Hoa quả nhập khẩu: Vi phạm giật mình
“Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình”.
Cùng một loại hoa quả nhập khẩu nhưng mỗi nơi một giá, thậm chí còn chênh nhau 200.000 đồng/kg. Ảnh Minh Thư
Liên quan đến việc hoa quả nhập khẩu mỗi nơi một giá, mập mờ nguồn gốc, chất lượng, trao đổi với PV, ông Vũ Văn Hòa – Phó trưởng phòng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa, Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương cho rằng, người tiêu dùng khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Thưa ông, trái cây nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu giám sát như thế nào về chất lượng?
Ông Vũ Văn Hòa: Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNN ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục vật thể kiểm dịch thực vật quy định phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Như vậy theo quy định của Thông tư nêu trên trái cây nhập khẩu vào Việt Nam phải có trong danh mục cho phép nhập khẩu, trước khi làm thủ tục thông quan cơ quan kiểm dịch sẽ lấy mẫu để kiểm dịch tại phòng thí nghiệm vật gây hại, dư lượng hóa chất không được phép theo quy định.
Sau khi kiểm tra không có vi phạm sẽ được cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành, Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm giám sát chất lượng.
- Cơ quan quản lý có thường xuyên kiểm tra hoa quả nhập khẩu ở các siêu thị, cửa hàng hoa quả nhập khẩu không và có phát hiện vi phạm gì không?
Ông Vũ Văn Hòa: Hàng hóa lưu thông trên thị trường trong đó có hoa quả nhập khẩu được thường xuyên kiểm tra.
Chi cục quản lý thị trường các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, đối tượng kiểm tra có cả các siêu thị, các cửa hàng hoa quả.
Trong sáu tháng đầu năm 2014 lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 90.826 vụ, xử lý 48.6910 vụ vi phạm; tổng thu nộp ngân sách 202,76 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu 67,24 tỷ đồng trong đó có xử lý các hành vi vi phạm về lưu thông và buôn bán hoa quả nhập khẩu, trong khi kiểm tra đã phát hiện có một số vi phạm như việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hoa quả đang bày bán quá hạn sử dụng quy định, hàng có dấu hiệu kém về hình thức, chất lượng do vận chuyển, bảo quản không tốt.
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu về sai phạm chất lượng có thể lấy mẫu đưa đến cơ quan có thẩm quyền để giám định.
Video đang HOT
- Hoa quả nhập khẩu hiện mỗi nơi một giá, ví dụ cùng giới thiệu là táo Envy nhập khẩu nhưng siêu thị lớn ở Hà Nội bán dưới 100.000 đồng/kg, trong khi đó ở cửa hàng chuyên hoa quả nhập khẩu lại có giá gần 300.000 đồng/kg, tương tự với nho, cam Mỹ. Vì sao có sự chêch lệch quá lớn như vậy, liệu có điều gì bất thường ở đây không, thưa ông?
Ông Vũ Văn Hòa: Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao quản lý nhà nước về giá, Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về giá quy định tại các Điều 5, 8, 10, 12, 13, 14 và Điều 16 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Việc giá cả hoa quả nhập khẩu chêch lệch cần có sự trả lời của các cơ quan liên quan như Cục quản lý giá, Tổng cục hải quan…
Nếu có nghi ngờ gian lận về giá, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng… hoa quả nhập khẩu chúng tôi sẽ phản ánh và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xem xét.
- Là đơn vị quản lý, ông có nắm được giá hoa quả nhập khẩu như táo, nho, lê của Mỹ, Úc vào Việt Nam là bao nhiêu? Giá bán tại thị trường Việt Nam hiện nay có chêch lệch nhiều so với giá nhập không?
Ông Vũ Văn Hòa: Quản lý thị trường là lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Để nắm rõ hơn về giá hoa quả nhập khẩu cần liên hệ với Tổng cục hải quan, Cục quản lý giá.
Giá bán hoa quả trên thị trường phụ thuộc nhiều yếu tố như xuất xứ, chất lượng, các chi phí trong khâu lưu thông…
- Thưa ông, nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ có giá rẻ như hoa quả Trung Quốc ngoài chợ thế liệu có đảm bảo hay không? Điều đó có thể nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm không, khi mà hiện tượng “phù phép” trái cây ghi sai nguồn gốc để bán với giá cao không phải hiếm?
Ông Vũ Văn Hòa: Như tôi đã trả lời ở trên, hoa quả nhập khẩu bán tại các chợ dân sinh thường có chất lượng trung bình, nếu các đơn vị nhập khẩu hoa quả nhập được giá thấp cộng các chi phí nếu có lãi họ vẫn có thể bán với giá phù hợp với giá cả các loại hoa quả khác cùng loại.
Tuy nhiên không loại trừ có tập thể, cá nhân lợi dụng uy tín, chất lượng hoa quả nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ ghi sai nguồn gốc hoa quả để bán kiếm lời.
- Vậy theo ông người tiêu dùng phải làm thế nào để phân biệt được hoa quả nhập khẩu thật?
Ông Vũ Văn Hòa: Người tiêu dùng trước hết khi mua hoa quả nhập khẩu cần có hiểu biết nhất định về hoa quả định mua như đặc tính, mầu sắc, hình thức, xuất xứ…cần mua tại nơi bán có uy tín, địa chỉ rõ ràng.
Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình .
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Infonet
30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Theo Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện trong số trái cây Trung Quốc đang có mặt trên thị trường TP.HCM, có gần 30% bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, tập trung chủ yếu là 3 loại trái cây: quýt, lê và táo.
