Họa sĩ chiến lang châm ngòi ‘khẩu chiến’ Australia – Trung Quốc
Họa sĩ Trung Quốc Fu Yu tạo ra bức ảnh giả về binh sĩ Australia giết trẻ em Afghanistan, châm ngòi cuộc khẩu chiến giữa hai nước.
Bức ảnh giả của Fu Yu mô tả hình ảnh một binh sĩ Australia tươi cười trong lúc cầm con dao dính máu kề vào cổ một em bé Afghanistan đang ôm cừu. Bức ảnh được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng lên Twitter hôm 30/11, dẫn tới cuộc tranh cãi gay gắt giữa Canberra và Bắc Kinh.
Sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison lên án bức ảnh và yêu cầu phía Trung Quốc xin lỗi, họa sĩ Fu Yu đã đáp trả với thái độ “thách thức”. “Tôi bị một người Australia tên Morrison mắng nhiếc và yêu cầu tôi xin lỗi. Tôi thấy thương cảm cho ông ta và hoàn toàn hiểu được cảm xúc của Morrison lúc này. Tuy nhiên, tôi khuyên ông nên đối mặt thực tế, dành sự quan tâm và nỗ lực cho công việc đối nội của mình”, Fu nói.
Fu tự gọi mình là “nghệ sĩ chiến lang”, tương tự phong cách ngoại giao quyết liệt của Trung Quốc trong những năm gần đây. Các bài đăng của anh nhận hàng triệu lượt xem trên Weibo và lượng người theo dõi anh cũng tăng gấp đôi lên một triệu chỉ trong hai ngày.
Họa sĩ Trung Quốc Fu Yu. Ảnh: Weibo/ Wuheqilin.
Họa sĩ Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Australia nên bớt gây áp lực, lên án một “tác phẩm nghệ thuật dựa trên sự thật” và một nghệ sĩ bình thường tới từ nước ngoài. Fu thậm chí cảnh báo có thể thực hiện thêm những tác phẩm tương tự.
Theo Global Times, thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, Fu đã tạo ra bức ảnh giả về binh sĩ Australia vào tối 22/11. Họa sĩ Trung Quốc cho biết khi ấy anh có cảm giác “tức giận và run rẩy” sau khi đọc các bài báo “binh lính Australia sát hại 39 thường dân” ở Afghanistan.
“Tôi tạo ra tấm hình này dựa trên nỗi tức giận và run sợ của bản thân. Tác phẩm nghệ thuật đơn giản được thực hiện vì sự nhân đạo”, Fu trả lời Global Times, thêm rằng bức ảnh của anh giống như một cảnh tượng phi lý, nhưng lại là sự thật đã xảy ra ở đâu đó trên thế giới.
“Tôi hy vọng nhiều người sẽ nhìn thấy bức ảnh này và chú ý đến thảm kịch thực sự này”, Fu nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên họa sĩ Fu vướng vào cuộc tranh cãi chính trị. Hồi đầu năm, Fu đã công bố tác phẩm nghệ thuật “Vương miện cho kẻ hề”, châm biếm nhà văn Trung Quốc Fang Fang, người đã ghi chép nhật ký hàng ngày về cuộc sống ở Vũ Hán kể từ khi áp lệnh phong tỏa ngăn Covid-19.
Video đang HOT
Bức ảnh “Vương miện cho kẻ hề” cho Fu Yu. Ảnh: Weibo/ Wuheqilin.
Dân mạng cho rằng tên hề đang quỳ gối với chiếc mũi dài do nói dối chính là Fang Fang và cô đang chờ nhận vương miện từ một lãnh đạo nước ngoài. Nhiều người phản đối tác phẩm của Fu, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc lại tán dương anh.
Nghệ sĩ người Australia gốc Trung Quốc Badiucao cho biết anh rất quen thuộc với các tác phẩm nghệ thuật của Fu. Theo Badiucao, Fu là một “nghệ sĩ tuyên truyền bán chính thức”, thường tạo ra các tác phẩm công kích những ý kiến trái chiều về Trung Quốc. Tác phẩm của Fu cũng được giới chức Trung Quốc hoan nghênh, Badiucao nói thêm.
Họa sĩ Fu, người tự nhận là một “nghệ sĩ yêu nước”, đã công bố nhiều tác phẩm nổi tiếng hồi tháng 6 và khuyến khích dân mạng sử dụng chúng bất cứ lúc nào. Fu viết trên Weibo rằng anh “sẽ làm mọi thứ” để tạo ra không gian cho nhiều thanh niên yêu nước công khai bày tỏ ý kiến.
Ảnh giả về binh sĩ Australia của Fu Yu được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chia sẻ trên Twitter hôm 30/11. Ảnh: Twitter/ Zhao Lijian .
Sau khi nổ ra khẩu chiến về bức ảnh giả của lính Australia, hàng nghìn tài khoản Weibo đã chỉ trích bài đăng của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Australia về phát biểu của Morrison.
“Thủ tướng của các ông thật không biết xấu hổ. Chính phủ của các ông nên xin lỗi và bồi thường cho Afghanistan!”, tài khoản Weibo Lansuanshuying bình luận, nhận được gần 10.000 lượt thích.
Quan hệ Australia – Trung Quốc gần trở nên nghiêm trọng khi Bắc Kinh áp loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với hàng hóa Australia cũng như liên tục công kích nước này về một loạt vấn đề. Sự căng thẳng trong quan hệ song phương dường như nảy sinh kể từ khi Canberra đối đầu với sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Giữa căng thẳng, Trung Quốc gửi cảnh báo đáng ngại về Biển Đông với Australia
Chuyên gia cho rằng Canberra không nên coi nhẹ lời đe dọa tàu chiến Australia ở Biển Đông mà truyền thông Trung Quốc đưa ra giữa lúc căng thẳng hai nước leo thang.
