Hòa Ninh – “miền quê đáng sống” ở Đà thành
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) xã Hòa Ninh ( huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đã thực sự trở thành “miền quê đáng sống” với người dân nơi đây.
Hạ tầng làm “đòn bẩy”
Ông Lê Đức Thương – Chủ tịch UBND xã Hòa Ninh cho biết, Hòa Ninh đã về đích NTM năm 2015, nhưng những năm qua địa phương luôn xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí. Đặc biệt, các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường… luôn đầu tư nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân và phát triển địa phương.
Quê hương Hòa Ninh đổi thay mạnh mẽ sau 10 năm xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trần Hậu
Video đang HOT
Xác định cơ sở hạ tầng là “đòn bẩy”, tạo đột phá trong phát triển kinh tế của xã, hàng năm Hòa Ninh đã huy động hàng chục tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn được đầu tư hoàn thiện. Đường giao thông nông thôn là đường bê tông thâm nhập nhựa với mặt đường từ 3-5m và 7,5m, đảm bảo ôtô đi lại thuận tiện.
“Trong 10 năm qua, Hòa Ninh đã nhựa hóa được 13km đường liên xã đạt tỷ lệ 100%, đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa 17km và đã nhựa hóa 100% đường giao thông liên thôn với chiều dài 15km và đến nay 22,3km đường giao thông kiệt hẻm cũng đã đầu tư, đảm bảo sạch, đẹp. Hệ thống giao thông nội đồng đã bê tông 100%, đáp ứng nhu cầu sản xuất, vận chuyển nông sản, hàng hóa của người dân địa phương…” – ông Thương chia sẻ.
Ngoài ra, trường học, trạm y tế, các thiết chế văn hóa… cũng đã được địa phương quan tâm đầu tư. Nhờ đó, bộ mặt làng quê Hòa Ninh ngày càng văn minh, hiện đại, trở thành “miền quê đáng sống” cho người dân.
Theo ông Thương, giai đoạn 2016 – 2020, bên cạnh tiếp tục thực hiện nâng chất các tiêu chí NTM, xã thực hiện xây dựng các thôn kiểu mẫu. Đến nay hai thôn An Sơn, Mỹ Sơn đã cán đích thôn kiểu mẫu NTM. “Từ khi triển khai thực hiện bộ tiêu chí thôn kiểu mẫu NTM, người dân ở thôn tham gia rất tích cực, tự nguyện tham gia ngày công, hiến hàng nghìn m2 đất để mở rộng đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa… Cái được lớn nhất vẫn là người dân đã thay đổi tư duy, nhận thức trong phát triển kinh tế gia đình gắn với bảo vệ môi trường, thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm. Đường làng rộng rãi, điện đường chiếu sáng ban đêm, môi trường sạch sẽ… Những điều đó làm cho người dân trong thôn ai cũng hài lòng” – ông Nguyễn Nhường – Trưởng thôn An Sơn nói.
Nhiều mô hình kinh tế mới cho hiệu quả
Theo ông Thương, thời gian qua, trên địa bàn xã đã hình thành nhiều mô hình sản xuất mới giúp cho bà con nhân dân có thu nhập ổn định như: Mô hình trồng rau công nghệ cao, trồng hoa dạ yến thảo, lan mokara, sản xuất dược liệu nghệ vàng và đinh lăng của Công ty CP dược Danapha… Trong đó, mô hình trồng bưởi da xanh đang cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Toàn xã có hơn 150 hộ trồng bưởi da xanh, với diện tích hơn 40ha, trong đó nhiều hộ nhờ trồng bưởi da xanh mà thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Hiện xã Hòa Ninh cũng chọn sản phẩm bưởi da xanh để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bên cạnh đó, Hòa Ninh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại”. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển sản xuất, nhất là những ngành có lợi thế như: Sản xuất vật liệu xây dựng, gỗ, cơ khí, chế biến nông sản, nhà hàng, quán ăn…
Đặc biệt, xã đã phối hợp với cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ triển khai khu công nghiệp Hòa Ninh, điểm dừng chân bán hàng lưu niệm cho khách du lịch… Nâng cấp, sửa chữa các hạng mục tại chợ Hòa Ninh đảm bảo văn minh thương mại, an toàn thực phẩm. Tập trung triển khai xây dựng mô hình điểm về buôn bán các mặt hàng tại thôn An Sơn cho khách du lịch…
Cẩm Khê (Phú Thọ): Vỡ đập Đầm Thìn khiến nhiều hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Khoảng 7h ngày 28/5, đập thủy lợi Đầm Thìn tại xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ bị vỡ khiến nhiều hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng phải sơ tán khẩn cấp.
Đập thủy lợi Đầm Thìn tại xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê bị vỡ khiến nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Thu Hường - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Cẩm Khê cho biết: Hồ Đầm Thìn có sức chứa khoảng 600 nghìn m3 nước, được đưa vào sử dụng năm 2010 có diện tích hơn 15ha mặt nước, phục vụ nước tưới cho 128ha vụ chiêm và 72ha vụ mùa. Bước đầu kiểm tra được biết, đoạn đập bị vỡ có chiều dài khoảng 5m khiến 17 hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng do vỡ đập cần phải di dời.
Khi xảy ra sự cố, ông Bùi Minh Châu - Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ đã có mặt tại hiện trường, chỉ đạo công tác khắc phục và yêu cầu các ngành chức năng liên quan khẩn trương tìm ra nguyên nhân, đồng thời tìm phương án, xây dựng kế hoạch xử lý khẩn cấp ngay sau khi nước rút trong hồ đập, trong thời gian nhanh nhất.
Hiện tại, tỉnh Phú Thọ đã tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm; huy động nhân lực bảo đảm tài sản và thu hoạch hoa màu cho nhân dân.
EVN làm rõ thông tin tiền lương lãnh đạo tăng tới 37% trong năm nay Trên cơ sở đánh giá, phân tích và cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính quý I/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng kế hoạch tiền lương mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế. EVN đã xây dựng kế hoạch tiền lương mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế. Ảnh: Nguyễn Thanh....