Hóa ra đây là lí do 10 bé thì cả 10 đều thích mút tay, mọc răng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân
Trong những tháng đầu đời, hầu như em bé nào cũng thích cho tay vào miệng. Các bé còn thích việc này đến nỗi cha mẹ khó lòng buộc con rút tay ra được.
Một nguyên do phổ biến của việc trẻ nhỏ hay mút/ gặm ngón tay là bé đang mọc răng. Nhưng thực sự còn có nhiều yếu tố khác có thể lý giải thói quen này.
Mút tay giúp trẻ dễ dịu trong quá trình mọc răng
Bác sĩ Sahira Long, Giám đốc Y khoa Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Anacostia ở Washington (Mỹ), cho biết: “ Trẻ sơ sinh ban đầu khám phá thế giới bằng cách dùng miệng. Khi phát hiện ra mình có đôi bàn tay, trẻ bắt đầu khám phá chúng.
Vào một thời điểm nào đó, răng trẻ bắt đầu mọc. Các bé cũng dần nhận ra đôi bàn tay có thể hữu ích thế nào đối với quá trình mọc răng. Bởi đây là dụng cụ cắn răng (giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của nướu khi răng mọc) duy nhất mà phần lớn bé sơ sinh có thể đưa vào miệng, không phải phụ thuộc người khác cấp cho mình và trẻ cũng chẳng cần lo làm rớt”.
Các bé sơ sinh thường bắt đầu cho tay vào miệng khi đước 1-3 tháng tuổi (Ảnh minh họa).
Tất nhiên, bé con của bạn sẽ thuần thục sự kết nối từ bàn tay tới khuôn miệng trước cả khi những chiếc răng nhỏ xinh bắt đầu trồi lên. Cho tay vào miệng thực sự là một cột mốc sớm với bé sơ sinh. Em bé bắt đầu có thể đưa bàn tay vào miệng khi 1-3 tháng tuổi. Ban đầu, bé chưa có kỹ năng giữ các ngón tay trong miệng. “Tuy nhiên, trước 4 tháng tuổi, bé sơ sinh có thể đưa tay vào miệng và để chúng lại nếu muốn”, theo như giải thích của trang web Parenting Counts.
Video đang HOT
Cho tay vào miệng để bé tự xoa dịu mình
Trang Babies Online cho biết: “Nếu bé chảy rất nhiều nước dãi, có thể con bạn đang bắt đầu mọc răng và bé dùng cả bàn tay để chà xát lên nướu”. Mút tay không gây hại gì cho bé đâu. Nhưng bạn có thể để bé dùng một đồ chơi cắn răng/gặm nướu để thay cho bàn tay, nếu thích. Đáng lưu ý rằng, bé sơ sinh thường thích đồ chơi gặm nướu có độ cứng nhất định hơn là quá mềm. Bởi độ cứng kia thực sự giúp bé xoa dịu áp lực ở phần nướu.
Dấu hiệu bé gặm tay do đau răng và thói quen là khác nhau (Ảnh minh họa).
Nếu bé có vẻ không chảy nhiều dãi hàng giờ mà vẫn cho tay vào miệng , hãy lưu ý thời điểm bé gặm tay nhiều nhất. Đó có thể là xu hướng cho thấy bé đang cố gắng tự xoa dịu mình. Không phải mọi bé sơ sinh đều mút ngón tay. Bé có thể mút 1 hoặc 2 ngón theo cách cụ thể và lặp lại, nhờ đó mà bé thiu thiu đi vào giấc ngủ.
Theo Baby Gaga, thói quen mút ngón tay cái là”tự nhiên với phần lớn bé sơ sinh”. Trang này cũng nhấn mạnh, đôi khi các bác sĩ có thể phát hiện thấy bé mút ngón trỏ ngay từ lúc bé vẫn nằm trong bụng mẹ.
Một vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng là bé yêu có thể duy trì thói quen mút ngón tay cái dù đã lớn hơn. Điều đó có thể trở thành nguy cơ dẫn đến việc răng mọc sai, mọc xấu, miệng bị biến dạng không tự nhiên, có thể khiến bé phải niềng răng sau này nếu bé chưa bỏ được thói quen mút/gặm tay. Tuy nhiên, trang web American Dental Association – Hiệp hội Nha khoa Mỹ – khẳng định: “Mút ngón tay cái là phản xạ tự nhiên với trẻ. Mút các ngón tay, ti giả hay các vật dụng khác có thể khiến bé sơ sinh cảm thấy an toàn và vui vẻ. Đồng thời, việc này cũng giúp bé học về thế giới của mình”.
