“Họa sĩ nhí” đột ngột ra đi, nhìn những bức tranh dang dở, người cha ôm mặt: Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình!
Hầu như ngày nào người bố cũng đăng một tin nhắn tưởng nhớ con trai lên mạng xã hội.
“Sáng nay, họa sĩ nhí Tống Hạo Nhiên đã đột ngột ra đi, không để lại cho tôi một lời nào”, ngày 23/11/2021, nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc Tống Thanh Huy đã chia sẻ tin buồn về con trai mình trên mạng xã hội.
Được biết, trước khi chọn cách kết thúc cuộc đời, đứ.a tr.ẻ còn nói với bố rằng một bức tranh lớn của mình sẽ hoàn thành trong một tháng, và con chỉ mới vẽ phần đầu. Hạo Nhiên còn nói tuần này sẽ có bài kiểm tra thể dục và nhờ mẹ làm món gì đó ngon để bổ sung dinh dưỡng.
Nhưng mọi chuyện đột ngột kết thúc.
Sau khi kiểm tra đồ đạc và cặp sách của con, vợ chồng ông Tống đã tìm thấy một xấp giấy dày, trên đó là biết bao bức tranh đang vẽ dở.
Theo Tống Thanh Huy, vào ngày xảy ra vụ việc, con trai của ông đã thức dậy lúc 5h55 sáng để đến trường trước 7h10. Nhưng điều khác biệt so với trước đây là Hạo Nhiên không ăn sáng ở nhà.
Ngày hôm đó, Tống Thanh Huy không chở con đến trường như thường lệ vì có việc phải làm. Kết quả, 15 phút sau khi ra khỏi nhà, đứ.a tr.ẻ đã nhảy từ tầng 17 xuống.
“Tôi điên cuồng tìm kiếm khắp nơi và phải 20 phút sau mới tìm thấy con”, người bố đau khổ nói. Lúc cấp cứu đến, Tống Hạo Nhiên đã lạnh ngắt. Cái chế.t của con trai họ quá đột ngột và bất ngờ đối với gia đình.
Hầu như ngày nào Tống Thanh Huy cũng đăng một tin nhắn tưởng nhớ con trai lên mạng xã hội.
Trong mắt ông bố Tống Thanh Huy, con trai tuy học lực trung bình nhưng tính tình rất tốt, yêu thích vẽ tranh và đá bóng, có nhiều bạn bè thân thiết. Ông vẫn chưa thể chấp nhận được sự ra đi đột ngột của con. Tống Hạo Nhiên rất đam mê hội họa. Cậu bé từng nhiều lần chia sẻ với bố về ước mơ trở thành một họa sĩ lớn. Cậu còn đặt tên WeChat của mình là “Họa sĩ lớn Tống Hạo Nhiên”.
Video đang HOT
Sau khi kiểm tra đồ đạc và cặp sách của con, vợ chồng ông Tống đã tìm thấy một xấp giấy dày, trên đó là biết bao bức tranh đang vẽ dở.
Người cha chia sẻ, con trai mới học cấp hai được hơn hai tháng nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Tống Hạo Nhiên dường như đã đán.h mất niềm đam mê vẽ tranh và trở nên buồn bã.
Cậu bé Hạo Nhiên kết thúc cuộc đời khi mới 12 tuổ.i.
Có phải do áp lực học tập?
Vào ngày 30 tháng 11, Tống Thanh Huy chia sẻ: “Tôi bận công việc và không chăm sóc con chu đáo, không dành cho nó đủ tình yêu thương và sự an toàn, đồng thời bỏ bê sức chịu đựng tâm lý của chính đứa trẻ”.
Người cha cho biết, kể từ khi con trai lên cấp hai, cả con và bố mẹ đều luôn trong trạng thái lo lắng. Nhà trường có rất nhiều phần mềm điểm danh, nhóm bài tập, nhóm phụ huynh, nhóm ban phụ huynh, thậm chí cả bài tập thể dục cũng phải điểm danh. Một số phần mềm còn thu phí rất cao, ví dụ như phần mềm học từ vựng tiếng Anh có giá 700 tệ (khoảng 2,3 triệu đồng).
