Hoa quả bán rong: Có thực “ngon, bổ, rẻ”?
Giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, nhiều loại trái cây được quảng cáo là “đặc sản các vùng, miền” nhưng giá rẻ, bày bán tràn lan trên lề đường khiến người tiêu dùng nhầm lẫn mua và sử dụng. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng và uy tín các mặt hàng nông sản trong nước, mất lòng tin của người tiêu dùng.
Giá rẻ bất ngờ
Trên nhiều tuyến đường lớn như đoạn Nguyễn Xiển – Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), đường Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai, Hà Nội)… các loại mận, đào, sầu riêng, thanh long, măng cụt, nho… được bày bán la liệt. Không khó để bắt gặp cả xe bán trái cây với đủ loại, đủ mức giá, dao động trong khoảng 20.000 – 80.000 đồng/kg tùy loại.
Tất cả đều được gắn mác giá rẻ nên hấp dẫn nhiều người. Các loại quả phổ biến nhất là đào có giá 20.000 đồng/kg, măng cụt 25.000 đồng/kg, cam 20.000 đồng/kg, nho Ninh Thuận giá 30.000 – 35.000 đồng/kg…
Nhiều loại trái cây bày bán bên lề đường không rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo phản ánh của nhiều người, hoa quả bên lề đường được chọn mua vì giá rẻ lại được gắn mác những địa danh, thương hiệu nổi tiếng hấp dẫn người mua dù chưa biết có đúng như vậy hay không. Khách mua hàng phần lớn là sinh viên hoặc người lao động thu nhập thấp. Theo quan sát của phóng viên, vào giờ tan tầm, những xe hoa quả có giá siêu rẻ này luôn tấp nập người mua kẻ bán, các phương tiện được dựng tràn lan lề đường gây ùn tắc giao thông.
Chị Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) – cho biết: “Sau khi tham khảo, giá bán hoa quả ở các xe hàng rong này chỉ rẻ bằng một nửa các sạp, quầy hoa quả. Các chủ xe hàng lưu động thì lý giải nguyên nhân giá bán rẻ vì bán ở lề đường không mất phí như ở cửa hàng hay trong chợ. Vì vậy, tôi cũng thường xuyên mua ở những xe hoa quả này”.
Video đang HOT
Thận trọng với nguồn gốc xuất xứ
Dừng hỏi mua đào ở một xe hàng trên đường Nguyễn Hữu Thọ, chủ hàng quả quyết đó là giống đào được trồng trên Sa Pa (Lào Cai) chứ không phải nhập từ Trung Quốc về. Tuy nhiên, các tiểu thương chuyên kinh doanh hoa quả và nhiều khách hàng đã mua đào tại Sa Pa cho biết, loại đào trơn bóng bán tràn lan đường phố không giống đào Sa Pa truyền thống. Quả đào Sa Pa có phần thịt cứng, giòn, vỏ ngoài có lớp lông mỏng. Bên cạnh đó, theo ghi nhận của phóng viên, thời điểm này, các loại trái cây như đào, mận Việt Nam đều đã vào cuối mùa thu hoạch nên ít xuất hiện trên thị trường.
Chưa kể, với nho được gắn mác Ninh Thuận, ông Nguyễn Văn Mọi (chủ của nhãn hiệu Nho Ba Mọi nổi tiếng Ninh Thuận) đã nhiều lần thẳng thắn – chia sẻ, nho Ninh Thuận bán tại vườn đã 30.000 đồng/kg nho đỏ trái nhỏ; 60.000-70.000 đồng/kg nho xanh quả dài nên không thể bán ở Hà Nội với giá chỉ 30.000 – 35.000 đồng.
Thực tế tại các chợ đầu mối như Long Biên, chợ đầu mối phía Nam, các loại trái cây đào, mận… được bày bán với số lượng lớn và hầu hết được đựng trong những thùng giấy in chữ Trung Quốc. Các loại trái cây này được bán với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/thùng 10 kg tùy thuộc vào kích cỡ, chất lượng trái cây. Không loại trừ khả năng, các loại trái cây này được nhập về từ chợ đầu mối, chia nhỏ cho các chủ xe hàng để bán cho những người tiêu dùng ham rẻ, không quan tâm nhiều đến xuất xứ hàng hóa và chứng nhận nguồn gốc sản phẩm.
