Hoa nở để tàn, người gặp để rẽ ngang…
Có những khoảng thời gian thất tình trong ngỡ ngàng làm mình khủng hoảng và bế tắc, chỉ vì quẩn quanh những ý nghĩ dối lừa bản thân, vì ta có lý do, vì hết duyên, không phận.
Nỗi buồn của mây trời thì để gió cuốn đi…
Điện thoại thì cứ phát đi phát lại một bài hát, còn mình thì ngồi nghĩ đi nghĩ lại về những chuyện xưa cũ. Nhiều lúc mình tự hỏi, nếu biết sẽ đi đến đoạn đường ngày hôm nay, thì trước đó mình có lựa chọn đặt chân lên không. Dĩ nhiên chỉ là ngồi nghĩ thôi, vì có hay không, đúng hay sai, mình cũng đã làm rồi. Và cũng không thể thay đổi được nữa.
Nỗi buồn bây giờ quẩn quanh và ở lại, mỗi khi mình nghĩ về hiện tại và tự vấn mình trong quá khứ. Thìđã từng có cô gái bất chấp ngông cuồng sống trọn vẹn từng phút, từng giây. Mình từng mơ ước một thanh xuân vui vẻ, những năm tháng rực rỡ vậy mà giờ chôn mình phải gắn trong những bức tường lạnh lẽo, đơn côi. Người ta thường hay nói nỗi buồn của mây trời thì để gió cuốn đi… Nhưng để nỗi buồn không đeo bám nữa thật không dễ dàng.
Hoa nở để tàn, người gặp để rẽ ngang…
Có những khoảng thời gian thất tình trong ngỡ ngàng làm mình khủng hoảng và bế tắc, chỉ vì quẩn quanh những ý nghĩ dối lừa bản thân, vì ta có lý do, vì hết duyên, không phận. Là về những chuyện yêu thương, những dỗi hờn xưa cũ, cả những chọn lựa của tuổi trẻ ngông cuồng, tin chắc vận mệnh hẳn sẽ đứng về phía mình. Nhưng, sau nhiều chuyện, câu trả lời của cuộc đời là không. Dường như mình đã có những suy nghĩ và cái nhìn sai lệch.
Cuộc đời như một hố sâu thăm thăm càng cố ngoi lên thì càng bị nuốt chững. Chỉ nên lưng chừng cho suy nghĩ vụng dại mà thôi. Muốn tìm cho một người để tâm sự, tìm một người lắng nghe về những nỗi buồn miên man này. Chắc đã qua những tháng ngày của tuổi trẻ có suy nghĩ nhiều đi chăng nữa cuối cùng cũng chỉ là một thoáng mây bay. Rồi tình chợt đến rồi vội vàng đi…
Biết đi đâu để tìm lại trái tim tràn trề yêu đương, tự do và đầy hy vọng. Tìm đâu nụ cười tỏa nắng say sưa của tuổi trẻ. Tìm đâu những những nhịp đập rộn ràng, những mông lung của yêu thương. Biết tìm nơi đâu…
Cần lắm cái nắm tay dìu nhau suốt những chặng đường, cần lắm những ánh mắt và cử chỉ trìu mến. Có trưởng thành đến đâu đi chăng nữa thì cũng cần một bờ vai. Người đi, người ở lại, người tan biến, người đổi thay cũng do cuộc đời vạn biến mà thôi.
Video đang HOT
Theo Guu
Chàng sinh viên khối A rẽ ngang thi đỗ khối C với 24 điểm
Nhờ ham đọc sách mà từ một học sinh khối A, Đỗ Trường Hùng bỏ ngang sang thi ĐH khối C vẫn đạt tới 24 điểm.
"Cậu chàng cuồng sách"
Đỗ Trường Hùng, quê ở Hưng Hà - Thái Bình hiện đang học năm 2 lớp Báo in K34A2, Học Viện Báo chí - Tuyên truyền vẫn hay được bạn bè yêu mến gọi là "Hùng cuồng sách".
Hùng tranh thủ mọi thời gian rảnh để đọc sách. Mỗi một ngày cậu giành ra ít nhất 2 tiếng, có khi lên tới 15 tiếng cho việc đọc sách.
Trong căn phòng trọ nhỏ bé với diện tích khoảng 12 m2, sách của Hùng xếp ở khắp nơi: trên tủ một vài chồng, trên bàn học vài chồng, trên chiếc giường ngủ vài chồng, thậm chí dưới sàn nhà cũng có vài chồng sách.
Hùng có niềm đam mê đặc biệt với các cuốn sách như Lịch sử Việt Nam bằng tranh, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sống mãi với thủ đô, Hoàng Lê Nhất thống chí...; các sách về văn hóa như Văn Hóa Việt Nam sử cương, Đất lề quê thói... Nhất là những cuốn sách sách Văn học Việt Nam và các tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng...
Để tiết kiệm ngân sách, dù rất muốn sở hữu sách mới, nhưng Hùng phải nén lòng tìm đến những hiệu sách cũ để tìm mua sách đã qua sử dụng. "Sách cũ nhưng kiến thức chẳng bao giờ cũ cả", cậu cười.
Sách lịch sử, văn hóa là đam mê đặc biệt của Hùng.
