Hóa ra mầm đá là có thật, trai Hà Nội lên Yên Bái trồng thứ rau mầm đá khiến dân tình phát sốt
Với điều kiện khí hậu đặc thù, từ tháng 10/2021, Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải đã đưa cây cải mầm đá vào trồng thử nghiệm tại xã Nậm Khắt (Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái).
Đến thời điểm này, rau cải mầm đá bắt đầu cho thu hoạch, đem lại nhiều tín hiệu khả quan.
Không học chuyên môn về nông nghiệp, nhưng do đam mê, chàng trai Nguyễn Hoàng Anh trú tại tổ dân phố Ngọa Long 2 (phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) có ý định lên Mù Cang Chải để trồng nấm.
Nhưng nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại xã Nậm Khắt (Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) phù hợp với rau cải mầm đá, Hoàng Anh đã mở rộng diện tích để trồng loài rau lạ này.
Đến nay trang trại trồng cải mầm đá của Hoàng Anh đã bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu tiên với nhiều kỳ vọng đem lại nguồn thu nhập cao, góp phần thay đổi tập quán canh tác của bà con dân tộc Mông nơi đây.
Một góc trang trại trồng rau cải mầm đá của Hợp tác xã Sản xuất Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Hoàng Hữu.
“Trước kia tôi chỉ ý định trồng nấm, tuy nhiên thấy loại cây này phù hợp nên phát triển thêm, nhất là trong quá trình trồng nấm sinh ra bã thải thì chúng tôi đưa xuống ruộng để làm phân hữu cơ bón cho rau. Những loại rau ưa giải nhiệt độ thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trên này (xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải – PV) có loại cây mầm đá rất phù hợp. Nhất là mùa đông, những tháng lạnh giá có sương muối, loại rau lạ này có thể chịu được nhiệt độ 0 độ” Anh Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ.
Những luống cải mầm đá xanh mướt được anh Hoàng Anh chăm sóc cẩn thận. Ảnh: Hoàng Hữu.
Loại rau mầm đá này khi ăn sẽ mang lại cảm giác vừa giòn, vừa ngọt, vừa mềm, vô cùng ngon miệng. Đặc biệt, loại rau mầm đá này sẽ càng ngọt hơn khi thời tiết càng lạnh. Mùa sinh trưởng của loại rau mầm đá này thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 3 hằng năm.
Thân hình sần sùi của loại rau này trông giống những tảng đá nên mới tên là rau mầm đá. Ảnh: Hoàng Hữu.
Anh Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch HTX trồng Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết: “Sau 2 đợt sương muối và rét đậm, đến thời điểm này, toàn bộ diện tích trồng rau cải mầm đá phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Sản lượng thu hoạch rau cải mầm đá của vụ đầu tiên đạt khoảng 30 tấn/ha, doanh thu khoảng 600 triệu/ha. Chúng tôi chủ yếu xuất bán cho các trường học trong tỉnh Yên Bái và các tỉnh Sơn La, Hà Nội với giá bán 25.000 – 30.000 đồng/kg”.
Mỗi cây rau cải mầm đá có trọng lượng khoảng 1,5kg đến 2kg. Ảnh: Hoàng Hữu.
Anh Hoàng Anh cho biết, đầu tư trồng rau cải mầm đá vào khoảng 150 triệu đồng/ha, sản lượng đạt khoảng 30 tấn.
Trồng rau mầm đá này gần như không dùng một giọt thuốc trừ sâu nào, cây rau chỉ có bị nấm. Với giá bán rau mầm đá chưa bao giờ xuống dưới 10.000 đồng/kg thì người nông dân có lãi gấp đôi.
Từ khi trồng đến khi thu hoạch rau mầm đá mất khoảng 90 ngày. Cá biệt, có những cây rau mầm đá mới hơn 60 ngày đã được thu.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho loại rau cải mầm đá giao động từ 5 đến 15 độ C, nếu nhiệt độ vượt quá 25 độ C thì cây rất khó ra mầm mà sẽ ra hoa.
Trạng trại cải mầm đá của HTX trồng Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải thường xuyên được cán bộ xã, huyện đến thăm vì là một trong những mô hình điển hình của địa phương. Ảnh: Hoàng Hữu.
Không những đem lại lợi nhuận mà khi HTX trồng Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải về đầu tư tại đây còn giải quyết được việc làm thường xuyên cho một bộ phận người dân bản địa.
