Hòa Phát chỉ biết mua phải cổ phiếu bị thế chấp khi được CQĐT thông báo
Xoay quanh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đại diện Tập đoàn Hòa Phát khẳng định họ chỉ biết mua phải cổ phiếu bị thế chấp khi được CQĐT thông báo. Và đây cũng chính là nội dung chiếm phần lớn thời gian của ngày xét xử phúc thẩm thứ tư liên tiếp ở vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm (3-12).
Trả lời HĐXX phúc thẩm, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐTQ Tập đoàn Hòa Phát cho biết, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, năm 2012, tập đoàn này có chủ trương thu gọn ngành nghề sản xuất và kinh doanh. Khi ấy, ông Long thấy Tập đoàn Hòa Phát có cổ phần tại Công ty CP Bất động sản Hòa phát Á Châu, còn bị cáo Kiên có cổ phần ở Công ty CP Thép Hòa Phát. Do đó, ông Long muốn hoán đổi cổ phần, cổ phiếu với Nguyễn Đức Kiên và hai bên nhất trí.
Tại tòa, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát khẳng định chỉ biết cổ phiếu bị thế chấp khi QĐT thông báo
Trước câu hỏi, có biết vào thời điểm đàm phán và sau đó ký kết hợp đồng chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu thì số cổ phiếu này đang được thế chấp không, đại diện Tập đoàn Hòa Phát khẳng định là không biết. Sau đó, ông Long trình bày thêm thỏa thuận xong là hai bên thực hiện ngay. Và phải đến mãi sau này khi CQĐT đến làm việc về mối quan hệ làm ăn giữa Hòa Phát với bị cáo Kiên thì ông mới biết số cổ phiếu mà Tập đoàn Hòa Phát mua lại của Công ty ACBI đang được thế chấp tại Ngân hàng ACB.
Giải thích về việc Công ty CP Thép Hòa Phát là công ty con của Tập đoàn Hòa Phát, nhưng lãnh đạo tập đoàn lại không biết việc Công ty ACBI dùng cổ phiếu của Công ty CP Thép Hòa Phát đã thế chấp mang ra mua bán thì ông Long nhận lỗi: “Cái này là sơ xuất của anh Hà (ông Mai Văn Hà – Giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát – PV) vì không báo cáo với tập đoàn.
Trước đó, tại bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội xác định, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ABCI) vốn sở hữu hơn 22 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Thép Hòa Phát, nhưng đã dùng toàn bộ số cổ phiếu này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay ở Ngân hàng ACB. Sau khi thống nhất hoán đổi cổ phần với đại diện Tập đoàn Hòa Phát, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến bán 20 triệu cổ phiếu trong số cổ phiếu đã thế chấp cho Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát ( Công ty TNHH Thép Hòa Phát), cũng thuộc Tập đoàn Hòa Phát.
Thực hiện vụ mua bán cổ phiếu này, Công ty TNHH Thép Hòa Phát đã chuyển 264 tỷ đồng cho Công ty ACBI để được trở thành chủ nhân của 20 triệu cổ phiếu ở Công ty CP Thép Hòa Phát. Tuy nhiên, mặc dù đã trả tiền nhưng công ty TNHH Thép Hòa Phát vẫn không thể trở thành chủ sở hữu hợp pháp số cổ phiếu đã mua vì không được bên nhận thế chấp là Ngân hàng ACB chấp thuận.
Tương tự như Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Tuấn Dương – Tổng giám đốc tập đoàn này cũng cho biết, bản thân ông cũng tham gia đàm phán với bị cáo Kiên nhiều lần về việc mua bán cổ phiếu. Thế nhưng chưa khi nào ông Dương được bị cáo Kiên cho biết số cổ phiếu đem ra mua bán đang bị “phong tỏa”. Và cũng chỉ đến khi cơ quan công an điều tra vụ án thì Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát mới biết mua phải cổ phiếu không đủ điều kiện chuyển nhượng.
Mặc dù vậy, đại diện Tập đoàn Hòa Phát khẳng định hiện đã nhận lại toàn bộ số tiền mua cổ phiếu không thành từ ACBI. Quá trình điều tra, Công ty TNHH Thép Hòa Phát chỉ đề nghị cơ quan công an làm rõ việc này, chứ không tố cáo bị cáo Kiên lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng như hai vị lãnh đạo của mình, ông Kiều Chí Công – Giám đốc Công ty TNHH Thép Hòa Phát trước sau đều khẳng định quá trình thực hiện hợp đồng, ông không hề biết 20 triệu cổ phiếu đem ra mua bán lại không thể thực hiện được như ACBI cam kết.
Video đang HOT
Về phần mình, bị cáo Kiên cho rằng việc hoán đổi cổ phần giữa 2 tập đoàn là sự thật. Điều này được thể hiện bằng lời nói của chính bị cáo và ông Long ngay tại phiên tòa, từ cấp sơ thẩm. Khi đàm phán không ai nhắc đến việc cổ phiếu đang được dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 800 tỷ đồng của Công ty ACBI. Bị cáo Kiên cho rằng, việc ông Long biết tình trạng cổ phiếu như thế nào là lẽ đương nhiên vì Công ty CP Thép Hòa Phát là công ty con của tập đoàn này.
Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên lại cho rằng đại diện Tập đoàn Hòa Phát đương nhiên biết tình trạng của cổ phiếu
Đối với việc thực hiện hợp đồng, bị cáo Kiên khai: “Tôi là chủ tịch của ACBI nên tôi yêu cầu phía Hòa Phát gửi đề nghị mua cổ phiếu. Sau đó, tôi báo cáo HĐQT và bảo anh Thanh soạn thông báo gởi tới ACBS (Công ty TNHH Chứng khoán ACB, thuộc Ngân hang ACB-PV) đề nghị cho thay thế tài sản bảo đảm”. Việc thay thế này có được đồng ý không, HĐXX hỏi tiếp. Đáp lời, bị cáo Kiên cho biết: “Khi ấy, tôi đang ở nước ngoài thì nhận được phản hồi của Công ty ACBS là không đồng ý”.
Về việc chi tiêu số tiền 264 tỷ đồng do Công ty TNHH Thép Hòa Phát chuyển tới, Nguyễn Đức Kiên cũng phủ nhận việc đã chỉ đạo kế toán trưởng Công ty ACBI chi tiêu. Bởi theo bị cáo, thời điểm đối tác chuyển tiền vào tài khoản có nhận được tin nhắn của bị án Yến, nhưng bị cáo đã không có bất cứ chỉ đạo gì.
Trong quá trình trả lời thẩm vấn HĐXX, bị cáo Kiên liên tục cho rằng, việc mua bán cổ phiếu với Công ty TNHH Thép Hòa Phát là hoàn toàn hợp pháp. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng đã có những sai sót. Tuy nhiên, đó chỉ những sai sót bình thường trong quá trình thực hiện một hợp đồng thương mại. Hoàn toàn không có chuyện gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Trong phần xét hỏi tiếp theo xoay quanh hành vi lừa đỏa chiếm đoạt tài sản của cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hang ACB, các luật sư cũng đã tham gia thẩm vấn hàng loạt người liên quan với mục đích làm rõ hành vi của bị cáo Kiên có thỏa mãn tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay không. Trong đó, những người bào chữa cho bị cáo Kiên đã tập trung làm rõ tính pháp lý của bản hợp đồng mua bán cổ phiếu giữa Công ty ACBI với Công ty TNHH Thép Hòa Phát.
Theo_An ninh thủ đô
Bầu Kiên khẳng định không lừa bầu Long
Trả lời trước tòa vào sáng nay, bầu Kiên nói rằng, ông ta và ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - Cty Hòa Phát), Trần Tuấn Dương (Tổng giám đốc Cty Hòa Phát), đều đủ trình độ để "không ai lừa ai".
Dù nom khá mệt mỏi, song, khi thẩm phán đặt các câu hỏi, bầu Kiên tỏ ra rất tỉnh táo, thậm chí còn lập tức phản pháo
Sáng nay, TAND Tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), và 5 đồng phạm về tội Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong buổi xét xử sáng nay, bầu Kiên được HĐXX cho trình bày nội dung kháng cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, ông Kiên cho rằng, ông ta và ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - Cty Hòa Phát), Trần Tuấn Dương (Tổng giám đốc Cty Hòa Phát) đều đủ trình độ để "không ai lừa ai".
Ông Kiên dặn dò ông Long bình tĩnh nghe mình trình bày: "Có vấn đề gì các anh thấy quá căng thẳng với ngôn từ của tôi thì mong anh hiểu đó là ngôn ngữ pháp luật".
Ở phiên sơ thẩm, bị cáo Kiên bị quy kết với tư cách Chủ tịch HĐQT Cty ACBI chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Cty ACBI) ký hợp đồng thế chấp hơn 22,4 triệu cổ phần Cty Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng.
Đến đầu tháng 4/2012, thông qua hai lãnh đạo của Cty Hòa Phát (ông Long, Dương), bị cáo Kiên biết được Tập đoàn Hòa Phát có chủ trương tăng sở hữu vốn tại các công ty thành viên, trong đó có Cty Hòa Phát mà Cty ACBI đang sở hữu hơn 29 triệu cổ phần.
Theo đề nghị của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Cty Hòa Phát, ông Kiên đã đồng ý bán lại 20 triệu cổ phần Cty Hòa Phát với số tiền 264 tỷ đồng.
Sau đó, ông Kiên chỉ đạo Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng Cty ACBI) soạn thảo công văn để Trần Ngọc Thanh ký, gửi Ngân hàng ACB và Cty TNHH chứng khoán ACB (viết tắt Cty ACBS) để xem xét cho giải tỏa 20 triệu cổ phần nói trên đang thế chấp tại Ngân hàng ACB, cho khoản trái phiếu 800 tỷ đồng do Cty ACBI phát hành và bổ sung bằng 7,4 triệu (làm tròn) cổ phiếu Eximbank, tương đương 74 tỷ đồng.
