nương, bản làng để thu hoạch quả ngâm rượu, ngâm mật ong… Mùa cây ra quả thường rơi vào tháng 9-10. Ảnh: Ger Hang
Theo chia sẻ của anh Ger Hang, hướng dẫn viên du lịch địa phương, hiện tại do gió Lào thổi mạnh, hoa sơn tra tại Làng Chếu đã bắt đầu tàn dần. Theo đó, du khách có thể lưu ý thời gian, đến đây vào năm sau để ngắm hoa nở rộ nhất. Ảnh: Ger Hang
Rừng hoa sơn tra lớn nhất cả nước
Toàn tỉnh Sơn La có hơn 12.000 ha cây sơn tra, đã phủ kín nương đồi và trở thành cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở vùng cao.
Hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến. Ảnh: Lam Giang.
Ngày hội hoa sơn tra năm 2024, sẽ được huyện Mường La tổ chức tại xã Ngọc Chiến. Ngày hội diễn ra ngày 9 - 10/3 tại nhiều địa điểm với các hoạt động hấp dẫn.
Ngày hội năm nay, diễn ra với nhiều hoạt động, như: Công bố chứng nhận bảo hộ độc quyền ngày hội; chứng nhận rừng hoa sơn tra lớn nhất cả nước; trưng bày, giới thiệu gian hàng sản phẩm nông nghiệp, văn hóa, sản phẩm OCOP; thi ẩm thực cộng đồng; trưng bày ảnh đẹp văn hóa, du lịch vùng Tây Bắc; các trò chơi dân gian.
Đặc biệt, năm nay sẽ có trình diễn bay dù lượn... cùng nhiều hoạt động trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, tại bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến.
Cây sơn tra còn được gọi là cây táo mèo, là loài cây có sức sống mãnh liệt, dù sống trong điều kiện vùng đồi núi cao, thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn vươn lên, đơm hoa kết trái.
Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên trên các vùng đồi, núi. Mùa quả chín, người dân hái về ăn như món quà vặt, làm thuốc, hay ngâm rượu...Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, tỉnh Sơn La vận động nhân dân trồng cây sơn tra thay thế cây thuốc phiện, tại các xã vùng cao của ba huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, vừa trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, vừa giúp người dân phát triển kinh tế.
Hàng năm, cứ vào độ tháng 3, hoa sơn tra nở rộ, các bản làng được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, thuần khiết. Vẻ đẹp của hoa sơn tra được ví như thiếu nữ Mông miền sơn cước, tự nhiên, bình dị, tràn đầy sức sống, thu hút biết bao du khách tìm về trải nghiệm và lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ.
Vườn hoa hướng dương xã An Thượng khoe sắc rực rỡ đầu xuân Những ngày đầu xuân, vườn hoa hướng dương ở xã An Thượng (TP Hải Dương) nở rộ khoe sắc, thu hút đông người đến ngắm hoa, chụp ảnh. Vườn hoa hướng dương này của gia đình anh Nguyễn Văn Nguyện ở thôn Tiền, xã An Thượng Vườn hoa có tên "Flower Garden love" rộng khoảng 1 ha, nở rộ vào dịp Tết Nguyên...