Hoa quả TQ nhiễm độc: TQ không hồi âm
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, khi phát hiệnrau quả TQ nhiễm độc vào VN năm 2013, Cục đã gửi công văn sang phía Trung Quốc, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa nhận hồi âm.
Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết “hoa quả nhiễm độc nhưng vẫn an toàn”. Trong khi đó, người tiêu dùng lại lo lắng và tránh xa các loại rau quả TQ nằm trong danh sách “đen này.
Việc 17 lô hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật từ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) NAFIQAD cho biết cục này vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Trung Quốc sau khi phía Việt Nam đã có văn bản đề nghị Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục và sớm thông báo lại về tình trạng trái cây nhiễm độc từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.
Lo ngại hoa quả TQ nhiễm độc, người tiêu dùng chuyển sang hoa quả trong nước
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, năm 2013, cơ quan chức năng VN đã phát hiện 17 lô hàng nhập từ Trung Quốc không bảo đảm an toàn thực phẩm. Cụ thể, các lô hàng bao gồm 6 loại hoa quả và 2 loại củ quả: chanh tươi, nho tươi, hồng, táo, củ cải trắng, quýt, cam và cà rốt còn tồn dư chất bảo vệ thực vật vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn VN, tồn dư thuốc trừ sâu từ 1,5-9 lần so với mức cho phép.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết: “Đây là những lô hàng bị phát hiện trong cả năm 2013. Khi phát hiện vi phạm, Cục đã gửi công văn sang phía Trung Quốc, tuy nhiên đến thời điểm này cục vẫn chưa nhận được thông báo từ họ”.
Cũng theo ông Tiệp việc kiểm tra, phát hiện và yêu cầu Trung Quốc trả lời việc hoa quả nhiễm độc cũng chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện” giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
“Khi phát hiện vi phạm thì mình thông báo để phía Trung Quốc báo lại, quán triệt lại cho các doanh nghiệp nước họ. Khi họ sửa đổi, khắc phục thì mình lại cho họ xuất khẩu sang Việt Nam. Nước họ cũng vậy mà mình cũng vậy, đó là quan hệ hợp tác giữa hai nước để giải quyết tốt hơn. Còn mức độ vi phạm, tỷ lệ nhiễm độc như thế nào thì Cục Bảo vệ thực vật phải cảnh báo đến cho người dân”, ông Tiệp nói.
Đây không phải là lần đầu tiên người tiêu dùng phát hoảng với hoa quả nhiễm độc từ Trung Quốc. Trước đó, khoảng tháng 5/2012 Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Video đang HOT
Người tiêu dùng tẩy chay
Trong lần trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết “hoa quà nhiễm độc nhưng vẫn an toàn”. Trong khi đó, thông tin rau quả Trung Quốc có hóa chất độc hại rộ lên gần đây đã khiến người tiêu dùng lo lắng và tránh xa các thực phẩm này. Không trông chờ câu trả lời từ phía TQ, người tiêu dùng Việt tự tìm cách bảo vệ mình.
Ghi nhận tại các chợ như Hoàng Mai, Bách Khoa, Nghĩa Tân…trên sạp hoa quả trong chợ vẫn còn bày bán một số hoa quả Trung Quốc như dưa vàng, quýt nhưng số lượng rất ít, sức mua giảm rõ rệt.
Chị Phương, tiểu thương ở chợ đầu mối Hoàng Mai cho biết, người tiêu dùng bây giờ sợ hàng Trung Quốc nên đợt này hạn chế nhập hàng Trung Quốc mà tập trung một số loại hàng Việt như vải, măng cụt, chôm chôm, mận, dưa hấu, dưa lê… Một số mặt hàng như quýt, táo, nho ế ẩm, cả ngày không ai hỏi mua vì nằm trong danh sách nhiễm độc.
“Vẫn biết hàng Trung Quốc độc hại nhưng không thể bỏ hẳn vì nhiều lúc nếu không nhập hoa quả TQ thì gian hàng sẽ rất sơ sài. Bên cạnh đó phải thừa nhận hoa quả Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá lại rẻ hơn hoa quả trong nước, nhiều người vẫn mua để thắp hương “, chị Phương nói.
Chị Nga ở Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai, HN) cho biết, từ khi rộ thông tin hoa quả TQ nhiễm độc, gây hại cho sức khỏe, chị đã cạch các loại quả như lê, dưa vàng, táo… cứ hoa quả nào mà Việt Nam không có thì chị không mua. Ngoài ra, theo chị Nga thì cách phân biệt đơn giản nữa là hàng Trung Quốc thường bóng bẩy, đẹp mã. Như cà rốt, khoai tây, tỏi, hành..để yên tâm chị đều chọn loại nhỏ, hơi xấu mã hơn.
Hiện nay, tại các chợ ở Hà Nội giá hoa quả nội địa khá rẻ như vải thiều 10.000 đồng/kg, dưa lê 15.000 đồng/kg, măng cụt 20.000 đồng/kg, dưa hấu 10.000- 15.000 đồng/kg, chôm chôm 25.000 đồng….
Mặc dù đều chung tâm lý tẩy chay hoa quả, nông sản Trung Quốc nhưng đối với một số mặt hàng củ quả như chanh tươi, nho tươi, cà rốt, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì người tiêu dùng cũng khó mà phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt Nam.