“Trong hơn hai tháng học cấp hai, mỗi ngày con đều phải làm bài tập đến khuya, thậm chí có những hôm còn phải làm thêm vào sáng hôm sau trước khi đi học. Trường học tổ chức kiểm tra hàng tuần và kết quả kiểm tra ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của con”. Mỗi khi như vậy, cậu bé thường tìm đến cuốn sách yêu thích “Bản thảo Van Gogh”, đọc đi đọc lại đến nỗi cuốn sách gần như rã rời.
Tống Thanh Huy vẫn còn nhớ như in hình ảnh con trai trở về nhà sau kỳ kiểm tra gần nhất. “Theo quy định của trường, học sinh phải mang tất cả sách vở về nhà. Tôi vẫn nhớ rõ hình ảnh con trai đeo ba lô nặng trĩu trên vai, cổ đeo túi sách nặng đến nỗi hằn lên những vết đỏ…”.
“Một ngày trước khi sự việc xảy ra, Tống Hạo Nhiên đã bị phê bình trong nhóm chat của lớp vì chưa hoàn thành bài tập. Con trai tôi khá tự ái, có thể đã không chịu đựng được”; “Kết quả kiểm tra giữa kỳ không được như mong muốn, con trở về nhà với vẻ mặt buồn bã. Lúc đó, vợ tôi đã phải an ủi và động viên con rất nhiều…“, ông nói.
Người cha chia sẻ với phóng viên rằng sau khi con trai qua đời, ông và vợ đã không ngừng kết thúc bản thân. Tuy nhiên, kể từ khi Tống Thanh Huy đăng thông tin cập nhật đầu tiên về con của mình, anh đã phải hứng chịu những bình luận chê và thậm chí là ác ý từ một số người.
Có người cho rằng ông “là một người cha không đáng tin cậy” và nên kiểm điểm bản thân nhiều hơn. “Tôi luôn cảm thấy nhà trường không có trách nhiệm trong chuyện này. Nhà trường không thể là thủ phạm. Áp lực đối với các em phải đến từ phụ huynh”, một cư dân mạng nói.
Dù đã hơn 3 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc lại câu chuyện về hoạ sĩ nhí Tống Hạo Nhiên, nhiều cha mẹ vẫn thấy xót thay cho gia đình này.
Họa sĩ Hàn Quốc kiế.m tiề.n tỷ nhờ vẽ cá, ốc sên
Nhiều người hỏi họa sĩ Young-sung Kim có phải anh in ảnh lên vải hay không. Bản thân Kim cũng từng nhầm lẫn giữa ảnh chụp và tranh vẽ của mình.
Young-sung Kim là nghệ sĩ thị giác cực thực người Hàn Quốc. Các tác phẩm của họa sĩ sinh năm 1973 được trưng bày khắp thế giới tại các không gian nghệ thuật như Bảo tàng Clayarch Gimhae (Hàn Quốc), Bảo tàng Long (Trung Quốc), Moscow Manege (Nga), VW Contemporary (Mỹ)...
Đi ngược mong muốn của cha mẹ
Niềm đam mê nghệ thuật của Kim nhen nhóm từ thuở còn nhỏ. Anh nhớ mình tập vẽ ve sầu khi mới 9 tuổ.i. Kim không thể nào quên khoảng thời gian vẽ đầy hào hứng và cả nỗi thất vọng do bức tranh chưa như ý muốn. Theo Yonhap, lúc đó họa sĩ nhí tự nhủ sẽ tiếp tục rèn luyện để vẽ ngày càng đẹp hơn.
Tuy nhiên, bố mẹ không ủng hộ mong muốn theo đuổi nghệ thuật của Kim vì sợ rằng con trai sẽ không kiếm được công việc tốt. Sự phản đối của phụ huynh chỉ khiến Kim nổi loạn, thường xuyên lãng phí thời gian vô ích.
Sau 2 năm như vậy, cuối cùng gia đình cũng nhượng bộ và cho phép Kim theo đuổi ước mơ của mình. Anh theo học Khoa Hội họa của trường Mỹ thuật (Đại học Hongik) và tốt nghiệp năm 1997.
