Hóa ra tôi đã nhấn nút bồn cầu sai cách, làm lãng phí rất nhiều nước mà không hay
Nhiều người thường có thói quen sau khi đi vệ sinh xong, nhấn cả 2 nút luôn để nước xả thật mạnh, thế nhưng đây là một việc làm sai lầm.
Hầu hết trong phòng tắm của mỗi gia đình Việt chúng ta, chiếc bồn cầu chính là thiết bị không thể thiếu. Thay vì những chiếc toilet dội chúng ta vẫn thường thấy trong các nhà vệ sinh ngày xưa, hầu như các toilet hiện đại ngày nay đều là toilet xả. Sau khi xong việc, bạn chỉ cần bấm nút hoặc gạt cần là hệ thống xả của nó sẽ tự động bơm nước và cuốn trôi mọi thứ xuống cống.
Thế nhưng khi nhấn nút xả nước bạn có để ý rằng hầu như bồn cầu nào cũng có đến hai nút bấm có hình dạng (hoặc ký tự) khác nhau, hoặc được trang bị cần gạt có đến hai nấc khác nhau?
Nhiều người thường có thói quen sau khi đi vệ sinh xong, nhấn cả 2 nút luôn để nước xả thật mạnh, thế nhưng đây là một việc làm sai lầm.
Trên thực tế, nhà sản xuất làm ra hai nút này đều có lý do và công dụng riêng của chúng. Hai nút này thực tế chính là nút điều chỉnh lượng nước sẽ dội vào bồn cầu. Nút nhỏ là dành cho việc “đi nhỏ”, lượng nước xả ra chỉ một nửa bồn chứa, tức là khoảng 3 lít. Còn nút lớn là dành cho việc “đi lớn” với toàn bộ lượng nước trong bồn chứa được xả ra cùng một lúc, khoảng 6 lít hoặc 4, 5 lít tùy từng loại toilet. Nếu bạn bấm cùng một lúc cả hai nút thì nó sẽ mặc định là xả lớn.
Video đang HOT
Đối với cần gạt thì cũng có cách vận hành tương tự. Nếu bạn gạt cần xuống một nửa thì lượng nước xả ra chỉ có một nửa, nếu gạt hết cần xuống thì lượng nước xả ra sẽ nhiều gấp đôi. Tùy theo từng loại toilet mà cần gạt có cách hoạt động khác nhau.
Việc nhấn đúng nút giúp bạn có thể tiết kiệm được lượng nước tối đa. Đối với những loại bồn cầu dội hoặc những chiếc có một nút bấm như ngày xưa, mỗi lần xả nước chúng ta phải dùng đến 19 lít nước, đây là một lượng nước không hề nhỏ và vô cùng lãng phí về cả tiền bạc và tài nguyên.
Vậy nên, khi đi vệ sinh, tuy vào trường hợp mà bạn hãy chọn nút bấm phù hợp để không làm lãng phí tài nguyên nước, cũng như giúp tiết kiệm chi phí. Một hành động nhỏ, nhưng nó lại mang đến ý nghĩa to lớn.
'Phòng tắm trong mơ' sau 5 lần chuyển nhà
Sau 5 lần chuyển nhà, chúng tôi vẫn chưa có được căn phòng tắm tiện nghi, đem lại sự thư thái khi sử dụng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Do nhu cầu công việc, học tập và hoàn cảnh sống, gia đình chúng tôi đã trải qua năm đợt chuyển nhà. Bốn lần trước, hai vợ chồng đều chú trọng cải tạo, tân trang, cơi nới hoặc thậm chí là xây mới phòng tắm vì biết không gian này là nơi "tới lui" hàng ngày. Vậy mà ở lần gần đây nhất, cả hai vợ chồng lại quyết định mua nhà ngay sau lần đi xem đầu tiên, sau khi soi rọi mọi ngóc ngách của căn nhà mới, nhưng lại chỉ ghé mắt nhìn sơ, thậm chí còn không bước vào phòng tắm trên lầu hai, nơi sinh hoạt chính của gia đình bốn người. Có thể chúng tôi đã quá mệt mỏi sau khi đi xem hàng chục căn không đáp ứng tiêu chí mua nhà lần này như: Trong khu vực Tân Bình, gần trường học của hai con, đường đi tương đối thuận tiện đến chỗ làm của cả hai vợ chồng, diện tích tầm 60m2... Căn nhà hiện tại là một lựa chọn hoàn hảo tại thời điểm quyết định mua cách đây ba tháng, cộng thêm lời cam đoan của người môi giới: "Cô chú chủ nhà là kỹ sư xây dựng và căn nhà này là tâm huyết cả đời của họ", khiến chúng tôi không hề đắn đo hay lấn cấn bất kỳ điều gì.
Vậy là cũng đã được ba tháng rồi, mọi việc suôn sẻ, mọi thứ hài lòng, phòng khách rộng rãi, phòng thờ thoáng mát, phòng ngủ ấm cúng, căn bếp hoàn hảo, cả khuôn viên sân thượng cũng tràn ngập cây xanh. Tôi nói với chồng: "Như vậy là mình không còn phải theo đuổi kế hoạch cứ hai năm chuyển nhà một lần nữa anh nhỉ? Căn nhà này thật lý tưởng, và hai vợ chồng có thể sống yên vui, ít nhất là cho đến khi một trong hai nhóc lập gia đình". Lúc đó tôi thấy anh trầm ngâm nên cũng hơi chột dạ, nhưng tránh không đề cập đến chuyện lấn cấn từ khi dọn vào nhà mới - phòng tắm khá chật và tối, so với những căn nhà cũ từng ở trước đây, thì không gian này quả là đáng thất vọng khi mục đích chuyển nhà của chúng tôi trước giờ là dọn đến nơi ở mới tiện nghi hơn, đáng sống hơn.