Chàng sinh viên năm thứ 2 cũng chia sẻ quan điểm của mình về sách: "Đối với mình, đọc sách không chỉ là giải trí mà là một thứ lao động, một công việc cần tư duy, cần động não và chắt lọc. Nếu đọc sách mà hời hợt thì bất quá đừng đọc làm gì cho... mất thời gian".
Hỏi Hùng chính xác cậu có bao nhiêu sách, Hùng chỉ cười trừ: "Tất cả thì mình không nhớ được. Vì phòng chật nên mình chuyển về nhà gần hết, hiện trong phòng có vài trăm cuốn thôi...".
Vài trăm cuốn sách, và phần nhiều là sách cũ - có lẽ với nhiều người con số này chẳng đáng là bao. Nhưng ít ai biết để sở hữu chúng, chàng trai này đã trải qua không biết bao bữa ôm bụng lép nhịn đói để dành tiền mua sách...
Sách giăng khắp nơi trong căn phòng trọ chật chội của Hùng.
Bố Hùng mất sớm, gia đình hiện chỉ còn mẹ và hai anh em trai. Người mẹ với 40 kg cơ thể gầy gò, ngày ngày trồng hoa mang ra chợ bán. Từ khi con trai lớn nhập học, mỗi tháng bà dành ra 1,2 triệu đồng gửi lên Hà Nội cho Hùng làm tiền sinh hoạt phí.
Trong số tiền ít ỏi đó, tiền phòng đã chiếm mất 800.000, tất cả các chi phí sinh hoạt ăn uống điện nước, đi lại, điện thoại... gói gọn trong vòng 400.000 còn lại.
Bạn học cùng lớp của Hùng kể, "Có nhiều lần, thấy sách hay không kiềm chế được, cậu ấy mua mất mấy trăm nghìn tiền sách, sau đó phải nhờ mẹ gửi ở quê ra mấy quả bí đỏ, luộc bí chấm mắm ăn với cơm từ đầu tháng đến cuối tháng luôn".
Dân khối A, thi khối C được 24 điểm
Ít ai biết trước khi là sinh viên trường báo, Hùng là dân chuyên khối A. Từng học Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị, nhưng khi hay tin bố mất, Hùng đã xin nghỉ học trở về nhà lo hương hỏa và đỡ đần việc nhà với mẹ.
Nhưng rồi sự ham học lại thôi thúc cậu quay lại với giảng đường, lần này Hùng quyết định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền với ước muốn trở thành một nhà báo giỏi.
"Từ khi đọc cuốn sách Không gia đình, mình cảm thấy yêu cuộc sống này hơn. Mình muốn trở thành một nhà văn, nhà báo để phản ánh cuộc sống và dùng ngòi bút của mình giúp đỡ người khác".
Kỳ thi ĐH năm 2014, Hùng giành được 24 điểm cho cả ba môn Văn - Sử - Địa, số điểm gây choáng cho tất cả bạn bè, thầy cô của cậu.
"Nhờ đọc sách mà mình có được tư duy của học sinh khối C đấy chứ. Từ kiến thức, từ phương pháp học cho đến văn phong... đều là tích lũy từ quá trình đọc sách trước đó cộng lại. Không đọc sách, chắc mình không đủ sức làm được điều đó đâu", Hùng chia sẻ.
Chàng sinh viên ham đọc đang ấp ủ ước muốn trở thành một nhà báo viết về lĩnh vực văn hóa - "Để giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của lịch sử, của những di tích, mọi người hiểu đươc văn hóa ứng xử với nhau, để ít đi tai nạn giao thông, chặt chém và xô xát nhau."
Với một phương pháp học hiệu quả và chăm chỉ đọc sách, rèn luyện bản thân qua các hoạt động đoàn, Hùng được hầu hết các thầy cô trong khoa biết đến, các bạn trong lớp khâm phục và ngưỡng mộ.
Dành nhiều thời gian để đọc sách, nhưng việc học tập của Hùng không hề bị ảnh hưởng. Kỳ học nào cậu cũng giành được học bổng của trường, sắp tới Hùng còn được nhận một suất học bổng của báo Quân đội nhân dân.
Nối gót người anh giỏi giang, em trai của cậu bạn là Đỗ Trường Mạnh cũng vừa giành được 26 điểm trong kì thi THPT quốc gia 2015, đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Niềm vui đến cùng nỗi lo gánh nặng lại đè lên vai người mẹ nghèo gầy gò và hai anh em mồ côi bố.
Thương mẹ, thương em, cách đây vài tuần Hùng đã kiếm việc làm thêm ở một quán net gần phòng trọ, để nhường cho em cả máy tính lẫn xe đạp. Với bản tính khó kiềm lòng với sách, thì những bữa cơm trắng với bí đỏ luộc có thể lại tái diễn nhiều lần trong cuộc đời sinh viên của chàng sinh viên nghèo này, nhưng "có hề gì đâu, gian nan tôi luyện nên người mà", Hùng nở nụ cười hạnh phúc.
Theo Liên Nguyễn/Tấm Gương/Tiền Phong
Tránh xe máy, xe buýt mất lái lật ngang Xe buýt chở hơn 20 hành khách mất lái, lật ngang trên dải phân cách sau khi tài xế tránh xe máy bất ngờ rẽ ngang đường. Vu tai nan xay ra tối 18-7, tại Quốc lộ 1 (đoạn qua đia ban xã Nghi Long, Nghi Lộc - Nghệ An). Theo một số người dân, xe buýt (chưa ro danh tinh tai xê)...