Hóa ra nói “game Việt hóa” là sai, phải là “Việt ngữ hóa” mới đúng?
Những tựa game chuyển ngữ “nên được gọi là bản dịch, bản “Việt ngữ hóa” thì đúng hơn là bản “Việt hóa”.”
Đối với cộng đồng game thủ Việt, đặc biệt là những người hay theo dõi những tin tức của cộng đồng Việt hóa game, cái tên asm65816 là một người đã quá quen thuộc với dự án Việt hóa Final Fantasy của anh. Mới đây, trong một bài post mang tên “[Nghĩ linh tinh] Việt hóa game”, anh đã có những chia sẻ về việc liệu rằng việc chuyển ngữ một tựa game tiếng Nhật hay tiếng Anh về ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta có nên được gọi là Việt hóa game hay không.
Mời các bạn độc giả cùng thưởng thức:
I. Dẫn nhập
Vốn là người hay để ý nhận xét về sự biến đổi của ngôn ngữ, tôi nhận thấy độ dăm bảy năm trở lại đây, khi mà Internet phát triển hơn trước thì hay xuất hiện cụm từ “Việt hóa”. Cụm từ này thường thấy xuất hiện chủ yếu trong giới trẻ, thường gặp trên mạng Internet và sau này một số báo chí chính thống cũng bắt đầu sử dụng theo. Cụm từ này có ý nghĩa như thế nào? Cách dùng ra sao? Phần dưới đây sẽ bàn tới.
II. Phân tích
Tra một số từ điển tiếng Việt online thì không thấy có mục từ “Việt hóa”. Tuy nhiên, chỉ cần là người có chút đỉnh kiến thức về tiếng Việt thì vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của cụm từ này, dù là lờ mờ hay rõ ràng. Xét về mặt hình thức thì “Việt hóa” là một từ Hán Việt (Ô70;), trong đó “Việt” () là chỉ tên nước, tên dân tộc Việt Nam, còn hóa (Ô70;) nghĩa là sự thay đổi, biến chuyển, hay làm cho thay đổi, biến chuyển. Như vậy, “Việt hóa” có nghĩa là làm cho (thứ gì đó) biến đổi, chuyển thành như Việt Nam, giống Việt Nam, có đặc tính như Việt Nam.
Tuy nhiên cụm từ này thường hay thấy xuất hiện trong cộng đồng mạng trẻ với ý nghĩa: Dịch thuật từ tiếng ngoại quốc sang tiếng Việt. Chẳng hạn, một nhóm bạn trẻ đã dịch phần mềm văn phòng Microsoft Word sang tiếng Việt và gọi đó là “Việt hóa”. Tương tự, nhiều phần mềm ngoại lai khác cũng được dịch sang tiếng Việt, hay gần đây là nhiều game PC, console được dịch sang tiếng Việt và cũng được gọi là “Việt hóa”. Nói một cách nghiêm mật thì cách gọi này là không đúng so với ý nghĩa của từ “Việt hóa”. Bởi bản dịch của những phần mềm này không có gì thay đổi so với bản gốc, ngoại trừ phần ngôn ngữ được chuyển sang tiếng Việt.
Không ai gọi việc dịch một cuốn sách, một bộ phim từ tiếng ngoại quốc sang tiếng Việt là “Việt hóa” cả. Nếu ngoài việc dịch ngôn ngữ ra, bản dịch còn có thêm những sửa đổi về mặt nội dung hay hình thức, chẳng hạn như thay đổi bối cảnh miền Viễn Tây trong tiểu thuyết thành bối cảnh miền sơn cước Việt Nam, nhân vật cao bồi cưỡi ngựa bắn súng được đổi thành thanh niên đầu đội nón lá thân cưỡi trâu, miệng ngâm nga mấy câu nhạc Trịnh thì lúc ấy hãy gọi là Việt hóa.