"Tôi thường vẽ mỗi bức từ 3-10 tháng, bức lâu nhất kéo dài 3 năm", Young-sung Kim cho hay.
Kim đã chứng minh cho cha mẹ thấy sự đổi ý của họ hoàn toàn đúng đắn. Anh không chỉ kiếm sống bằng công việc mình yêu thích nhất mà còn trở thành một trong những họa sĩ cực thực được đán.h giá cao. Các bức sơn dầu của Kim có giá từ 40.000 tới 100.000 USD (1-2,5 tỷ đồng).
Theo Arte Realizzata, Kim lựa chọn thể loại cực thực vẽ những sinh vật nhỏ bị mắc kẹt trong thế giới của con người do muốn cảnh báo về các vấn đề môi trường, khí hậu. Một số bức nổi tiếng nhất của Kim miêu tả cá cảnh tù túng trong lọ, bát, bể thủy tinh gợi nỗi thương cảm của người xem. Ngoài ra, anh cũng vẽ một số loại bị nuôi nhốt khác như ếch, ốc sên.
Kim cho rằng con người đang lạm dụng động thực vật để trang trí, làm thực phẩm, thử nghiệm. Sự sống của không ít loài bị dọa do tốc độ phát triển nhanh chóng của nền văn minh vật chất. Bởi vậy, anh mong muốn những bức tranh thực hơn cả ảnh chụp, video sẽ khiến chúng ta suy nghĩ kỹ hơn về hành vi của mình với thế giới tự nhiên.
Sự hoàn hảo gây nhầm lẫn
Động lực hướng đến sự hoàn hảo luôn hiện hữu trong tác phẩm của Kim. Anh chấm điểm sáng tác của mình theo thang 100 nhưng không bức nào vượt qua được mốc 90.
"Mặc dù tôi làm việc từ 9h sáng đến nửa đêm nhưng phải mất cả năm để hoàn thành một số bức tranh. Tôi muốn vẽ chân thực nhất có thể nên rất lâu mới hoàn thành 1 tác phẩm ưng ý", họa sĩ tài năng tâm sự.
Là một nghệ sĩ nhưng Kim không sáng tác tùy hứng mà luôn lên kế hoạch chặt chẽ như nhà khoa học, từ khâu chụp hình mẫu, chuẩn bị vải, phác thảo, bắt đầu vẽ bằng cọ nhỏ dần chuyển sang cọ lớn hơn. Anh làm việc 12 giờ mỗi ngày.
Young-sung Kim yêu thích vẽ cá cảnh, ếch và ốc sên. Bức tranh này, nằm trong BST Nothing. Life. Object, được bán với giá 100.620 USD.
Họa sĩ Young-sung Kim.
Kim thường hình dung sẵn hình ảnh mình định vẽ trong đầu. Đây là giai đoạn họa sĩ thấy khó khăn nhất nhưng cũng hứng nhất. Anh tưởng tượng cụ thể kích thước, màu sắc của vật mẫu. Anh sử dụng máy ảnh có ống kính macro để chụp các loại cá, ếch làm tư liệu vẽ tranh. Nhờ đó, bức hình hiện rõ các chi tiết mà mắt thường không nhìn thấy được.
Tranh tái hiện động vật của Kim thực tới mức khiến nhiều khán giả hoang mang. Không hiếm người từng xem tranh của Kim hỏi rằng liệu có phải anh in ảnh lên vải không.
Họa sĩ người Hàn Quốc không hề phật lòng và coi đó là lời khen chứ không phải sự chế nhạo. Bản thân Kim từng có lần nhầm lẫn khi gửi cho báo chí ảnh chụp con vật thay vì bức tranh anh vẽ vì chúng trông giống hệt khi nhìn bằng mắt thường.
Ngỡ ngàng với những bức tranh quê hương đẹp như thật Khung cảnh miền quê mộc mạc, yên bình được chàng trai này phác họa chân thực, sống động trong từng bức tranh, đến nỗi ai nhìn cũng ngỡ ngàng vì quá giống thật. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Khoa Sư phạm mỹ thuật của Trườngb>ĐH Sư phạm nghệ thuật T.Ư (Hà Nội), anh Đỗ Xuân Tuyển (35 tuổ.i), hiện đang sống và...