Phòng tắm nhỏ hẹp, không đủ ánh sáng.
Ngay cả hai nhóc tỳ cũng không còn hào hứng, ngồi tận hưởng quyển truyện tranh Doraemon khi có việc vào đây. Còn ông xã thì cứ chép miệng: "Giá như cơi rộng thêm chừng hai tấc thì ổn". Đất trung tâm mà, tấc đất, tấc vàng, nếu như phòng tắm rộng thêm chút thì phòng ngủ sẽ hẹp lại, hoặc cầu thang sẽ dốc hơn. Còn không thì có khi diện tích khu đất nhích thêm tấc nữa là ngoài tầm ngân sách của chúng tôi. Tôi an ủi chồng: "Hiện trạng là không thể thay đổi, nhưng mình có thể tân trang để không gian sáng hơn, tươi mới hơn."
Tôi lắp thêm vài kệ treo, sắp xếp lại vật dụng nhà tắm sao cho gọn gàng nhất có thể, đặt thêm lọ hoa trên kệ gương... Nhưng sao vẫn chưa thấy không gian sáng thêm chút nào. Ra là chủ nhà cũ đã dùng tông màu gạch quá tối, hệ thống chiếu sáng cũng không hợp lý. Chồng tôi bàn: "Tháng sau anh có ít tiền thưởng, mình thuê thợ lót lại gạch màu sáng và thay dàn đèn. Hi vọng sẽ khá hơn!"
Hệ thống đèn không đủ chiếu sáng.
Công ty tôi chuyên về theo dõi tin tức truyền thông nên có cả một kho báo giấy. Tôi bắt đầu lục tìm và đọc lại những quyển tạp chí về nội thất- nhà đẹp - không gian sống và lần này chỉ chăm chăm vào chuyên mục phòng tắm. Tôi cũng tìm đọc những bài tư vấn đăng trên mạng liên quan đến chủ đề này. Càng đọc, tôi càng phát hiện ra nhiều điều bổ ích và thú vị. Đôi khi, một không gian không cần phải quá rộng để trở nên tiện nghi, chủ yếu là cách bài trí, sắp xếp, màu sắc, ánh sáng. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên và say mê với hình ảnh những phòng tắm trước và sau tân trang của các chuyên gia, nhà thiết kế, trang trí nội thất. Đúng là việc tân trang khó hơn gấp nhiều lần xây mới, và cũng tốn kém gấp bội. Và đây cũng chính là rào cản lớn nhất cho chúng tôi.
Gạch lát nền và hệ thống đèn bất hợp lý, tạo cảm giác không thoải mái khi sử dụng.
Cả hai vợ chồng đều không có chút kiến thức gì về thiết kế, xây dựng, tìm thợ sửa chữa để chỉ tân trang phòng tắm là điều rất khó hoặc nếu có ai đó nhận làm đi chăng nữa thì chắc cũng chỉ dừng lại ở việc lót nền và thay đèn mà thôi. Còn để có được một không gian lung linh bừng sáng như những điển hình trên báo, trên mạng thì cần sự can thiệp từ các chuyên gia. Mà có kiến trúc sư nào chịu khó nhận tư vấn cho một công trình bé xíu chỉ rộng chừng hơn 3 m2 (với kích thước 3,25 x 1m) như phòng tắm của chúng tôi với hàng loạt những hạn chế như diện tích, không gian, hiện trạng và một điều nữa là chi phí cải tạo.
Khi tôi bắt đầu chùn bước thì vô tình đọc được tin báo điện tử VnExpress đồng hành cùng INAX - thương hiệu chuyên thiết bị phòng tắm của công ty LIXIL Nhật Bản tổ chức chuyên mục "Phòng tắm trong mơ". Đúng như tên gọi của chương trình, đây quả thật là điều tôi đang mơ ước, một ước mơ chẳng phải tốn chút phí nào. Chỉ có 6 gia đình được chọn trong số hàng ngàn mơ ước, vậy nên trước mắt, tôi khoan mơ mình sẽ được chọn, mà chỉ mong tìm được sự đồng điệu, chia sẻ, và những thông tin tư vấn hữu ích dành cho những người tham gia khác. Cũng có thể tôi sẽ tìm được một gợi ý hay, một niềm cảm hứng, hay chút động lực để tiếp tục thay đổi, cải thiện không gian sống của chính mình. Và biết đâu đó, nếu may mắn được chọn, tôi sẽ có được một "Phòng tắm trong mơ" với sự tư vấn của những chuyên gia nổi tiếng, những người mà tôi chỉ có thể được gặp trong mơ.
Hướng phòng tắm càng xấu, tài lộc càng dồi dào cho gia chủ Phòng tắm là một trong những không gian chức năng quan trọng trong nhà ở bởi đây là nơi chủ nhân thư giãn, gột bỏ mọi lo lắng bộn bề sau một ngày dài bận rộn. Đặc biệt, vị trí đặt công trình phụ có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, may mắn và tài lộc của cả gia đình. Theo các...