Hóa ra, đây mới là cách bổ mít mật không nát, không thoát múi nào khiến chị em thích mê
Nhờ có đam mê với món mít mật mà chị Phạm Tình (Quảng Bình) đã nghĩ ra cách bổ loại mít này vừa nhanh gọn lại giúp múi mít luôn lành lặn, không bị nát.
Mít mật vốn là loại quả không chỉ thơm mà còn rất ngọt nên có nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, không như mít dai hay mít nghệ, mít mật khi chín thường rất mềm, chỉ cần chạm nhẹ vào múi là có thể bị nát hoặc chảy nước khá bất tiện. Do đó khi ăn loại quả này, nhiều người hay ngại làm.
Thông thường bổ mít mật đa số mọi người sẽ bổ ngang, hoặc dọc quả, sau đó tách lõi giữa, rồi móc dần các múi mít ra để ăn. Tuy nhiên, chị Phạm Tình (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã có cách bóc mít mật vô cùng đơn giản, mà múi mít nào cũng lành lặn, không vỡ nát.
Chị Tình chia sẻ, do bản thân chị rất thích và hay ăn mít mật, nên thường xuyên mày mò cách bổ mít. Thế rồi, nhiều lần nhìn trên ảnh thấy mít tố nữ thường được bóc vỏ mà múi vẫn dính vào lõi nên chị đã thử áp dụng với mít mật xem có được hay không. Không ngờ, chị đã thành công ngay từ lần đầu thử nghiệm.
Cách bổ mít của chị Tình rất đơn giản. Trước tiên, chị dùng dao sắc khứa các đường dọc theo thân quả, từ phần cuống xuống đáy quả mít. Các đường cắt này hơi sâu, vừa đủ chạm vào múi mít. Sau đó, chị dùng tay, bóc các phần vỏ mít này ra từ trên xuống dưới. Do mít mật chín có ít nhựa, vỏ lại mềm, múi mít không còn dính chặt vào vỏ nên vô cùng dễ bóc ra.
Kết quả, sau khi bóc bỏ vỏ, các múi mít vẫn còn dính chặt vào lõi mít, còn sơ và vỏ thì được tách ra hoàn toàn, nhìn rất giống mít tố nữ.
Video đang HOT
Chị em hãy tham khảo và thử thực hiện theo cách bóc vỏ mít mật của chị Phạm Tình nhé!
Theo Ngọc Lan/ Khám Phá
Kỳ lạ cây mít có múi đỏ rực, thơm ngào ngạt ở miền Tây
Cách đây 6 năm, lão nông Nguyễn Minh Trắng mua 50 cây mít Thái da vàng mang về trồng trong vườn nhà. Ai dè, trong số 50 cây mít đó có 1 cây mít lạ, ra trái như những cây khác nhưng khi chín bổ ra múi lại màu đỏ như gạch nung...
Từ đó, lão nông Nguyễn Minh Trắng kiếm bộn tiền nhờ giống mít lạ này.
Ông Nguyễn Minh Trắng, 67 tuổi ngụ ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Tiếp PV, ông Thắng vui vẻ kể: "Năm 2002, tôi mua 50 cây mít Thái ở hội chợ Cần Thơ về trồng. Hai năm sau, trong số đó có một cây đột biến gien bởi có các múi mít có màu đỏ như gạch rất đẹp.
Ai cũng cho là giống mít lạ. Cây mít này cho được 14 trái, mỗi trái nặng 15 đến 17 ký. Thấy lạ nên tôi để lại và nhân giống cho đến hôm nay"...
Ông Nguyễn Minh Trắng bên 1 cây mít ruột đỏ trồng trong vườn nhà.
Từ 2002 đến năm 2014, ông Trắng đã nhân ra được trên 150 cây mít ruột đỏ, 50 cây ông tặng cho gia đình, người thân; riêng 100 cây còn lại ông trồng trên diện tích 4 công đất vườn (4.000m2).
Vườn mít múi đỏ được ông chăm sóc theo canh tác hữu cơ. Theo đó, 100% cây mít đỏ được ông bón phân bón hữu cơ. Trái mít ra và lớn đến độ nhất định, được ông Trắng bao trái để tránh sâu rầy.
Mít ruột đỏ nhà ông Trắng trồng khi trái chín bổ ra nhiều múi, múi dầy, ít xơ và có màu đỏ rất đẹp.
Ông Trắng cho PV hay, bình quân mỗi cây mít múi đỏ cho từ 10 đến 12 trái, mỗi trái nặng từ 13 đến 15 ký. Do chất lượng trái mít đỏ khá ngon nên hàng chục năm qua thương lái đến mua với giá từ 50.000 đến 60.000 đồng/ký.
"Giống mít này có khả năng bảo quản tốt. Từ khi hái đến lúc trái chín kéo dài từ 10 đến 15 ngày nên rất thuận tiện trong việc đóng gói, vận chuyển đi xa, kể cả xuất khẩu sang nước ngoài. Mít ruột đỏ là cây luôn cho trái quanh năm với sản lượng năng khá cao...", ông Trắng nói.
Những trái mít ruột đỏ được ông Nguyễn Minh Trắng bao túi để tránh sâu rầy
Hàng năm sau khi trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Trắng có lãi xấp xỉ gần 400 triệu đồng từ 100 cây mít múi đỏ.
Ông Võ Đăng Ý, cán bộ khuyến nông huyện Vị Thủy cho biết :"Trong khi mít Thái bình thường có lúc bị thương lái Trung Quốc thu mua với giá bất thường khiến nhiều hộ trồng luôn thắc thõm lo âu thì mít ruột đỏ của ông Trắng luôn ổn định với giá 60.000 đồng/ký cả chục năm qua...".
Ông Trắng cho hay, mít ruột đỏ với những múi mít rất lạ mắt, hấp dẫn. Đây cũng là một trong những lý do giống mít lạ này vẫn giữ được giá cao trong cả chục năm.
Cuối năm 2015, ông Nguyễn Minh Trắng đã mở rộng thêm 14 công để trồng 700 cây mít có múi đỏ như gạch nung. Theo tính toán, hơn 700 cây mít ruột đỏ này sẽ đồng loạt cho trái sau Tết Nguyên đán 2019 với sản lượng ban đầu ước đạt khoảng 50 tấn trái.
Nếu giá cả không biến động thì khả năng ông Trắng sẽ thu lãi trên 1,5 tỷ đồng là có thể...
Ông Trắng đang ươm, nhân giống mít lạ.
Ông Trắng cho biết : "Trước đề nghị của nhiều nông dân xung quanh và thương lái, tôi đang có dự định sẽ sản xuất cây mít giống theo phương pháp riêng và sẽ đăng ký chất lượng sản phẩm với các cơ quan chức năng để bảo vệ "đứa con" mít ruột đỏ của mình..."
Theo giaoducthoidai.vn
"Về Tam Kỳ ăn mít hông", lời mời gọi hack não nhất làm ai cũng thắc mắc cho đến khi biết được sự thật Thì ra đây không phải là lời mời ăn mít mà "mít hông" là một đặc sản lừng danh của vùng đất Tam Kỳ này đấy. "Về Tam Kỳ ăn mít hông", câu nói gọn lỏn chắc sẽ làm bạn nảy ra bao nhiều thắc mắc: Tại sao ăn mít phải về Tam Kỳ? Trái mít ở đây có gì đặc biệt mà...