Phần lớn trẻ 2-4 tuổi không còn mút/ngậm tay nữa, hoặc trước khi răng vĩnh viễn mọc ra. Và trong bất cứ trường hợp nào thì việc cho tay vào miệng không gây ra bất cứ hậu quả gì về mặt nha khoa.
Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu con hay cho tay vào miệng mút, không gây ra bất cứ hậu quả gì về mặt nha khoa cả (Ảnh minh họa).
Bé sơ sinh cho tay vào miệng bởi đó là một trong những giác quan phát triển sớm nhất
Tiến sĩ Jill Stamm, PGS lâm sàng ngành tâm lý học giáo dục tại Đại học Bang Arizona, giải thích: “Miệng và tay có mạng nơ-ron nhiều nhất trong toàn bộ cơ thể”. Đó là lý do tại sao bé sơ sinh luôn muốn cho bất cứ thứ gì hay thậm chí mọi thứ vào miệng, bởi bởi trẻ nhận được thông tin đầu vào nhiều nhất tại những khu vực này. Vì vậy, đưa vật gì đó vào miệng giúp trẻ nhận biết nhiều điều về vật đó một cách nhanh chóng.
Tóm lại, dù có thể gây cảm giác hơi mất vệ sinh, đưa bàn tay vào miệng đối với bé sơ sinh hoàn toàn bình thường và vô hại.
Nguồn: Romper
Theo afamily
Nguy cơ tử vong tăng khi sức khỏe răng miệng kém
Nếu như bạn nghĩ rằng sâu răng chỉ là một bệnh thông thường thì bạn đã nhầm, nghiên cứu cho thấy sưc khoe răng miêng kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thậm chí tử vong.
Mọi người chỉ tìm gặp nha sĩ khi những cơn đau răng vượt quá khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên kiểm tra tăng miệng thường xuyên bởi nếu không chăm sóc sức khỏe răng miệng đầy đủ bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số nguy cơ gây ra bởi các vấn đề răng miệng được các chuyên gia cảnh báo.
Nguy cơ bệnh tiểu đường
Sâu răng là một tình trạng mãn tính phổ biến ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân tiểu đường. Vì chăm sóc sức khỏe răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường thường bị bỏ qua, hầu hết bệnh nhân không tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho bệnh sâu răng của mình. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sâu răng có thể dẫn đến đau, nhiễm trùng và cuối cùng mất răng. Thêm vào đó, sâu răng còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và dinh dưỡng của bệnh tiểu đường.
Sức khỏe răng miệng kém làm tăng nguy cơ tử vong
Nguy cơ tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc của bệnh tim ở bệnh nhân viêm nha chu hoặc bệnh nướu răng cao hơn 25-50% so với những người khỏe mạnh. Sâu răng hoặc viêm nha chu được cho là đóng góp vào tình trạng viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm liên tục liên tục này có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch gây ra mảng bám trong động mạch. Điều này dẫn đến sự dày lên của động mạch gây ra bệnh tim mạch vành.
Tử vong do ung thư sớm
Theo một nghiên cứu, không đánh răng cẩn thận có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm vì ung thư do các hại khuẩn trong miệng gây nên. Tổng cộng 1390 bệnh nhân được đánh giá trong 24 năm nghiên cứu, bắt đầu từ năm 1985. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những bệnh nhân có hàm lượng vi khuẩn cao trên bề mặt răng có thể chết vì ung thư trước thời gian. Nguy cơ tử vong của họ thậm chí còn tăng lên 80%.
Huy Hoang
Theo thehealthsite/vietQ
Một phụ nữ tử vong khi truyền dịch tại bệnh viện Bà Xa vào bệnh viện để trị đau răng nhưng tử vong khi nhân viên y tế truyền dịch. Cơ quan chức năng chẩn đoán bà bị sốc nhiễm trùng. Ngày 15/7, người thân tổ chức đám tang cho bà Hồ Thị Xa, 63 tuổi, ngụ ấp Bà Chăng B, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Những người đến viếng đám...