Hóa ra đây là lý do Bao Công có vết sẹo hình trăng khuyết giữa trán, mặt đen như đáy chảo
Bao Công là hình tượng gắn liền với tuổi thơ của không ít game thủ, chắc hẳn nhiều người lúc xem phim sẽ hỏi “tại sao Bao Công lại có vết sẹo đặc biệt này”?
Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 – 1063).
Bao Công là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc và giới trẻ Châu Á thông qua phim ảnh
Nhân vật Bao Công được đưa vào những bộ phim rất thành công và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim lại hoàn toàn khác so với Bao Công thật sự. Bao Thanh Thiên có khuôn mặt đen và vầng trăng khuyết trên trán là hình ảnh thường thấy trên phim. Ngay cả một số game chiến thuật như Long Đồ Bá Nghiệp cũng tạo hình Bao Chửng dựa trên hình ảnh này.
Tạo hình nhân vật Bao Chửng trong game chiến thuật Long Đồ Bá Nghiệp dựa trên hình tượng Bao Công thủ vai bởi Kim Siêu Quần
Không những thế, trong Long Đồ Bá Nghiệp – trò chơi đang chiếm thị phần Top đầu game chiến thuật Châu Á, có thể nói Bao Chửng được tạo hình giống y hệt nguyên gốc nhân vật Bao Thanh Thiên do Kim Siêu Quần thủ vai chính chứ không hề lấy từ các văn bản ghi chép lịch sử. Có thể thấy trò chơi này nhắm đến việc tạo hình một Bao Công quen thuộc với game thủ nhiều hơn là tái hiện lịch sử.
Nhân vật Bao Chửng trong Long Đồ Bá Nghiệp sẽ tiếp tục là nhân vật phóng tác theo phim ảnh thay vì lịch sử
Bao Công đời thực thậm chí lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Tương truyền, Bao Công là một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên là Văn Khúc Tinh Quân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ.
Video đang HOT
Nhiều giai thoại hư cấu rằng Bao Công còn xử án ở âm phủ để tăng thêm sắc màu hư ảo của vụ án
Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất. Dù là một người được lòng vạn dân, nhưng Bao Công là một người rất nghiêm khắc với gia đình. Dưới ảnh hưởng và sự dạy dỗ của cha, các con của ông cũng sống rất giản dị, đúng chuẩn mực. Bao Công từng tuyên bố với các con của ông rằng: “Nếu bất kỳ ai trong các con vi phạm luật lệ, đều không được chôn cất trong lăng mộ của tổ tiên”.
Bao Công trong phác họa của dân gian là người có da sáng, chính trực, liêm minh
Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Sau khi ông mất, Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.
Mộ Bao Công đã được con cháu thay đổi nhiều lần để tránh các cuộc binh biến
Theo sử sách thống kê, trong suốt cuộc đời làm quan của mình, ông trừng trị không dưới 30 người thuộc dòng dõi quyền quý, hoàng thân quốc thích, thậm chí ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – bố đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức.
Theo GameK
Hóa ra cả đời Bao Công chỉ phá có... 2 vụ án, cẩu đầu trảm, long đầu trảm hoàn toàn là hư cấu
Do ảnh hưởng quá lớn từ sách vở, truyền thuyết đến phim ảnh mà nhân vật Bao Công trong lịch sử đã trở thành một nhân vật truyền kỳ.
Vào đời Minh các sách như Tỉnh thế hằng ngôn của Phùng Mộng Long, Phách án xưng kỳ của Lăng Mông Sơ; sách đời Thanh như Tam hiệp ngũ nghĩa của Thạch Ngọc Côn, Thất hiệp ngũ nghĩa của Du Việt... đã khắc họa một Bao Thanh Thiên phá án như thần, ngày xử dương gian, đêm phán âm phủ, như một Diêm La Vương tái thế. Những câu chuyện này lan truyền rộng khắp đã khiến hình tượng Bao Công càng lúc càng xa sự thực.
Tạo hình Bao Công trong phim "Bao Thanh Thiên"
Đặc biệt đến khi bộ phim Bao Thanh Thiên 1993 lên sóng, nó đã từng làm mưa làm gió khắp châu Á. Bộ phim truyền hình do Đài Loan sản xuất đã từng chinh phục khán giả khắp 3 bờ đại dương, đem đến một cơn sốt Bao Công.
Bộ ba Kim Siêu Quần vai Bao Thanh Thiên, Hà Gia Kính vai Triển Chiêu và Phạm Hồng Hiên vai Công Tôn Sách
Từ tiểu thuyết, sân khấu đến phim ảnh đều gắn liền hình tượng Bao Công phá các đại án với thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong. Kỳ thực Bao Công chỉ giữ chức này trong khoảng thời gian hơn một năm và trong chính sử không hề chép chuyện phá án nào của Bao Công trong giai đoạn này. Công lao lớn nhất của Bao Công khi đứng đầu phủ Khai Phong (tương tự Thị trưởng Bắc Kinh ngày nay) là cải cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi nạn ngập nước.
Phủ Khai Phong ngày nay tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063).
Bao Công người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông vốn được sinh ra trong một gia đìnhcó truyền thống hiếu học, cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ thị lang.
Năm 1027, ông bộc lộ tài năng của mình, thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ. 10 năm sau cha mẹ qua đời, cư tang thủ hiếu xong Bao Công lúc ấy 38 tuổi mới bước ra chính trường.