Trái cây ngoại nhập vào TPHCM, chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu- Ảnh TL
Chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu
Theo thống kê tại 3 chợ đầu mối ở TPHCM (Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền), số lượng trái cây Trung Quốc chiếm đến trên 90%, chủ yếu là quýt, lê, táo...
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM, cho biết hàng đêm tại mỗi chợ đầu mối đều được kiểm tra đầu vào, nhưng không phải kiểm tra hết tất cả các loại trái cây mà chỉ kiểm tra những loại trái cây nghi ngờ có dư lượng thuốc trừ sâu.
Thường mỗi đêm kiểm tra, lực lượng Chi cục bảo vệ thực vật lấy từ 5 dến 10 mẫu trái cây để xét nghiệm.
"Chúng tôi không thể nào lấy mẫu hết tất cả các loại trái cây, chỉ lấy mẫu những loại trái cây nghi ngờ hay nhận được phán ánh của người tiêu dùng về loại trái cây nào đó có vấn đề.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho biết thêm, hiện ngành bảo vệ thực vật đang đề xuất phương án lấy mẫu tập trung. Thay vì phải đi lấy mẫu mỗi đêm, tốn nhiều thời gian công sức, mỗi tháng tập trung lấy 8 đêm, mỗi đêm có thể lấy 30 mẫu để đảm bảo mỗi tháng cũng được khoảng 300 mẫu.
Theo ông Tiến, trái cây ngoại nhập vào Việt Nam, chỉ có trái cây Trung Quốc là phát hiện nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu với số lượng khoảng 30%, còn trái cây ở các quốc gia khác thì gần như không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Nhận định về điều này, ông Tiến cho rằng, do không được kiểm soát chặc chẽ quy trình sản xuất trái cây ở Trung Quốc.
"Trong quy trình sản xuất trái cây ở Thái Lan, từ dư lượng thuốc trừ sâu, chất lượng đến gắn nhãn mác.. được quy định và kiểm soát khá chặc chẽ. Trong khi đó, việc giám sát, kiểm tra trái cây ở Trung Quốc chưa được chặt chẽ, một phần do diện tích trái cây Trung Quốc lớn, dân cư đông", ông Tiến nói.
Có nguy cơ gây ung thư
"Có 3 cấp độ gây nguy hại ở thuốc trừ sâu là cấp tính, mạn tính và trường viễn. Đối với trái cây có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, nếu sử dụng thì khả năng sẽ gây bệnh cấp tính; còn ở trái cây nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu ở mức cho phép, người sử dụng vẫn không thấy bệnh tật gì, nhưng nếu sử dụng kéo dài, thời gian tích tụ thuốc trừ sâu trong cơ thể nhiều, nguy cơ gây ung thư là rất cao", ông Tiến cho biết.
Sở dĩ, Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu chưa vượt mức cho phép là do kiểm tra trễ, dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây đã giảm. Thời gian mà trái cây Trung Quốc qua cửa khẩu để vào Việt Nam rồi đến TPHCM thì dư lượng thuốc trừ sâu đã giảm đáng kể, vì thời gian mà thuốc trừ sâu tồn tại trong trái cây chỉ khoảng 5 đến 7 ngày.
Vấn đề đặt ra lúc này, nhà nước phải đưa ra những rào cản kỹ thuật để hạn chế, loại trừ trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu nhập vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xây dựng hàng rào kỹ thuật hiện nay là rất khó khăn, đòi hỏi phải có cơ sở khoa học. Vì khi loại bỏ bất cứ một hoạt chất nào trong trái cây, phải chứng minh được vì sao, hoạt chất đó độc hại như thế nào, dựa trên cơ sở khoa học nào...
"Nhiều khi biết được trái cây Trung Quốc có hoạt chất đó, nhưng chúng ta lại không có chất chuẩn để kiểm tra, nên kiểm tra hoài cũng phá không phát hiện ra; hoặc không biết trong trái cây Trung Quốc có hoạt chất gì, dù có chất chuẩn cũng không thể phát hiện được", ông Tiến cho biết.
Nhiều khi không biết trong trái cây Trung Quốc có hoạt chất gì, dù có chất chuẩn cũng không thể phát hiện được.
Hiện nay nhu cầu người tiêu dùng sử dụng trái cây Trung Quốc là khả lớn, một phần là do gia trái cây Trung Quốc giá rẻ.
Do đó, vấn đề trước mắt là các cửa khẩu phải kiểm soát chặt chẽ, đủ sức kiểm tra các hoạt chất có trong trái cây. Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng trái cây an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ, có chứng minh của cơ quan chức năng. Thay đổi thói quen chọn lọc trái cây của người dân.
Mới đây, 17 lô hàng gồm hàng trăm tấn với 8 loại nông sản Trung Quốc gồm quýt, nho, cam, táo, hồng, chanh, cà rốt và củ cải trắng đã bị cơ quan chức năng phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Trước tình hình trên, hiện nay các mặt hàng trái cây, rau, củ, quả Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM đã giảm mạnh sức tiêu thụ.
Theo Hồ Quang
Một thế giới
Cảnh báo 8 loại củ, quả Trung Quốc 17 lô hàng với 8 loại nông sản Trung Quốc gồm quýt, nho, cam, táo, hồng, chanh, cà rốt và củ cải trắng đã bị phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Những lô hàng này từ Trung Quốc đã được xuất khẩu sang Việt Nam thời gian qua và đều là những mặt hàng...