Từ những cái tên như Schtroumpf, Gargamel trở thành “Xì trum”, “Gà mên” hay Vova Valoscop trở thành “Vô ra va lốp cốp” có thể xem là phiên âm, nhưng cũng có thể xem là “Việt hóa”. Từ Johan & Pirlouit chuyển thành Lữ Hân & Phi Lục chính là “Việt hóa”, trong khi Montesquieu trở thành “Mạnh Đức Tư Cưu” hay Don Quijote trở thành “Đường Cát Khả Đức” lại là phiên âm, hay nói cách khác là bản “dịch”. Tương tự, nếu đã có “Việt hóa” thì cũng có “Âu hóa”, “Tây hóa”, “Mỹ hóa”,…
Video đang HOT
rong làng game từ trước đến nay đã có không ít trường hợp “Tây hóa”, nhưng ví dụ rõ ràng nhất là series game “Hiry no ken” (Phi long quyền). Hiry no ken lần đầu tiên xuất hiện trên máy Famicom (NES) vào thập niên 80 của thế kỷ trước, và nó gây được cơn sốt trong cộng đồng gamer thời đó bởi độ khó kinh điển cùng lối chơi mới lạ. Hãng sản xuất Culture Brain đã có suy nghĩ rất cấp tiến so với cùng thời, là địa phương hóa các phiên bản game này để xuất sang thị trường Âu Mỹ. Các bản Famicom được đổi tên thành Flying Warriors, còn phiên bản cho máy Super Famicom (SNES) được đổi thành Ultimae Fighters.
Tên game được “Mỹ hóa”
Thiết kế của những bộ giáp của nhân vật sau khi biến thân dựa trên các pho tượng cổ trong Phật giáo Nhật Bản: tứ Thiên vương và Dược Sư thập nhị thần tướng. Ngoài ra, Phi long quyền còn có nhiều yếu tố khác mang đậm chất Á Đông, hay nói cụ thể là đậm chất văn hóa Phật giáo. Đó là danh xưng các vị Minh vương (My-) xuất hiện trong game, là pháp lực, chân ngôn, mạn đà la…
Không chỉ những cái tên Á Đông như Ryhi (Long Phi), Shry (Thiếu Long)… bị đổi thành Rick hay Jimmy, mà cả ngoại hình nhân vật cũng bị thay đổi theo
Chính vì những yếu tố đậm nét Á Đông này mà hãng phát triển đã gặp khó khăn trong việc “địa phương hóa” khi phát hành game ở thị trường Âu Mỹ. Toàn bộ yếu tố Á Đông bị loại bỏ, thay bằng những yếu tố Tây phương thông thường. Tên các chiêu thức không còn đậm chất “kiếm hiệp” hay Phật giáo mật tông nữa mà chuyển sang các danh từ dễ hiểu đối với người Tây phương. Một ví dụ thể hiện rõ nét yếu tố “Mỹ hóa” của Hiry no ken là phiên bản Golden Fighter trên máy SFC. Bản tiếng tiếng Nhật được Culture Brain phát hành năm 1992, và bản tiếng Anh cách một năm sau đó. Tuy nhiên bản tiếng Anh không đơn thuần chỉ là bản chuyển ngữ mà còn là một bản “Mỹ hóa” bởi các yếu tố đồ họa thuần Á Đông đều được thay đổi.
Tính địa phương thể hiện rõ trong bản “Mỹ hóa”
Bộ giáp của các nhân vật vốn dựa trên thiết kế của các vị thần tướng trong Phật giáo, thì khi sang trời Tây được chuyển hóa thành áo choàng, phục trang bó sát người vốn thường thấy ở các nhân vật siêu anh hùng Âu Mỹ như Batman, Superman,…
So sánh 3 phiên bản: Nhật, Anh, Việt. Bản Việt chỉ là bản dịch, còn bản tiếng Anh là bản Âu hóa
Hai thanh kiếm Tàu trong bản Nhật cũng bị biến thành kiếm ánh sáng như trong Star Wars
Như vậy có thể thấy bản tiếng Việt của Hiry no ken Golden Fighter chỉ là một bản dịch, còn bản tiếng Anh mới là bản “XYZ hóa”.
Việt ngữ hóa” thì đúng hơn là bản “ Việt hóa“.
(Theo asm65816 – Diễn đàn GameVN)
Tham quan thư viện hơn 100 game Việt Hóa được thực hiện trong suốt hàng chục năm
Bộ thư viện được tổng hợp bởi diễn đàn Game Tiếng Việt sẽ cho game thủ 1 cái nhìn toàn diện nhất về hơn 100 sản phẩm đã được Việt Hóa từ cái nôi của ngành Game Việt, GameVN, cũng như nhiều game thủ đam mê dịch thuật khác bên ngoài diễn đàn này.