Trong một bài xã luận đăng tải hôm 1/12, tờ Hoàn Cầu Thời báo trực thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo các chiến hạm của Australia tránh xa Biển Đông nếu không muốn nuốt phải thuốc đắng.
"Australia nên kiềm chế sự kiêu ngạo của mình. Đặc biệt tàu chiến của họ không được tiếp cận các vùng ven biển của Trung Quốc để phô trương sức mạnh. Nếu không sẽ nuốt phải thuốc đắng ", tờ này viết.
Bài xã luận được đăng tải trong bối cảnh căng thẳng Australia - Trung Quốc gia tăng sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng ảnh một người trong bộ quân phục Australia cầm dao dí vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. Thủ tướng Scott Morrison khẳng định bức ảnh này là giả mạo, thái quá và yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi.
Tàu chiến HMAS Ballarat của hải quân Australia bên cạnh các tàu của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. (Ảnh: Getty Images)
Liên quan tới vụ việc, Thời báo Hoàn cầu cáo buộc chính phủ Morrison ngạo mạn, chỉ trích việc lực lượng đặc nhiệm Australia sát hại dân thường, tù nhân Afghanistan là chà đạp lên nhân quyền.
Australia từng từ chối đề nghị tăng các chuyến tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông do Mỹ đề xuất. Tuy nhiên, theo Rowan Callick, nhà phân tích làm việc tại Viện châu Á, trường Đại học Griffith bang Queensland, nếu Australia thay đổi chiến lược, "có thể sẽ xảy ra điều gì đó hoặc cũng có thể không".
"Tôi không nghĩ Hoàn Cầu Thời báo là phương tiện để đưa ra những thông điệp mang tính chiến lược cao. Đó là một phương tiện đánh vào tâm lý chung. Nếu Nhân dân Nhật báo đưa ra bài xã luận về điều này, rằng các tàu của Australia nên đề phòng, điều đó sẽ đáng lo ngại hơn", ông Callick phân tích.
Tuy nhiên cựu nghị sĩ đảng Lao động Michael Danby nhận định bài xã luận thể hiện một cảnh báo rõ ràng, theo sau hoạt động gần đây của tàu hộ vệ lớp Anzac HMAS Ballarat.
Hồi tháng 10, HMAS Ballarat hội quân cùng tàu khu trục USS John S. McCain của Mỹ tiến hành tập trận chung tại Biển Đông.
"Đó là một mối đe dọa. HMAS Ballarat đã ở Biển Đông gần đây cùng với lực lượng của Mỹ. Điều đó rất đáng ngại. Nó cho thấy có thể phát sinh một sự cố" , ông Danby nói.
Bức ảnh gây tranh cãi mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải gần đây. (Ảnh: Twitter)
Hồi tháng 7, 5 chiến hạm Australia di chuyển gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng không tiến vào khu vực 12 hải lý. Các chiến hạm này chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc trước khi di chuyển tới Biển Philippines để diễn tập chung.
Năm 2019, các phi công lái trực thăng của Hải quân Australia bị chiếu tia laser trong đợt diễn tập trên Biển Đông.
Cùng thời điểm này, các chiến hạm Australia bị tàu quân sự của Trung Quốc theo sát khi đi qua khu vực Biển Đông.
Theo cây viết Andrew Tillett của Australian Financial Review , các tàu chiến của Australia thường xuyên bị hải quân Trung Quốc bám đuôi ở Biển Đông nhưng cho tới nay các cuộc đầu chỉ giới hạn ở những thách thức bằng lời nói chứ không phải là các cuộc đụng độ trực diện.
Giới chức quân sự Australia hiện không xác nhận liệu có bất cứ tàu Australia đang được triển khai ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên, ở thời điểm này, hải quân Australia thường rút lực lượng triển khai ở nước ngoài về để hỗ trợ công tác cứu trợ thảm họa ở Australia và Thái Bình Dương.
Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings nhận định Hoàn Cầu Thời báo thường phản ánh phần nào sự giận dữ của truyền thông Trung Quốc và điều này không nên xem nhẹ.
"Vấn đề bây giờ là nó nghe giống hệt như phát ngôn của Bộ Ngoại giao... Chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc được thể hiện trong bài xã luận này. Vì vậy từ quan điểm quốc phòng, chúng ta phải xem xét nó một cách nghiêm túc. Các tuyên bố này sẽ không xuất phát từ một tòa soạn báo, nó có sự cân nhắc của chính quyền", ông Jennings cho biết.
Ông này kêu gọi Australia nên tập hợp các nước "cùng chí hướng" để bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải trước mối đe dọa của Trung Quốc và biến nó thành một vấn đề quốc tế.
Ngoài quân sự, bài xã luận của Hoàn Cầu Thời báo cũng nhắc tới vấn đề thương mại khi chỉ trích Australia định đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Trung Quốc áp thuế lên hàng hóa của nước này.
"Australia đối xử với thiện chí của Trung Quốc bằng cái ác. Thật không đáng để tranh cãi. Nếu họ không muốn làm ăn với Trung Quốc thì hãy cứ như vậy. Chính trị, quân sự và văn hóa của họ nên tránh xa Trung Quốc - hãy giả sử hai nước không trên cùng một hành tinh", bài xã luận khẳng định.
Đặc nhiệm Australia uống bia bằng chân giả của phiến quân Hình ảnh mới công bố cho thấy đặc nhiệm Australia có truyền thống uống bia đựng trong chân giả của phiến quân Taliban tử trận tại Afghanistan. Một số bức ảnh do Guardian thu được cho thấy một binh sĩ, người vẫn đang phục vụ trong quân đội Australia, uống bia đựng trong một cái chân giả trong "quán bar chui" có tên...