Nhận được công văn trên, phía đại diện Cty ACBS đã trả lời bà Yến (qua thư điện tử) có nội dung: Tài sản đảm bảo còn thiếu, đề nghị Cty ACBI có phương án, kế hoạch bổ sung tài sản đảm bảo để có hướng xử lý. Ngay lúc đó, vị Kế toán trưởng đã báo cáo Nguyễn Đức Kiên, nhưng không được hướng dẫn phương án tháo gỡ.
Chính vì vậy, ngày 12/9/2012, lãnh đạo Ngân hàng ACB và các thành viên Ủy ban tín dụng đã họp bàn, thống nhất không đồng ý giải chấp theo đề nghị của Cty ACBI.
Mặc dù chưa được giải chấp số cổ phiếu trên, bầu Kiên vẫn chỉ đạo ông Thanh, bà Yến lập khống biên bản họp HĐQT, quyết định của HĐQT thể hiện chủ trương Cty ACBI bán 20 triệu cổ phần Cty Hòa Phát cung cấp cho Cty TNHH Một thành viên thép Hòa Phát, làm cho Cty này tin tưởng Cty ACBI đang quản lý và sở hữu 20 triệu cổ phần trên, chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp.
Vì thủ đoạn này, ngày 21/5/2012, ông Kiều Chí Công (Giám đốc Cty TNHH Một thành viên thép Hòa Phát) đã ký hợp đồng mua 20 triệu cổ phần, đồng thời chuyển 264 tỷ đồng cho Cty ACBI. Và ông Kiên bị quy kết chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.
Nói về nội dung cáo buộc nêu trên, theo lời khai của Nguyễn Đức Kiên tại tòa, quá trình tạm giam, chưa có quyết định khởi tố, bầu Kiên đã mong muốn gặp gỡ đại diện phía Cty Hòa Phát để làm rõ các mối quan hệ kinh tế.
"Với tôi, đây là mối quan hệ kinh tế, không cần thiết phải hình sự hóa" - Nguyễn Đức Kiên nói về giao dịch của Cty ACBI với Cty Hòa Phát.
"Cá nhân tôi cho rằng, Cty ACBI là doanh nghiệp bị hại. Chính Cty Hòa Phát đã chiếm đoạt tài sản của ACBI. Cty Hòa Phát không bị thiệt hại, do vậy không có chuyện khắc phục thiệt hại ở giao dịch này. Tôi và Hòa Phát cùng bị tai nạn trong vụ án này" - ông Kiên nhấn mạnh. Vừa dứt lời câu nói trên, ông Kiên không quên hướng về ông Long, Dương lên tiếng: "Mong hai anh hiểu đây là ngôn từ pháp luật".
Bầu Kiên bị một thành viên HĐXX cắt lời, nhắc nhở: "Đề nghị bị cáo tập trung vào nội dung kháng cáo ở tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không sa đà vào trình bày nội dung ở phần tranh luận".
"Bị cáo có thấy, việc dùng đang tài sản thế chấp để bán như vậy có đúng không?" - vị chủ tọa đặt câu hỏi. "Dạ không, bởi không có tài sản nào đang thế chấp ở đây, thưa HĐXX" - ông Kiên đáp.
"Tài sản đang bị phong tỏa đúng không" - một thành viên HĐXX truy vấn. "Thưa không, đây là tài sản đang được giao quản lý" - bị cáo Kiên đáp.
Để làm rõ hành vi lừa đảo, HĐXX cho gọi bị án Nguyễn Thị Hải Yến để làm rõ. Tuy nhiên, khá nhiều lần nữ thẩm phán đặt câu hỏi khó hiểu, buộc bà Yến phải đề nghị giải thích trước khi trả lời. Thậm chí, bà thẩm phán còn gọi nhầm "bị án" thành "bị cáo" vì bà Yến không có đơn kháng án tới tòa Phúc thẩm.
Khi được tòa hỏi về chủ sở hữu và quản lý số tài sản (20 triệu cổ phần), bị cáo Kiên không đưa ra câu trả lời mà chỉ nói: "Câu hỏi của ông thẩm phán sai nên tôi không thể trả lời". Ngay lúc này, thành viên HĐXX nhắc nhở bị cáo: "Việc câu hỏi đúng hay sai để mọi người phán xét, bị cáo không có quyền kết luận. Bị cáo chỉ có thể trả lời hoặc không trả lời".
Theo NTD
Bầu Kiên không tin bị Hòa Phát của bầu Long tố cáo Sáng 3/13, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) trình bày: "Tôi với anh Long và Dương là bạn bè nhiều năm, không có ý thức việc ai lừa ai. Trong suốt quá trình điều tra, trong các phần cung, tôi không tin Hoà Phát tố cáo tôi và tôi cũng không bao giờ tố cáo Hoà Phát". Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên)...