Rào cản ngôn ngữ vẫn là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến nhiều game thủ Việt chưa mặn mà với các sản phẩm đến từ Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản. Cho dù các sản phẩm đến từ những khu vực này phần lớn đều rất hay cả về mặt cốt truyện lẫn gameplay, cũng như sở hữu nền tảng đồ họa nổi bật hơn hẳn phần còn lại của thế giới. Đương nhiên, khi chơi một sản phẩm, bạn sẽ không cần thiết phải hiểu đến từng từ tiếng Anh (ngôn ngữ phổ thông nhất) trong game. Bạn có thể đoán được ý đồ của các nhân vật trong game muốn nói gì qua cử chỉ, hành động hoặc nhiều kiểu khác. Nhưng giá trị của sản phẩm đó gần như bị mất đi một nửa nếu cách nói chuyện của nhân vật và hành động của họ mang quá nhiều ý nghĩa ẩn dụ và chỉ khi hiểu được tới từng câu trong game, người ta mới thấy cái hay thực sự của nó.
Ví dụ như Darksiders với kiểu nói chuyện mang hơi hướng thần thoại, mở đầu và kết thúc câu chuyện một cách khá vu vơ và buộc người xem phải search Google để hiểu nhân vật được nhắc đến là ai. Rồi kết quả trả về lại là một website bằng tiếng Anh khác bắt người dùng phải tự tìm hiểu. Mọi thứ sẽ rối rắm và sẽ khiến những game thủ không có nhiều thời gian hoặc không thích nghiên cứu thấy nản. Họ vẫn tiến hành chơi game nhưng chỉ để trải nghiệm gameplay mà bỏ qua hẳn cốt truyện, ngụ ý và nhiều thứ đáng giá khác trong game.
Chính từ điều đó mà các sản phẩm Việt Hóa game đã ra đời giúp game thủ cho dù không biết tiếng Anh vẫn có thể tiếp cận với tựa game đó dễ dàng, không chỉ về mặt cốt truyện mà còn là về gameplay ở mức độ sâu. Hiểu được món đồ trên người có những đặc điểm gì, truyền thuyết từ đâu sinh ra nó. Thậm chí là hiểu được cả những Easter Eggs được nhà phát triển khéo léo giấu vào game.
Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu tới độc giả một bài tổng hợp khá đầy đủ các sản phẩm game Việt hóa, được thực hiện bởi Game Tiếng Việt. Bạn có thể click trực tiếp vào link sau để biết thêm chi tiết.
Các game trong bộ thư viện có mặt trên nhiều nền tảng khác nhau từ NES điển hình như Mitsume ga Tooru, SNES ( FFVI) tới PlayStation ( Valiant Hearts: The Great War) và PC ( Life is Strange, Bioshock Infinite), thậm chí trên nền tảng di động Android cũng có. Hầu hết các sản phẩm này đều được đầu tư kĩ lưỡng về mặt dịch thuật bởi những người am hiểu về ngôn ngữ Anh giúp tối ưu hóa câu từ cho dễ nghe và thân thiện với người chơi (Đã được cộng đồng kiếm chứng qua nhiều bản dịch).
Hi vọng, bộ thư viện sẽ giúp các bạn có được trải nghiệm đầy đủ nhất về các tựa game trong danh sách. Càng hiểu sâu về một sản phẩm game, bạn sẽ càng thấy công sức mà nhà phát triển bỏ ra lớn tới như thế nào cho tựa game đó.
Theo Game4V
Ori and the Blind Forest và Life is Strange chính thức được Việt Hóa Cộng đồng game thủ Việt Nam tiếp tục phải xôn xao với 2 bản Việt Hóa mới nhất do RomHackingVN thực hiện. Đây đều là những dự án đốt của nhóm rất nhiều thời gian và công sức, bù lại là một chất lượng Việt Hóa cực kì hấp dẫn, khó lòng có thể chê vào đâu được. RomHackingVN được biết tới nhiều...