Khi được hỏi, bản thân người bán cũng bày tỏ họ cũng nhập hàng từ chợ đầu mối nhưng không biết rõ nguồn gốc thật sự ở đâu.
Theo Infonet
Dân ăn hoa quả độc trọn năm, "quan" nhận báo cáo 1 lần
Một năm Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận được báo cáo tổng hợp của Cục BVTV về rau, củ, quả nhiễm độc 1 lần.
Ngày 27/5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) trực thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam có công văn 896/QLCL-CL2 gửi Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc yêu cầu điều tra về 17 lô hàng rau, củ, quả xuất khẩu với số lượng gần 300 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam.
Trong đó có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng.
Quýt nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định
Các chất bảo vệ thực vật với dư lượng vượt mức cho phép có trong các loại rau, củ, quả trên bao gồm Carbendazim, Difenoconazol, Difenoconazol, Thiophanate Methyl, Dimethoate Methyl, Propargite, Carbendazim.
Nội dung công văn ghi rõ: Để tránh tái diễn tình trạng nêu trên, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, NAFIQAD đề nghị Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thông báo cho các cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc lô hàng bị cảnh báo và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp và sớm thông báo kết quả thực hiện tới NAFIQAD, Bộ NN&PTNT Việt Nam.
1 năm nhận báo cáo thực phẩm nhiễm độc 1 lần
Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Hữu Hào, Cục phó Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, hiện phía Trung Quốc chưa có phản hồi về vụ gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc và ông cũng không hy vọng Trung Quốc sẽ phản hồi.
Theo ông Hào, thông thường với các vụ việc tương tự, Trung Quốc phản hồi rất chậm. Các văn bản của Cục chuyển qua trung gian là Đại sứ quán ở Bắc Kinh hay scan, gửi thư điện tử trực tiếp cho cán bộ đầu mối của phía Trung Quốc thì nước bạn cũng trả lời vẫn rất chậm, thường phải vài tháng sau, thậm chí có lần họ trả lời là không nhận được.
Khi được hỏi về vai trò của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Việt Nam khi rất nhiều lần Việt Nam phát hiện rau, củ, quả Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Cục phó Phùng Hữu Hào cho biết, điều này được quy định rõ trong Thông tư 13 của Bộ NN&PTNT.
Theo đó, khi xây dựng thông tư, kiểm tra hồ sơ của nước đăng ký xuất khẩu sang Việt Nam thì Cục này chủ trì và phối hợp với Cục BVTV để tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra, đưa vào danh sách các nước được xuất khẩu sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam. Nhưng đơn vị kiểm tra thực tế tại cửa khẩu là Cục BVTV.
Sau khi Cục BVTV tổng hợp tin cho Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thì Cục mới tổng hợp lại và có công thư gửi cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu để phối hợp điều tra, chứ bản thân Cục không có thông tin.
Tuy nhiên, về mức độ cập nhật thông tin của Cục BVTV cho Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thì ông Hào lấy ví dụ ngay vụ gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc. Đó đều là các sản phẩm thuộc các lô hàng phát hiện trong năm 2013, tức là 1 năm tổng hợp một lần.
"Thậm chí thông tin đầu tiên Cục BTVT gửi cho chúng tôi về vụ này rất sơ sài, chúng tôi đề nghị cung cấp thêm thông tin trước đấy khoảng 10 ngày hay nửa tháng. Chúng tôi cũng đề nghị Cục BTVT cố gắng có chậm thì cũng nên gửi hàng tháng, thấy vi phạm thì thông báo ngay".
Nhiễm độc vượt ngưỡng cho phép 8-9 lần vẫn an toàn?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BTVT cho biết, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả chỉ gấp 2-3 lần mức cho phép.
"Đây là mức cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn", ông Hồng nói.
Tuy nhiên, theo văn bản đính kèm công thư của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản gửi cho Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Trung Quốc, nhiều sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép 8-9 lần.
Ví dụ, 25 tấn quýt tươi của công ty Guangxi Qiaosheng Import and Export (phát hiện ngày 22/11/2013) chứa dư lượng Propargite (dùng để diệt nhện) 24,4 mg/kg vượt mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) quy định là 3 mg/kg.
5 tấn quýt tươi khác cũng của công ty trên (phát hiện ngày 2/12/2013) chứa dư lượng Propargite 27,73 mg/kg vượt mức MRL quy định là 3 mg/kg.
Theo ông Hồng, mức độ nhiễm độc này chỉ để công bố cho nước xuất khẩu biết rằng họ vi phạm và có nguy cơ dẫn đến mất an toàn. Để kiểm tra xem có an toàn cho người tiêu dùng hay không người ta sử dụng chỉ số Daily Intex, một ngày có thể ăn bao nhiêu.
Ông dẫn chứng, khi một quả táo có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, một người ngày nào cũng phải ăn 70 quả táo thì mới mất an toàn. Chúng ta không thể ăn mỗi ngày bằng ấy táo được nên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe được.
"Nói thế để thấy mức người ta đưa ra để cảnh báo đang còn rất an toàn cho người sử dụng", ông Hồng trấn an.
Theo Đất Việt
30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu Theo Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện trong số trái cây Trung Quốc đang có mặt trên thị trường TP.HCM, có gần 30% bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, tập trung chủ yếu là 3 loại trái cây: quýt, lê và táo. Trái cây ngoại nhập vào TPHCM, chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ...