Hoa sơn tra bung nở đẹp mê hoặc giữa núi rừng Tây Bắc
Hoa sơn tra phủ trắng khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao Sơn La đã hút hồn du khách khi ghé thăm.
Cứ mỗi độ tháng 3 về, khắp các rẻo cao Tây Bắc như Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái hay huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại được phủ trắng bởi thảm hoa sơn tra nở khắp núi rừng.
Diện tích trồng sơn tra tại bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La vào khoảng gần 2.000 ha. Việc trồng sơn tra giúp người dân ở đây cải thiện kinh tế và thu hút du khách thập phương đến du lịch.
Hoa sơn tra khi bung nở có 5 cánh với nhụy vàng, gần giống với hoa mận, nhưng hoa vẫn có nét đẹp riêng với màu trắng ngà, nở thành chùm to, ôm trọn cành cây rêu mốc.
Vẻ đẹp của hoa sơn tra được ví như thiếu nữ Mông miền sơn cước, tự nhiên, bình dị, tràn đầy sức sống.
Sơn tra nở trắng khắp các sườn đồi, sườn núi ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Sơn tra khoe sắc bên những nếp nhà của đồng bào dân tộc Mông.
Trước kia, cây sơn tra mọc tự nhiên nhưng hiện nay loài cây này đã đem lại nguồn lợi lớn, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với các bản làng của đồng bào dân tộc Mông.
Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La có hàng nghìn cây sơn tra được dân bản trồng lâu năm.
Video đang HOT
Những đứa trẻ vui đùa bên sắc trắng của hoa sơn tra.
Hoa sơn tra bắt đầu nở từ tháng Hai, kết thúc vào tháng Tư nhưng mùa nở rộ và đẹp nhất là tháng Ba.
Hoa sơn tra nở trắng như bừng sáng trong buổi nắng mai, làm nao lòng du khách phương xa.
Sắc hoa sơn tra trắng trải khắp các sườn đồi, bên mái nhà dân và ven hai bên đường qua bản.
Sinh trưởng trên vùng đất khắc nghiệt, sơn tra vẫn mang vẻ đẹp thanh khiết tự nhiên và sự cuốn hút lạ thường.
Hoa sơn tra Nậm Nghẹp đang nở rực rỡ. Nếu có dịp ghé thăm xã Ngọc Chiến, huyện Mường La thời điểm này, du khách hãy đến với Nậm Nghẹp ngắm hoa sơn tra, khám phá vùng đất xinh đẹp, hoang sơ nhưng đầy quyến rũ này.
Ngắm lại những bức ảnh đẹp chụp cùng với hoa sơn tra, chị Ánh Nguyệt, du khách đến từ Hà Nội, hào hứng cho biết: Những bức ảnh về hoa sơn tra trắng muốt ở Nậm Nghiệp xuất hiện trên mạng xã hội khiến tôi mê mẩn và vô cùng thích thú. Hôm nay đến đây, tôi rất ấn tượng trước cảnh núi non hùng vĩ, những cây sơn tra hàng trăm năm tuổi và đặc biệt là người dân vô cùng thân thiện và dễ mến với nét văn hóa độc đáo. Chắc chắn tôi và gia đình sẽ tiếp tục trở lại.
Hoa sơn tra phủ trắng núi rừng Sơn La
Hoa sơn tra phủ trắng khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao Sơn La đã hút hồn du khách khi ghé thăm.
Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại trở thành điểm "nóng" thu hút giới trẻ, người mê du lịch bởi sắc trắng của loài sơn tra hay còn được gọi là táo mèo đã bao phủ khắp núi rừng Sơn La.
Hoa sơn tra nở trắng trời tại bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến. Ảnh: LẠC LẠC.
Sắc trắng của hoa sơn tra hòa cùng những tia nắng mai ấm áp của mùa xuân chiếu rọi đã làm bừng sáng khung cảnh núi rừng vùng cao, làm xiêu lòng biết bao nhiêu du khách gần xa.
Nhớ lại chuyến đi của mình chị Lạc Lạc, du khách đến từ Hà Nội cho biết, từ Hà Nội lên Ngọc Chiến, huyện Mường La có hai cung đường thuận tiện và dễ đi.
Một góc của rừng hoa sơn tra. Ảnh: LẠC LẠC.