“Lao động thuê tại địa phương 8 đến 10 người làm thường xuyên, sau khi mở rộng lên 9ha lúc đó cần 15 đến 20 người liên tục với mức công bình quân đạt 130.000 đồng/người/ngày” Chủ tịch HTX trồng Nấm ăn và Nấm dược liệu Mù Cang Chải cho biết.
Anh Thào A Sơn, trú tại bản Hua Khắt (xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải) chia sẻ: “Ở nhà thì không có việc gì làm nên tôi xin vào làm tại đây. Tôi làm ở đây đã được 5 tháng, các anh ở đây trả cho 150.000 đồng/ngày, mặc dù chưa đáp ứng đủ cho cuộc sống của cả gia đình nhưng tôi thấy mức tiền công này cũng hợp lý”.
Tại trang trại cải mầm đá, nhiều lao động địa phương cũng được tạo điều kiện làm việc với mức thu nhập quân 130.000 đồng/ngày
Xã Nậm Khắt là một trong những xã có điều kiện khó khăn của huyện Mù Cang Chải, kinh tế của xã chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, cây trồng chính là cây lúa, cây ngô.
Xã Nậm Khắt cũng là xã có nhiệt độ thấp nhấy huyện Mù Cang Chải nên cây lúa năng suất rất thấp. trong vòng 1- 2 năm trở lại đây đã có các cá nhân, nhà đầu tư đến nghiên cứu và trồng thử nghiệm rau mầu vụ đông xuân, trong đó có cây cải mầm đá.
Cải mầm đá sau khi trồng khoảng 90 ngày, thậm chí 60 ngày có thể bắt đầu cho thu hoạch. Ảnh: Hoàng Hữu.
Ông Trang Thế Sửu, Bí thư đảng ủy xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) cho biết: “Bước đầu chúng tôi đánh giá mô hình trồng rau cải mầm đá chắc chăn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, cao hơn so với trồng lúa. Chúng tôi sẽ tuyên truyền cho bà con nông dân ở trên địa bàn áp dụng kỹ thuật, học hỏi nhà đầu tư để mở rộng thêm diện tích, tăng thêm thu nhập trên một diện tích nông nghiệp để góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương”
Ở Việt Nam có món đặc sản mọc trên đá, tên gọi rất đặc biệt mà không phải có tiền là mua được
Nghe tên món đặc sản này, rất có thể nhiều bạn còn cảm thấy ngỡ ngàng nữa đó.
Việt Nam chúng ta đúng là có quá nhiều món ăn đa dạng. Đôi khi, có những món đặc sản vô cùng đặc biệt mà không phải ai cũng biết, điển hình là món có cái tên rất lạ dưới đây: Dún.
Ở Việt Nam có món đặc sản mọc trên đá, tên gọi rất đặc biệt mà không phải có tiền là mua được
Được biết, đây là một món ăn được xem như đặc sản tại Ninh Bình. Thực chất, nó là một loại rêu mọc trên đá, nên còn hay được gọi bằng cái tên là mầm đá.
Nhiều người kể rằng thời xưa, khi cuộc sống khó khăn, cơm không đủ ăn, người dân ở đây hay lên núi lấy dún về ăn. Dún mọc trên các mỏm đá trên núi cao, thường xuất hiện sau mưa. Đặc biệt, nó chỉ xuất hiện ở một vài nơi nhất định chứ không phải núi nào cũng có. Từng mảng dún trong suốt nhìn như thạch được mang về, rửa sạch rồi luộc lên ăn hoặc ăn chung với canh cua.
Ngày nay, nó đã trở thành món đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội ăn thử. Thậm chí, có những người muốn ăn dún nhưng không phải muốn mua là có ngay bởi việc đi lấy dún trên núi khá nguy hiểm, đường trơn trượt sau mưa và các mỏm núi đá lại sắc nhọn. Vì thế nên bất cứ khi nào có cơ hội, hãy thử ăn món này để biết được hương vị dún đá thật sự như thế nào nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Món rau mầm đá muối chua cay giòn ngọt Món rau mầm đá muối chua cay giòn ngọt với vị chua dịu, cay cay, ngọt nhẹ cùng với vị giòn giòn của rau mầm đá rất ngon miệng lại độc đáo sẽ là món ăn ngon tuyệt cho cả nhà cùng thưởng thức đấy. Món rau mầm đá muối chua cay giòn ngọt Nguyên liệu làm món rau mầm đá muối chua...