Đánh vào tâm lý của khách hàng là ngon, bổ, rẻ nhưng với những “chợ hoa quả di động”, vấn đề chất lượng và độ an toàn cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Chưa kể, các xe trái cây dừng đỗ ở vỉa hè, lòng đường, nhất là vào giờ cao điểm gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả đã đạt 878 triệu USD, cao gấp rưỡi so với con số 601 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thứ hai sau Thái Lan, chiếm 19,6% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam, tương đương khoảng 172 triệu USD.
Nguyễn Mai – Thu Trang
Theo Congthuong
Tỷ giá USD/VND: Áp lực tăng từ thâm hụt thương mại?
Các chuyên gia SSI cho rằng, thông tin cán cân thương mại bị thâm hụt 1,01 tỷ USD lũy kế đến nửa đầu tháng 5/2019 có thể ảnh hưởng lớn đến diễn biến tỷ giá.
Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Theo số liệu vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, trong tuần từ ngày 20-24/5, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục tăng thêm 12 đồng lên mức 23.066 đồng/USD.
Đà tăng của tỷ giá trung tâm cũng kéo theo đà tăng trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể, tỷ giá giao dịch USD/VND tăng mạnh với mức tăng 80 đồng/USD trên ngân hàng, lên mức 23.335/23.455 và 90 đồng/USD ở thị trường tự do, lên mức 23.410/23.430.
Đánh giá nguyên nhân khiến tỷ giá tăng trong thời gian qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết, tỷ giá tăng trong những ngày qua chủ yếu do những thông tin mới gần đây về đàm phán thương mại Mỹ-Trung làm gia tăng quan ngại thị trường về khả năng xung đột thương mại quốc tế diễn biến tiêu cực.
Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng nhận định, việc đồng CNY tiếp tục giảm giá trong một số ngày từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động mạnh tới tâm lý thị trường ngoại tệ trong nước, từ đó gây áp lực tới tỷ giá.
Thực tế cũng cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 0,8%, trong khi USD/CNY đã tăng tới 2,5%.
Diễn biến cán cân thương mại và FDI
Còn theo các chuyên gia SSI, ngoài các nguyên nhân trên, thông tin cán cân thương mại nửa đầu tháng 5 của Việt Nam thâm hụt 1,85 tỷ USD khiến cho con số lũy kế từ đầu năm chuyển sang thâm hụt 1,01 tỷ USD cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá.
"Chúng tôi nhận thấy từ 2012 đến nay, tháng 5 luôn là tháng nhập siêu của Việt Nam, diễn biến vừa qua cũng chỉ theo chu kỳ nhập khẩu. Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu nên đây có thể coi là tín hiệu tích cực cho sản xuất và xuất khẩu của Việt nam trong tương lai gần" các chuyên gia của SSI bình luận.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của công ty này cũng nhận định nguồn cung ngoại tệ từ các thương vụ M&A cùng dự trữ ngoại hối hiện tại là đủ để bình ổn thị trường. Các yếu tố quốc tế cũng khó có thể diễn biến xấu hơn nên tỷ giá sẽ vẫn dao động trong mục tiêu kiểm soát từ đầu năm.
Đáng chú ý, trong số các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất thì máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn chỉ đứng thứ hai sau máy vi tính, sản phẩm và điện tử. Và riêng 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4,4 tỷ USD mặt hàng này từ Trung Quốc, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại một diễn biến liên quan, từ đầu năm đến ngày 20/5/2019, Trung Quốc đang đứng thứ tư về quốc gia có tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam (FDI), với khoảng 2,02 tỷ USD.
Theo vneconomy.vn
Hết cao điểm, ô tô nhập khẩu gấp gáp giảm tốc Mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm mạnh ngay sau khi vượt qua 2 tháng cao điểm của thị trường. Thị trường ô tô nhập khẩu đã hạ nhiệt sau Tết nguyên đán. Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về nước trong tháng 2.2019 chỉ vào khoảng 8.000 chiếc, ước...