Bao Chửng trong phác họa dân gian
Như vậy, Bao Công ra làm quan muộn lại ngắn, tính cho đến lúc qua đời (1063) chỉ có 27 năm. Trong thời gian ấy công việc rất đa dạng: Làm Tri huyện Thiên Trường, Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh rồi Phủ doãn phủ Khai Phong, nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành. Bao Công nhận mệnh đi sứ Khiết Đan, rồi về kinh làm Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ... Trước sau gánh vác công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ.
Chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng, vị trí rất quan trọng trong cơ quan quyền lực tối cao của triều Tống. Sau ông được phong hàm Thiên Chương các đãi chế, Long Đồ các trực học sĩ, Khu mật trực học sĩ.
Mộ Bao Công tại Hà Nam, Trung Quốc
Tuy vậy, Bao Công vẫn chỉ ở hàm nhị phẩm, chưa bao giờ là tướng gia, không có quyền tiền trảm hậu tấu bằng ba khẩu Long-hổ-cẩu đầu đao tự chế như trong truyện hay trên sân khấu. So về chức vụ trong triều Bắc Tống, Bao Công còn kém xa so với Phú Bật, Hàn Kỳ, Văn Ngạn Bác; về văn chương chữ nghĩa, Bao Công không thể bằng những danh nhân lừng lẫy như Âu Dương Tu, Tư Mã Quang, Tô Đông Pha; về quân sự, lý luận và đường lối cải cách triều chính, Bao Công khó sánh được với Bàng Tịch, Vương An Thạch, Phạm Trọng Yêm. Bao Công có hình ảnh như ngày nay, là nhờ... phim ảnh.
Chưa hết, trong tựa game chiến thuật Top 1 Châu Á Long Đồ Bá Nghiệp, lần đầu tiên Bao Chửng (Bao Công) được đưa vào trò chơi này cũng hoàn toàn dựa trên tư liệu và nét mặt thần thái của... Kim Siêu Quần trong phiên bản Bao Thanh Thiên năm 1993 chứ không phải những ghi chép xác thực của lịch sử. Hình ảnh một vị quan mặt đen, giữa trán có trăng lưỡi liềm chính là hình tượng Bao Thanh Thiên đã ghi dấu ấn vào tuổi thơ của rất nhiều game thủ tại Việt Nam trong những năm 90 và 2000.
Hình tượng Bao Chửng trong Long Đồ Bá Nghiệp được dựa trên phim ảnh chứ không phải tư liệu lịch sử
Về phá án, trong chính sử chỉ chép hai vụ liên quan đến Bao Công nhưng một ở thời điểm làm tri huyện Thiên Trường (vụ án chiếc lưỡi bò) và một khi đã đứng đầu Tri gián viện (vụ Lãnh Thanh mạo danh Thái tử). Còn những vụ xử án nổi tiếng khác của Bao Công như "Chém Bao Miễn", "Xử án Trần Thế Mỹ", "Trảm Bàng Dục"... thì đều là tuồng tích "diễn dịch", kiểu "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia". Như tra hết gia phả cũng như khu mộ gia tộc họ Bao không thấy có ai tên Bao Miễn. Bao Công lại là con một, không có anh em nên không thể có cháu ruột. Còn Trần Thế Mỹ là nhân vật có thật nhưng lại ở vào đời... Thanh, cách Bao Công đến hơn 600 năm.
Gia huấn của Bao Công trước mộ tại Hà Nam, Trung Quốc
Tiểu thuyết, sân khấu dân gian cũng làm điên đảo trắng đen, ngay gian lẫn lộn. Khiến cho người đời sau không biết đâu mà lần? Chẳng hạn như nhân vật phản diện "Bàng Thái Sư" tuy được lấy nguyên hình từ gian thần Trương Nghiêu Tá, nhưng tai tiếng thì Bàng Tịch lãnh đủ. Bàng Tịch (988-1063) là trung thần, tài giỏi, đậu tiến sĩ năm 1015, là thầy của Địch Thanh, Tư Mã Quang, bạn của Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ, làm quan đến Khu mật sứ - tương đương tể tướng, nhiều lần thẳng thắn can gián vua và ái phi, được gọi là "Thiên tử Ngự sử". Ông có con là Bàng Nguyên Anh, cháu là Bàng Cung Tôn đều làm quan, không có ai là Bàng Dục phạm tội bị Bao Công chém cả?
Rõ ràng là trong lịch sử, hình tượng nhân vật Bao Công (Bao Thanh Thiên) đã được "thổi phồng" lên rất nhiều so với sự thật. Tuy nhiên điều này cũng không có gì đáng trách bởi văn hóa cần có sự "cường điệu" nhất định khi đưa lên phim ảnh hay game online. Bằng cách này, không thể phủ nhận Bao Công là một trong những hình tượng văn hóa, nghệ thuật giá trị bậc nhất của Trung Quốc đương đại.
Theo GameK
Bái phục tài thuyết khách của Bao Công, chỉ bằng lời nói có thể đẩy lui 10 vạn quân Liêu đang bao vây Hoàng Đế Bao Công không chỉ nổi tiếng trong lịch sử là vị quan thanh liêm, xử án như thần mà còn bởi tài thuyết khách sắc sảo, nhiều lần cứu nguy cho Hoàng Đế nhà Tống. Trong lịch sử Trung Quốc, Bao Công luôn là một trong những cái tên nổi bật nhất và có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều thế hệ...