Tuy nhiên, từ xã Ngọc Chiến lên tới bản Nậm Nghiệp ngược lại, đường đi như sợi chỉ, quanh co, uốn lượn theo núi đồi và nhiều sỏi đá lổn nhổn. Nếu ai không quen thì nên thuê người dân địa phương chở.
"Mặc dù đường khó đi là vậy nhưng khi lên tới nơi, ai cũng phải trầm trồ và thốt lên rằng sao lại đẹp đến vậy", chị Lạc Lạc chia sẻ.
Hoa sơn tra thường nở từ giữa tháng 2 và kéo dài đến đầu tháng 4 dương lịch. Ảnh: LẠC LẠC.
Mùa hoa sơn tra thường nở từ giữa tháng 2 và kéo dài đến đầu tháng 4 dương lịch. Nhưng thời điểm hoa sơn tra đẹp, thu hút và quyến rũ nhất là tháng 3. Đây cũng là thời điểm thích hợp để du khách tìm đến những đồi sơn tra trải nghiệm và lưu giữ khoảng khắc đáng nhớ.
Hoa sơn tra bao quanh và bảo vệ các bản làng. Ảnh: LẠC LẠC.
Hoa sơn tra đan xen với màu xanh của núi rừng, bao quanh các bản làng và bảo vệ những ngôi nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Để chiêm ngưỡng và trải nghiệm trọn sự độc đáo của hoa sơn tra, du khách nên đến Xã Ngọc Chiến. Nơi đang có hơn 2.260 ha cây sơn tra.
Du khách check-in bên hoa sơn tra. Ảnh: LẠC LẠC.
"Nếu đến Ngọc Chiến mà bạn chưa ghé thăm bản Nậm Nghiệp, thì đó là hành trình, trải nghiệm chưa thực sự trọn vẹn", chị Lạc Lạc nói.
Được biết, Bản Nậm Nghiệp có diện tích sơn tra lớn nhất với hơn 1.600 ha cây. Trong đó, có khoảng 800 ha là cây cổ thụ với tuổi đời từ 300 - 500 năm.
Du khách vui đùa cùng các em dân tộc Mông. Ảnh: LẠC LẠC.
Hoa sơn tra mộc mạc, giản dị và đơn sơ. Đã từ lâu, hoa sơn tra trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Theo người Mông, đây là loài cây kiên cường nhất, dù mọc lên trong điều kiện khắc nghiệt ở vùng cao nhưng hàng năm vẫn vươn lên, đơm hoa kết trái.
Cung đường đến với hoa sơn tra. Ảnh: LẠC LẠC.
Đến với nơi đây, ngoài chiêm ngưỡng hoa sơn tra, check-in, du khách còn được tắm khoáng, hòa mình cùng sự hùng vĩ của núi rừng với phong cảnh rất hữu tình.
Không chỉ du khách từ mọi miền tổ quốc mà ngay cả đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng cao cũng không khỏi bất ngờ trước vẻ đẹp của hoa sơn tra.
Hoa sơn tra bao phủ cả ngôi nhà của người dân. Ảnh: LẠC LẠC.
Những rừng hoa trắng muốt, trải dài trên những sườn núi, nổi bật trên nền trời xanh đã tạo ra khung cảnh đẹp ngỡ ngàng khi tận mắt được chứng kiến. Những bông hoa sơn tra e ấp trong nắng sớm giống như những sơn nữ tuổi đôi mươi đầy quyến rũ.
Rừng hoa sơn tra trắng muốt, trải dài trên những sườn núi. Ảnh: LẠC LẠC.
"Giữa tháng ba này là thời điểm diễn ra lễ hội hoa sơn tra. Hãy một lần ghé qua bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La để hòa mình giữa biển hoa và đắm mình trong suối khoáng nóng nhé", chị Lạc lạc cho biết.
Về miền đất "nghe núi kể chuyện, nghe suối tâm tình" Sau chặng đường gần 240km từ thành phố Việt Trì, vượt qua Khau Phạ- một trong "tứ đại đỉnh đèo", chúng tôi đến xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ngọc Chiến hiện ra tựa bức tranh cổ tích, nguyên sơ, nên thơ, có lẽ đó cũng là nguyên do nhiều người gọi nơi đây là miền đất "nghe núi kể...